* Kênh thông tin đối tượng nghiên cứu tìm hiểu về kiến thức sử dụng kháng sinh
Bảng 3.2 cho thấy kênh thông tin được người dân biết về thuốc kháng sinh nhiều nhất là qua ti vi (80,8%), cán bộ y tế địa phương là (78,3%) và bạn bè người thân (73,8%), đài phát thanh 42,3%, internet (34,5%) và thấp nhất là qua báo chí (27%). Tiếp cận thông tin về thuốc và sử dụng thuốc trong đó thông tin về SDKS là một yếu tố quan trọng trong việc phòng bệnh, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của người dân. Khi người dân được tiếp cận đầy đủ thông tin về thuốc KS, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định… thì họ sẽ có kiến thức để sử dụng thuốc một cách hợp lý, an toàn và hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tiếp cận với thông tin về thuốc kháng sinh của người dân đã được nâng cao và rất dạng (Bảng 3.2). Nguồn thông tin trực tiếp và quan trọng mà người dân tiếp cận là từ CBYT địa phương chiếm tỉ lệ khá cao (78,3%), sự chia sẻ từ người thân và bạn bè 73,8%, và qua các phương tiện truyền thông đại chúng như tivi 80,8%, đài phát thanh 40,2%...
Do điều kiện kinh tế, trình độ học vấn, đặc thù nghề nhiệp, thời gian và thói quen sinh hoạt đã ảnh hưởng đến hình thức mà người dân cập nhật thông tin, kiến thức kịp thời từ đó có những nhận thức và thực hành đúng đắn về việc sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý. Trong đó CBYT là nguồn truyền thông tin trực tiếp đóng vai trò tư vấn SDKS an toàn, hợp lý quan trọng nhất. CBYT là những người có chuyên môn, trình độ và uy tín nên cần phải tăng cường, nâng cao trình độ năng lực và vai trò của CBYT trong việc hướng người dân đến SDKS an toàn, hợp lý.
Thang Long University Library
61
* Lý do sử dụng kháng sinh của người dân
Bảng 3.3 cho thấy, hầu hết ĐTNC cho rằng thuốc KS để điều trị bệnh ho (97%); bệnh mụn nhọt (71,3%); gần một nửa đối tượng sử dụng trong bệnh tiêu chảy (48,8%); một số ít không biết (0,5%). Có 66,8% cho rằng thuốc KS chữa bệnh cảm lạnh, cảm cúm. Nguyên nhân gây cúm thường là do virus.
Dùng kháng sinh khi bị cúm hay cảm lạnh đều là không đúng nếu như không bị bội nhiễm vi khuẩn. Số người trả lời kháng sinh để điều trị cảm lạnh và cảm cúm lại chiếm tỷ lệ khá cao (66,8%). Tương tự ho không phải là bệnh mà là phản xạ giúp đào thải vi khuẩn, virus, chất nhầy ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi. Ho có thể là triệu chứng của cảm lạnh thông thường hoặc là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiêu phế quản hoặc viêm phổi. Khi ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng các hoạt động của con người vẫn diễn ra bình thường, không nôn ói thì chỉ cần uống nhiều nước, ăn trái cây tươi, ăn cháo hoặc súp và theo dõi nhiệt độ cơ thể. Thuốc kháng sinh cũng cần thiết trong điều trị tiêu chảy nhưng chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sỹ vì không phải trong trường hợp nào cũng dùng KS để điều trị. Kiến thức sai về SDKS đã dẫn đến thực hành SDKS không đúng. Đây là một trong những nguyên nhân gây kháng thuốc kháng sinh tại cộng đồng.
* Căn cứ của người dân về quyết định sử dụng kháng sinh
Bảng 3.4 cho thấy đa số ĐTNC cho rằng nên tin tưởng quyết định của bác sĩ (85,3%) và nên theo lời khuyên của người bán thuốc là 14%, theo kinh nghiệm của bản thân và lời khuyên của bạn bè, người thân chiếm tỷ lệ thấp nhất lận lượt là (0,5%) và (0,2%) khi SDKS.
