Một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sinh trưởng của cây sachi (plukenetia volubilis l ) trồng tại xã hòa khương huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 21 - 25)

1.2. Tổng quan về cây Sachi

1.2.7. Một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.2.7.1. Công trình nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, Sachi (còn gọi là đậu sao vì quả có hình ngôi sao) được đưa từ nước ngoài về trồng thử từ năm 2012. Kết quả trồng thử bước đầu cho thấy cây sinh trưởng phát triển bình thường, thu quả lứa đầu sau khi trồng 6 - 8 tháng, hiện chưa thấy xuất hiện sâu bệnh gây hại. Nhưng tại Ninh Bình hiện nay đã xuất hiện một số cây có biểu hiện vàng lá, một số cây rụng lá và chết khô, khi bới gốc thấy bộ rễ bị hỏng nên cần tìm hiểu nguyên nhân do bệnh hay do thiếu nước, thiếu dinh dưỡng hoặc do nhiệt độ quá cao. Mặc dù được xem là loại cây có giá trị kinh tế cao và có thể sinh trưởng phát triển tốt tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay những nghiện cứu về cây Sachi ở nước ta vẫn rất hạn chế chưa có những nghiên cứu sâu sắc về thành phân hóa học, quy trình nhân giống và đánh giá về mặc di truyền của các giống đậu núi đang được trồng tại nước ta. Do đó, cần có những nghiên cứu chi tiết hơn đặc biệt là khâu sản xuất cây giống chất lượng cao.

Nguyễn Thị Trâm, Nguyễn Thị Bích Hồng, Nguyễn Thế Hùng, Phạm Thị Ngọc Yến, Đoàn Thu Thủy (2015), nghiên cứu về một số đặc điểm sinh trưởng phát triển và hàm lượng axit béo trong dầu Sachi (Plukenetia volubilis L.) trồng tại Gia Lâm, Hà Nội.

Kết quả trồng khảo nghiệm bước đầu cho thấy tỉ lệ sống của cây Sachi đạt 99%, bắt đầu ra hoa sau 3 - 5 tháng trồng, 6 - 8 tháng là cho thu hoạch quả, loại cây này khá hợp với Việt Nam. Cây chịu được cả sương muối, lạnh, nóng. Tất cả đều sinh trưởng tốt, tỷ lệ ra quả đạt 99% [8].

Nguyễn Thế Huấn và các cộng sự đã nghiên cứu tại đại học nông lâm Thái Nguyên với đề tài “Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cây Sachi tại Thái Nguyên”.

Kết quả ban đầu xác định được GA3 nồng độ 30ppm xử lý tăng tỉ lệ nẩy cho hạt Sachi là tốt nhất; Khả năng sinh trưởng của Sachi là khác nhau ở các mật độ trồng khác nhau.

Khả năng sinh trưởng của cây Sachi trên đất bằng tốt hơn đất dốc; Khả năng sinh trưởng của cây Sachi là khác nhau khi bón các phân bón khác nhau [8].

Đỗ Tiến Vinh và các cộng sự đại học Nguyễn Tất Thành đã nghiên cứu đề tài

“Nghiên cứu nâng cao tỉ lệ ra hoa cái trên cây Đậu Núi (Plukenetia volubilis L.)” bằng cách dùng hoocmon thực vật với các tỉ lệ và liều lượng khác nhau để nâng cao tỉ lệ hoa cái và khả năng tạo quả của cây Sachi [25].

1.2.7.2. Công trình nghiên cứu nước ngoài

Trên thế giới, cây Sachi đã được quan tâm nghiên cứu từ khá lâu với các nghiên cứu về thành phân dinh dưỡng và dược liệu như công bố của Hamaker và các cộng sự (1992) dầu Sachi có hàm lượng axit béo không bão hòa cao khoảng 93%. Trong đó, khoảng 45,2% là axit αlinolenic (omega 3) và 36,8% là axit linolenic (omega 6)

(Follegatti và cộng sự, 2009) là các axit béo thiết yếu mà cơ thể con người không tự tổng hợp được và cần thiết được bổ sung vào. Những axit béo là tiền chất của prostaglandin, thromboxane và prostacyclins là một nhóm các chất có liên quan trong việc điều chỉnh huyết áp, nhịp tim, giãn nở mạch máu, đông máu, tính toàn vẹn của màng tế bào, phản ứng miễn dịch, hệ thống thần kinh trung ương và ức chế của tập tiểu cầu [34].

Theo kết quả nghiên cứu Sathe (2002), khi nghiên cứu đặc tính sinh hóa của protein hòa tan trong dịch chiết dầu sacha inchi đã xác định được thành phần albumin chứa trong dịch chiết từ sacha inchi (IPA) chiếm khoảng 25% (w/w) và chiếm 31% trong tổng số protein có trong hạt. IPA là một loại protein dụ trữ 3S bao gồm hai polypeptide glycosylated, với trọng lượng phân tử ước tính 32800 (MW) tương ứng 34.800 Da. IPA có hàm lượng đường ước tính 4,8% (+/- 0,92%) , là một protein cơ bản và chứa tất cả các axit amin thiết yếu với số lượng đủ khi so sánh với FAO / WHO khuyến cáo cho một người trưởng thành. Các tryptophan của IPA là cao bất thường (44 mg /g chất đạm), trong khi phenylalanine là thấp (9 mg / g chất đạm). IPA là một protein dễ tiêu hóa trong ống nghiệm [37].

