Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành sử dụng kháng sinh của người dâncủa người dân

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến sử dụng thuốc kháng sinh của người dân xã quang lãng, phú xuyên, hà nội năm 2019 (Trang 71 - 86)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUKẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành sử dụng kháng sinh của người dâncủa người dân

3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức sử dụng thuốc kháng sinh Bảng 3.19. Mối liên quan giữa kiến thức sử dụng kháng sinh với giới tính

Kiến thức

Giới tính Nam Nữ

Bảng 3.19 cho thấy, có sự khác biệt giữa Giới tính với kiến thức về

SDKS của người dân. Tỷ lệ ĐTNC có giới tính Nam có khả năng có kiến thức đạt về SDKS là 59,6%, trong khi tỷ lệ ĐTNC có giới tính Nữ có kiến thức đạt là 53,5%. (Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p>0,05).

Bảng 3.20. Mối liên quan giữa kiến thức sử dụng kháng sinh với tuổi Kiến thức

Tuổi

Dưới 35 tuổi

Từ 35 – 59 tuổi Từ 60 tuổi trở lên

Bảng 3.20 cho thấy, có sự khác biệt giữa nhóm tuổi với kiến thức về SDKS của người dân. Khác biệt giữa nhóm dưới 35 tuổi và nhóm từ 35-59 tuổi với

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa kiến thức sử dụng kháng sinh với trình độ

Kiến thức

Trình độ học vấn

Từ THPT trở lên Dưới THPT

Bảng 3.21 cho thấy, có sự khác biệt giữa TĐHV với kiến thức về SDKS của người dân. Tỷ lệ người có TĐHV từ THPT trở lên có kiến thức đạt về SDKS là 68,9% trong khi những người có TĐHV dưới THPT có kiến thức đạt là 40,3%. (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05).

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa kiến thức sử dụng kháng sinh với nghề nghiệp Kiến thức

Nghề nghiệp Cán bộ

Khác

Bảng 3.22 cho thấy, có sự khác biệt giữa nghề nghiệp với kiến thức về SDKS của người dân. Tỷ lệ người có nghề nghiệp là cán bộ có kiến thức đạt về SDKS là 97,4% trong khi những người làm ngành nghề khác có kiến thức đạt là 50,7% (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05).

Bảng 3.23. Mối liên quan giữa kiến thức sử dụng kháng sinh với điều

Kiến thức Điều kiện

kinh tế Khá trở lên

Trung bình trở xuống

Bảng 3.23 cho thấy có sự khác biệt giữa ĐKKT của ĐTNC với kiến thức về SDKS. Tỷ lệ người có ĐKKT từ khá trở lên có kiến thức đạt về SDKS là 58% trong khi những người có TĐHV dưới THPT có kiến thức đạt là 42% (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05).

Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức sử dụng kháng sinh với nguồn thông tin từ cán bộ y tế địa phương

Kiến thức Tiếp cận

từ CBYT

Không

Bảng 3.24 cho thấy có sự khác biệt giữa nguồn cung cấp thông tin từ CBYT địa phương với kiến thức về SDKS của người dân. Tỷ lệ người được cung cấp thông tin từ CBYT địa phương có kiến thức đạt về SDKS là 60,4%

trong khi những người nghe thông tin từ những nguồn khác có kiến thức đạt là 36,8% (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05).

52

Bảng 3.25. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến kiến thức về sử dụng kháng sinh theo mô hình hồi quy đa biến (n=400)

Yếu tố liên quan

Giới tính Nam Nữ

Trình độ học vấn PTTH trở lên Dưới PTTH Nghề nghiệp Cán bộ công chức Khác

Điều kiện kinh tế Khá trở lên

Trung bình trở xuống Nguồn tiếp cận từ cán bộ y tế địa phương

Có Không Nhóm tuổi Dưới 35 so với

với 60 tuổi trở lên Từ 60 tuổi trở lên

Thang Long University Library

53

Bảng 3.29 Phân tích hồi quy đa biến xác định được các yếu tố: trình độ học vấn, nghề nghiệp, nguồn tiếp cận từ cán bộ y tế địa phương và nhóm tuổi có liên quan với kiến thức SDKS.