Việc tin tưởng và làm theo hướng dẫn của bác sỹ là một yếu tố quan trọng giúp cho người dân có được cái nhìn cũng như thực hành đúng trong SDKS hợp lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số người dân đã có kiến thức
đúng khi cho rằng nên SDKS theo hướng dẫn của bác sỹ. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Trịnh Ngọc Quang (93,8%) [21], của Cao Thị Mai Phương (88,2%) [20], cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Tiến (71,4%) [23]. Sự khác biệt này có thể giải thích do khác nhau về địa bàn, TĐHV, quá trình tiếp cận đối tượng và cách phỏng vấn của người nghiên cứu. Tuy nhiên vẫn còn nhiều đối tượng cho rằng nên SDKS theo lời khuyên của người bán thuốc hoặc theo kinh nghiệm bản thân. Như vậy việc SDKS phải theo hướng dẫn của thầy thuốc vẫn chưa được phổ biến tới một số bộ phận người dân trong cộng đồng dẫn đến thiếu kiến thức về SDKS hợp lý. Cần có sự phối hợp phòng truyền thông với TYT các xã triển khai tuyên truyền, phát thanh, phát tờ rơi,… giải thích rõ cho người dân hiểu lý do vì sao phải thực hiện theo lời khuyên của bác sỹ, từ đó tăng kiến thức của người dân trong cộng đồng.
* Kiến thức của người dân về địa điểm mua thuốc kháng sinh
Bảng 3.6 cho thấy 54,3% ĐTNC cho rằng nên mua thuốc KS tại hiệu thuốc, nhà thuốc có đăng ký, 14,5% cho rằng nên mua ở phòng khám tư và có 31% người dân cho rằng nên mua ở những nơi khác (nhà thuốc bất kỳ, nơi người dân thấy tin cậy).
Việc người dân lựa chọn địa điểm nào để mua thuốc cũng một phần nói lên kiến thức và niềm tin của họ. Kết quả được thể hiện ở cho thấy có tới 54,3% trả lời mua thuốc kháng sinh tại các hiệu thuốc, nhà thuốc có đăng kí.
Đó là địa điểm mua thuốc KS đúng quy định thể hiện người dân đã biết mua thuốc ở đâu là tốt nhất. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ có kiến thức chưa đúng về địa điểm mua thuốc. Kết quả này thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Trang (95,7%) [24], của Nguyễn Văn Tiến (78,8%) [23]về tỷ lệ mua thuốc kháng sinh tại cac hiệu thuốc, nhà thuốc. Như vậy vẫn còn một bộ phận rất lớn người dân chưa nhận thức đúng về địa điểm mua thuốc kháng sinh, đòi hỏi trong thời gian tới địa phương đặc biệt là
Thang Long University Library
63
ngành y tế cần có những biện pháp quản lý cũng như truyền thông, giáo dục nhằm giảm thấp và loại bỏ dần những kiến thức sai lệch về sử dụng thuốc KS.
* Lưu ý khi mua thuốc kháng sinh của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.7 cho thấy phần lớn ĐTNC cho rằng nên lưu ý về hạn sử dụng khi mua KS (64%), tên thuốc (68,3%), hạn sử dụng (64%), hàm lượng thuốc (58%), giá tiền (64%). Tuy nhiên vẫn còn nhiều ĐTNC cho rằng cần quan tâm đến thuốc nội, thuốc ngoại (59%). Đây là những vấn đề người dân cho là cần lưu ý khi mua thuốc KS. Như vậy đa số người dân cho rằng nên quan tâm đến hạn sử dụng khi mua thuốc KS (64%). Thuốc quá hạn có thể chứa độc tính, hoạt chất của thuốc theo thời gian có thể sẽ chuyển sang một hoạt chất hóa học khác xa với hợp chất ban đầu và những hợp chất này sẽ sinh độc tính cao.
Hiện nay một số người đã có thói quen tốt khi mua thuốc lưu ý rất kĩ hạn sử dụng, từ chối mua nếu thuốc đó có hạn sử dụng quá gần, không thể trữ ở nhà lâu dài. Việc quan tâm tới chỉ đinh/chống chỉ định cũng là một thói quen đúng. Người dân cần quan tâm đối tượng nào được và không được sử dụng loại thuốc này. Bên cạnh đó là một bộ phận người dân quan tâm đến vấn đề thuốc nội, thuốc ngoại chiếm 59%. Người dân cho rằng thuốc ngoại, thuốc đắt tiền thì chất lượng sẽ tốt hơn thuốc nội, sẽ mau khỏi bệnh hơn trong khi việc có khỏi bệnh hay không lại chủ yếu phụ thuộc vào sự tuân thủ đúng chỉ định về cách dùng, liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.
* Thời gian sử dụng kháng sinh đối với những bệnh nhiễm khuẩn thông thường
Qua số liệu biểu đồ 3.1, ĐTNC cho rằng nên SDKS từ 3 ngày trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (70,3%), dưới 3 ngày chiếm 21,8% và không biết chiếm tỷ lệ thấp nhất (8%).