Trong khi đó Maria và cộng sự vào năm 2003 đã khảo sát đặc tính của dầu Sacha Inchi bằng dầu quang phổ FTIR và 1H NMR so sánh với dầu hạt lanh. Cho thấy dầu Sacha Inchi có mức độ bão hòa cao. Từ tỉ lệ giữa độ hấp thụ của các olefin liên kết đôi CH cis tại 3010,5 cm-1 và đến methylene kéo dài đối xứng ở 2855,1 cm-1. Tỉ lệ không bão hòa đơn, không bão hòa đa, và các nhóm axit bão hòa đã được dự đoán từ các tần số IR, và đây là những kết quả phù hợp và các giá trị thu được có thể định lượng bằng GC. Xác định tỉ lệ tương đối của các nhóm acyl khác nhau. Trong Sacha Inchi có sự hiện diện của các nhóm acyl γ-linolenic mang lại giá trị cao. Một so sánh cũng đã được thực hiện giữa các thành phần của sacha Inchi và dầu hạt lanh. Cả hai loại dầu này đều quan trọng cho sức khỏe nhóm n-3 acyl linolenic, sacha Inchi chứa tỉ lệ cao của nhóm n-6 axit linoleic [31].

Bondioli và Bella (2006) cũng phân tích thành phần của dầu Plukenetia Volubilis từ Peru cho thấy. Các hạt Plukenetia Volubilis thuộc họ của Thầu dầu Euphorbiaceae, trồng ở một số nước Nam Mĩ có alpha linolenic acid hơn 50% có giá trị trong phòng ngừa đột qụy về tim mạch. Cần thiết trong giai đoạn bổ sung cho cơ thể và phát triển trí não giảm tỉ lệ trầm cảm ở phụ nữ. Đây là loại nguyên liệu quan trọng để sản xuất các loại thuốc cũng như thực phẩm chức năng phòng, chống ô xi hóa trên cơ thể con người [27].

Blanka và cộng sự (2007) cho biết cây Sachi có tiềm năng kinh tế rất cao, có thể thích nghi với nhiều loại địa hình và đất khác nhau. Bên cạnh những loại cây có giá trị

kinh tế cao có xuất xứ từ khu vực amazon thì Sachi là loại cây hứa hẹn mạng lại những kết quả bất ngờ và không thể không quan tấm đến. Hạt sacha Inchi rất giàu dầu (35 - 60%) và protein (27%). Dầu có chứa hàm lượng cao các axit béo không bão hòa (linoleic, linolenic) và rất giàu vitamin A và E. Sacha Inchi có thể cải thiện sức khỏe con người giai đoạn phát triển và phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Mặc dù các thành phần giá trị của sacha Inchi rất cao như còn thiếu các thông tin cho người dân nên chưa được trồng phổ biến [30].

CAI (2011) nghiên cứu điều khiển quá trình ra hoa giảm khả năng quang hợp, kích thích quá trình tăng trưởng và tăng năng suất của Sacha Inchi. Khảo sát sự thay đổi giai đoạn ra hoa của Sacha Inchi trong thời gian 8 tháng dưới sự thay đổi của cường độ ánh sáng (20%, 52%, 75% và 100% ánh sáng mặt trời). Cho thấy Sacha Inchi là loài đòi hỏi ánh sáng cao. Kỹ thuật hoãn ngày ra hoa ban đầu và giảm các cơ quan khác của cây tác động tốt đến năng suất quả; quá trình quang hợp không phụ thuộc nhưng các yếu tố bổ sung có vai trò quan trọng tác động vào giai đoạn bắt đầu ra hoa và đặc điểm hình thái của hoa [27].

Nghiên cứu khả năng chống oxy hóa và kháng sinh của các chiết xuất từ lá Sacha Inchi của Ana và cộng sự (2013). Phân tích thành phần hóa học của lá bằng cách sử dụng các dung dịch chiết suất khác nhau như: methanol, ethanol, chloroform và hexane.

Kết quả sắc ký cho thấy sự hiện diện của các hợp chất phenolic, steroids, và terpenoıdes.

Hơn nữa, các chất chống oxy hóa cũng tồn tại trong dòng tế bào phân tích. Sự tồn tại của axit ascorbic và một thành phần trong các chất chiết xuất có thể giảm khả năng phát triển của các tế bào ung thư gây chết tế bào thông qua con đường apoptosis. Mặt khác, các chất chiết xuất hexane và dịch chiết kích thích sự tăng sinh tế bào 3T3 [28].

Souza và các cộng sự (2013). Nghiên cứu những tiềm năng của thành phần acid béo thiết yếu và tocopherols trong hạt và vỏ Sacha Inchi. Nghiên cứu này khảo sát các thành phần acid béo, tocopherols trong vỏ cây Sacha Inchi bằng cách sử dụng phân tích đa biến. Hàm lượng lipid trong hạt cao (48,5%) so với vỏ (1,2%). Về thành phần các acid béo, cả hai bên đều tương tự, và tỉ lệ phần trăm của các axit béo bão hòa thấp có tác dụng chống xơ vữa. Đáng chú ý là các α-tocopherol trong vỏ cây, được coi là nguyên nhân chủ yếu chuyển hóa của vitamin E [38].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sinh trưởng của cây sachi (plukenetia volubilis l ) trồng tại xã hòa khương huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)