Cùng giới tính, điều kiện kinh tế, nghề nghiệp, nguồn tiếp cận từ cán bộ y tế địa phương và cùng nhóm tuổi, đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn từ THPT trở lên có khả năng có kiến thức về SDKS cao hơn 1,86 lần so với những người có trình độ học vấn dưới THPT. Khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Cùng giới tính, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, nguồn tiếp cận từ cán bộ y tế địa phương và cùng nhóm tuổi, đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp là cán bộ công chức có khả năng có kiến thức về SDKS cao gấp 22,17 lần so với những người có nghề nghiệp khác. Khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Cùng giới tính, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, nghề nghiệp và cùng nhóm tuổi, đối tượng nghiên cứu được tiếp cận với nguồn thông tin từ cán bộ y tế địa phương có khả năng có kiến thức đúng về SDKS cao hơn gấp 2,5 lần những người không được tiếp cận. Khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Cùng giới tính, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, nghề nghiệp, nguồn tiếp cận từ cán bộ y tế địa phương, ĐTNC là người trẻ (dưới 35 tuổi) khả năng có kiến thức đúng về SDKS cao gấp 3,37 lần với nhóm người già (từ 60 tuổi trở lên). Nhóm người trung tuổi (từ 35 đến 59 tuổi) có khả năng có kiến thức đúng về SDKS cao gấp 2,86 lần với nhóm người già (từ 60 tuổi trở lên). Khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Thực hành

Giới tính Nam Nữ

Bảng 3.26 cho thấy có sự khác biệt giữa giới tính với thực hành về SDKS của người dân. Tỷ lệ ĐTNC có giới tính nam có khả năng thực hành đạt về SDKS là 40,4%, trong khi ĐTNC có giới tính nữ có khả năng thực hành đạt là 46,2% (sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p>0,05).

Bảng 3.27. Mối liên quan giữa thực hành sử dụng kháng sinh với trình độ

Thực hành Trình độ

học vấn PTTH trở lên Dưới PTTH

Bảng 3.27 cho thấy có sự khác biệt giữa trình độ học vấn với thực hành về SDKS của người dân. Tỷ lệ người có trình độ học vấn từ PTTH trở lên có khả năng thực hành đạt về SDKS là 57,9%, trong khi những người có trình độ học vấn dưới THPT có khả năng thực hành đạt về SDKS là 29,8% (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05).

Thang Long University Library

Bảng 3.28. Mối liên quan giữa thực hành sử dụng kháng sinh với nghề nghiệp Thực hành

Nghề nghiệp Cán bộ

Khác

Bảng 3.28 cho thấy có sự khác biệt giữa nghề nghiệp với thực hành về SDKS của người dân. Tỷ lệ người ở nhóm nghề khác như nông dân, công nhân, nội trợ, buôn bán có khả năng thực hành đạt về SDKS là 39,9%, trong khi ĐTNC làm cán bộ, công nhân viên chức có khả năng thực hành đạt về SDKS là 87,2% (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05).

Bảng 3.29. Mối liên quan giữa thực hành sử dụng kháng sinh với điều

Thực hành Điều kiện

kinh tế Có Không

Bảng 3.29 cho thấy có sự khác biệt giữa điều kiện kinh tế với thực hành về SDKS của người dân. Tỷ lệ người dân có điều kiện kinh tế từ khá trở lên có khả năng thực hành đạt về SDKS là 49,7%, trong khi những người có điều kiện kinh tế từ trung bình trở xuống có khả năng thực hành đạt về SDKS là 21,6% (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05).