Đối với các bệnh nhiễm khuẩn thông thường, KS là một loại thuốc điều trị đặc hiệu nếu biết SDKS đúng cách, trong đó việc tuân thủ đúng thời gian
SDKS là vô cùng quan trọng. Theo nghiên cứu của chúng tôi, đa số người dân đã biết nên SDKS từ 3 ngày trở lên (70,2%), kết quả này cao hơn kết quả của Nguyễn Văn Tiến (68,1%) [23] của Cao Thị Mai Phương (62,4%) [20] và của Trịnh Ngọc Quang (53,2%) [21]. Như vậy đa số người dân đã có kiến thức đúng về thời gian SDKS đối với các bệnh thông thường: ho có sốt, tiêu chảy, mụn nhọt…Tuy nhiên tỷ lệ người dân chưa có kiến thức đúng về thời gian SDKS còn khá cao (29,8%) bởi vì trên thực tế, sau khi SDKS được 2-3 ngày thì các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm và họ cho rằng bệnh đã khỏi. Hơn nữa một số người dân cho rằng SDKS rất có hại đối với sức khỏe, đặc biệt là trẻ em: có hại đến đường ruột, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ,
…nên khi các triệu chứng thuyên giảm thì ngừng dùng thuốc ngay. Đây chính là thói quen SDKS không đúng cách và là nguyên nhân gây ra hiện tượng kháng kháng sinh ngày càng cao. Để thay đổi thói quen này trong cộng đồng, công tác truyền thông giáo dục cần tích cực được đẩy mạnh giúp người dân thay đổi suy nghĩ và các thói quen về thời gian sử dụng thuốc, nâng cao kiến thức đúng về SDKS cho người dân.
* Kiến thức đúng về đối tượng cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh Bảng 3.10 cho thấy, hầu hết ĐTNC cho rằng đối tượng PNCT/cho con bú,trẻ em dưới 5 tuổi và Dị ứng với thuốc cần thận trọng khi SDKS (lần lượt là 97,5%; 72% và 70%); cho rằng người bị bệnh mạn tính và người cao tuổi chiếm tỷ lệ thấp lần lượt là 48,5%, 46,5%).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ người dân cho rằng cần thận trọng khi SDKS đối với trẻ em dưới 5 tuổi (72%), cao hơn kết quả của Nguyễn Văn Tiến (65,1%) [23], của Nguyễn Thị Hải Hà (54,3%) [11] và thấp hơn kết quả của Nguyễn Thị Quỳnh Trang (93,6%) [24], chênh lệch kết quả trên có thể do nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên tất cả các nhóm tuổi trong khi nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Trang là trên các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về SDKS ở trẻ nhỏ nên không chú ý đến các đối tượng khác.
Thang Long University Library
65
Tỷ lệ người dân thận trọng với phụ nữ có thai và đang cho con bú trong nghiên cứu của chúng tôi là 97,5% cao hơn rất nhiều so với kết quả của Nguyễn Văn Tiến là 64% [23], của Nguyễn Thị Hải Hà (49,2%) [11]. Sự khác biệt về sinh lý đối với các trường hợp: trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú, đều có ảnh hưởng đến dược động học của KS. Những thay đổi bệnh lý: miễn dịch, bệnh gan, bệnh thận nặng có thể làm giảm rõ rệt chuyển hóa và bài xuất thuốc gây tăng một cách bất thường nồng độ kháng sinh có thể dẫn tới ngộ độc và tăng tác dụng phụ của kháng sinh. Kháng sinh là một trong những thuốc có nguy cơ gây dị ứng rất cao, do đó đối với những người có cơ địa dị ứng cần hết sức thận trọng khi SDKS, đặc biệt là khi dùng KS qua đường tiêm.
* Kiến thức chung về sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý và hiệu quả Kết quả nghiên cứu (biểu đồ 3.2) cho thấy: người dân đã có kiến thức đúng về SDKS an toàn hợp lý (55,25%) và tỷ lệ người dân chưa đạt kiến thức SDKS chiếm 44,75%.
Kết quả này thấp hơn với kết quả của Nguyễn Văn Tiến (65,6%) [23], của Nguyễn Thị Hải Hà (67,8%) [11] và của Nguyễn Thị Quỳnh Trang (62%)
[24] chứng tỏ nhận thức của người dân về SDKS giữa các địa phương có nhiều sự khác biệt. Kiến thức là thành phần quan trọng trong thay đổi hành vi của con người, muốn có được thực hành đúng trong SDKS thì việc nâng cao nhận thức về SDKS an toàn, hợp lý, hiệu quả là tất yếu. Do đó công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức đến người dân cần được chính quyền địa phương cũng như ngành y tế quan tâm và thực hiện lồng ghép với các hoạt động khác để đạt hiệu quả cao nhất.