Bảng 3.30. Mối liên quan giữa thực hành sử dụng kháng sinh với tuổi Kiến thức

Tuổi

Dưới 35 tuổi

Từ 35 – 59 tuổi Từ 60 tuổi trở lên

Bảng 3.30 cho thấy, có sự khác biệt giữa nhóm tuổi với thực hành SDKS của người dân. Khác biệt giữa nhóm dưới 35 tuổi và nhóm từ 35-59 tuổi với nhóm từ 60 tuổi trở lên. Tỷ lệ người dân thuộc nhóm tuổi trẻ dưới 35 tuổi có khả năng thực hành đạt về SDKS rất cao là 83,3%, những người trung tuổi (từ 35- 59) có khả năng thực hành đạt về SDKS là 51,3%, và nhóm người già (từ 60 tuổi trở lên) có khả năng thực hành đạt về SDKS là 40,7%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 3.31. Mối liên quan giữa thực hành sử dụng kháng sinh với nguồn

Thực hành Tiếp cận

Từ CBYT

Không

Thang Long University Library

Bảng 3.31 cho thấy có sự khác biệt giữa nguồn cung cấp thông tin từ CBYT địa phương với thực hành về SDKS của người dân. Người được cung cấp thông tin từ CBYT địa phương có khả năng thực hành đạt về SDKS là 47,6% trong khi những người nghe thông tin từ những nguồn khác có khả năng thực hành đạt về SDKS là 33,3% (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05).

Bảng 3.32. Mối liên quan giữa thực hành sử dụng kháng sinh với kiến

Thực hành

Kiến thức SDKS Đạt

Không đạt

Bảng 3.32 cho thấy có sự khác biệt giữa kiến thức SDKS với thực hành về SDKS của người dân. Người có có kiến thức đúng về SDKS có khả năng thực hành SDKS đạt là 64,7% trong khi những người không có kiến thức đúng về SDKS chỉ có khả năng thực hành đúng về SDKS là 19,6% (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05).

58

Bảng 3.33. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến thực hành về sử dụng kháng sinh theo mô hình hồi quy đa biến

Yếu tố liên quan Giới tính

Nam Nữ

Trình độ học vấn PTTH trở lên Dưới PTTH Nghề nghiệp Cán bộ công chức Khác

Điều kiện kinh tế

Không

Nguồn tiếp cận từ cán bộ y tế địa phương

Không Nhóm tuổi

Trên 60 so với dưới 35

Trên 60 so với 35-59

Trên 60 tuổi

Không đạt

Thang Long University Library

59

Bảng 3.33 Phân tích hồi quy đa biến đã phân tích được: nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, nhóm tuổi và kiến thức SDKS là các yếu tố liên quan với thực hành SDKS.

Cùng giới tính, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, nguồn tiếp cận từ cán bộ y tế địa phương, cùng nhóm kiến thức SDKS và nhóm tuổi, ĐTNC là cán bộ công chức có khả năng thực hành đúng về SDKS cao hơn 3,21 lần so với những người làm nghề khác. Khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Cùng giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nguồn tiếp cận từ cán bộ y tế địa phương, cùng nhóm kiến thức SDKS và nhóm tuổi, ĐTNC có điều kiện kinh tế ở mức khá trở lên có khả năng thực hành đúng về SDKS cao hơn 2,07 lần những người có điều kiện kinh tế ở mức trung bình trở xuống. Khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Cùng giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, nguồn tiếp cận từ cán bộ y tế địa phương, cùng nhóm kiến thức SDKS, ĐTNC trong nhóm người trẻ (dưới 35 tuổi) có khả năng thực hành đúng về SDKS cao hơn 7,35 lần nhóm người già (từ 60 tuổi trở lên). ĐTNC trong nhóm người trung tuổi (từ 35 đến 59 tuổi) có khả năng thực hành đúng về SDKS cao hơn 4,7 lần nhóm người già (từ 60 tuổi trở lên). Khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Cùng giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, nguồn tiếp cận từ cán bộ y tế địa phương, cùng nhóm tuổi, ĐTNC có kiến thức đạt về SDKS có khả năng thực hành đúng về SDKS cao hơn 5,18 lần nhóm người có kiến thức không đạt về SDKS. Khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến sử dụng thuốc kháng sinh của người dân xã quang lãng, phú xuyên, hà nội năm 2019 (Trang 71 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w