Thuốc kháng sinh là con dao hai lưỡi, một mặt nếu sử dụng đúng sẽ đem lại hiệu quả, mặt khác nếu sử dụng thuốc không hợp lý sẽ để lại hậu quả rất nặng nề. Vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh an toàn, hợp lý hiện nay là rất cần
thiết, nhưng trước hết để có được hành vi đúng thì kiến thức của người dân về SDKS phải đúng và đầy đủ. Đó là những hiểu biết về sử dụng thuốc theo đúng đơn của bác sỹ, về cách dùng, về mua KS ở những cơ sở hợp pháp, và dùng KS phải đúng liều, đúng lúc, đủ thời gian,…theo nguyên tắc sử dụng KS.
4.1.2. Thực hành sử dụng kháng sinh của người dân
* Thực hành mua thuốc kháng sinh của người dân
Qua việc phỏng vấn 400 đối tượng có vai trò nắm được thông tin sử dụng thuốc KS cho bản thân và các thành viên hộ gia đình, chúng tôi thấy có 400 người bị ốm phải dùng đến thuốc kháng sinh để điều trị trong 6 tháng tính đến thời điểm được điều tra chiếm 100% đối tượng được phỏng vấn.
Bảng 3.11 cho thấy tỷ lệ người dân đã mua thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc, nhà thuốc bất kỳ chiếm tỷ lệ cao nhất (45,3%), mua ở phòng khám tư nhân là 26,5% và người dân mua thuốc kháng sinh ở hiệu thuốc, nhà thuốc có đăng ký 27,8%.
Tỷ lệ người dân đã mua thuốc KS ở các hiệu thuốc, nhà thuốc bất kỳ (45,3%) và phòng khám tư nhân (26,5%) là 71,8 % cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tiến (19,9%) [23] và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Hường và Trịnh Hữu Vách [13] mua thuốc là ở quầy thuốc tư là (46,2%) và của Nguyễn Thị Hải Hà là (81%) [11].
Trong khi đó tỷ lệ người dân mua thuốc KS tại nhà thuốc và hiệu thuốc có đăng ký thấp 27,8% thấp hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tiến (80,1%) [23], của Đặng Thị Hường và Trịnh Hữu Vách, nơi mua thuốc là trạm y tế (47,6%) [13] và cao hơn của của Nguyễn Thị Hải Hà 19% [11].
Qua so sánh số liệu chênh lệch về tỷ lệ địa điểm người dân mua thuốc kháng sinh có thể đánh giá như sau, nghiên cứu của Đặng Thị Hường và Trịnh Hũu Vách được thực hiện từ năm 2005 so với nghiên cứu của tôi (2019)
Thang Long University Library
67
và của Nguyễn Thị Hải Hà (2019), của Nguyễn Văn Tiến (2017) cách nhau hơn 10 năm. Khoảng thời gian đó các quầy thuốc tư nhân chưa phát triển như thời điểm hiện tại. Hiện nay người dân dễ dàng mua thuốc kháng sinh, đặc biệt ở các đô thị lớn như Hà Nội. Điều đó cũng lý giải tại sao người dân mua thuốc tại các hiệu thuốc tư nhân trong kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Hà tại phường Phú Diễn, Bắc Từ Liêm lại rất cao (81%) [11].
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi chưa có kiến thức đúng trong việc lựa chọn nơi mua thuốc KS khi bị bệnh.
Địa điểm mua thuốc kháng sinh quyết định một phần không nhỏ về chất lượng thuốc, những lưu ý hay chỉ dẫn của người bán thuốc cũng quyết định thái độ của ĐTNC trong việc SDKS.
Khi mua thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc của người bán thuốc là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị bệnh sao cho hiệu quả nhất. Bảng 3.12 cho thấy có 100% số đối tượng đã yêu cầu người bán thuốc hướng dẫn thông tin về thuốc. Điều này cho thấy người dân đã biết quan tâm đến tình trạng sức khỏe của mình cũng như cách sử dụng thuốc sao cho hợp lý, an toàn và hiệu quả. Người bán thuốc có vai trò quan trọng trong việc cung cấp hiểu biết về bệnh và thuốc cho người dân vì thế họ cần phải là những người có kiến thức sâu rộng, có chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.
* Thực hành sử dụng kháng sinh theo đơn của bác sĩ
Qua biểu đồ 3.3 cho thấy, người dân sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sỹ chỉ chiếm 66,3% và không SDKS theo đơn chiếm 33,6%.
Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tiến (65,9%) [23] và cao hơn kết quả của Đặng Thị Hường và Trịnh Hữu Vách (51%) [8], của Nguyễn Thị Hải Hà (44%) [11], thấp hơn kết quả của Nguyễn Thị Hường (70,4%) [14]. Hiện nay, các điều kiện kinh tế-xã hội tại địa