Ảnh hưởng của của phân bón đến sinh trưởng của cây Sachi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sinh trưởng của cây sachi (plukenetia volubilis l ) trồng tại xã hòa khương huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 56 - 97)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN

3.3. Khảo sát ảnh hưởng các yếu tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng của cây Sachi trồng trong tự nhiên tại xã Hòa Khương

3.3.3. Ảnh hưởng của của phân bón đến sinh trưởng của cây Sachi

Khi trồng ngoài môi trường tự nhiên, cây Sachi S18 chịu tác động tổng hợp và đồng thời của nhiều nhân tố sinh thái khác nhau như ánh sáng, nhiệt độ, nước, đất…

cũng như của một số nhân tố hữu sinh khác. Dinh dưỡng là một nhân tố sinh thái quan trọng, quyết định đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây. Để nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây Sachi S18, chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm với 4 loại phân bón khác nhau. Kết quả ảnh hưởng của phân bón đến khả năng sinh trưởng của cây Sachi trồng ngoài tự nhiên tại xã Hòa Khương (tính đến thời điểm bắt đầu ra hoa) được trình bày ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng sinh trưởng Sachi S18 trồng ngoài tự nhiên tại xã Hòa Khương

Loại phân bón Khả năng sinh trưởng

Chiều dài thân chính (cm)

Số cành cấp 1 (cành)

Số lá (lá)

Thời gian sinh trưởng PB1

(Chỉ bón lót ở giai đoạn đầu)

265.90b 4,67d 79,77d 91,13c

PB2 (DAVYSOL)

435.07a 8,20c 132,3c 75,83b

PB3 (HAKAPHOS)

445.40a 9,80b 157,57b 73,80b

PB4 (GROGREEN)

446.37a 12,93a 193,40a 69,00a

Ghi chú: Các số liệu được lấy sau 70 ngày trồng cây từ bầu, trừ thời gian sinh trưởng được tính từ lúc trồng bầu cây đến lúc ra hoa đầu tiên.

Các chữ số khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở p< 0,05 Sau khi phân tích phương sai một yếu tố, các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng như chiều dài thân chính, số cành cấp một, số lượng lá, thời gian từ lúc trồng đến lúc ra hoa (thời gian sinh trưởng) trong các công thức thí nghiệm khác nhau có sự khác biệt

qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 95%. Khi dùng phân bón GROGREEN với thành phần dinh dưỡng 20%N; 20%P2O5; 18%K2O + TE (PB4) cho kết quả sinh trưởng tốt nhất. Ở công thức đối chứng (PB1) chỉ bón lót mà không bón thúc, chiều dài thân chính lúc bước sang giai đoạn phát triển chỉ đạt 265,90 cm và ở 3 công thức phân bón còn lại (PB2, PB3, PB4) chiều dài cây có sự khác biệt rõ so với công thức PB1 chỉ bón lót.

Trong 3 loại phân bón đó, công thức PB4 (GROGREEN) chiều dài thân chính là cao nhất 446,37.

Cành cùng với thân chính tạo nên bộ khung của cây, cành mang lá, hoa và là bộ phận gián tiếp góp phần tăng năng suất ở Sachi S18. Khả năng phân cành sớm hay muộn, nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng giống, biện pháp kĩ thuật và các yếu tố sinh thái tác động. Kết quả thí nghiệm ở bảng 3.9 còn thể hiện rõ sự ảnh hưởng của phân bón đến khả năng phân cành. Khi có dùng phân bón thúc ở các thí nghiệm (PB2, PB3, PB4) cho số cành cấp 1 cao hơn và có sự sai khác ý nghĩa ở mức 95% so với PB1 (đạt 4,67 cành/cây). Số cành đạt cao nhất đạt 12,93 cành/cây ở giai đoạn thu hoạch khi dùng phân bón GROGREEN. Điều này được giải thích, trong cùng điều kiện sinh thái giống nhau nhưng dung dịch dinh dưỡng PB 4 với hàm lượng N cao hơn đã tác động tích cực đến sự phân cành của cây Sachi S18. Theo Lê Văn Bé (2007), phân đạm (N) thúc đẩy sự sinh trưởng của thân, lá, tạo nhiều lóng, cành trên thân [1].

Sachi S18 thuộc loại cây lấy hạt là chủ yếu nên sự ra hoa là quá trình sinh lý, sinh hóa quan trọng, đánh dấu bước chuyển biến từ giai đoạn sinh trưởng qua giai đoạn phát triển. Tổng thời gian sinh trưởng trước khi cây ra hoa cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của cây. Từ bảng 3.9 cho thấy thời gian ra hoa ở các thí nghiệm có sự khác nhau. Cụ thể ở PB1 (chỉ bón lót) thời gian từ lúc trồng cho đến khi ra hoa đực đầu tiên cần 91,13 ngày. Trong khi đó ở các thí nghiệm được cung cấp chất dinh dưỡng (PB2, PB3, PB4) thời gian từ lúc trồng đến lúc ra hoa giảm đi đáng kể, thậm chí ở PB4 chỉ còn 69 ngày.

Từ đó chúng ta có thể nhận định định, việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây và là tiền đề để sự phát triển diễn ra theo đúng đặc điểm sinh học của giống loài. Trong 4 công thức phân bón trên thì PB4 (GROGREEN) với thành phần dinh dưỡng 20%N; 20%P2O5; 18%K2O + TE cho kết quả sinh trưởng tốt nhất.

3.4. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sự phát triển, năng suất của cây Sachi trồng tại xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang-Đà Nẵng

3.4.1. Ảnh hưởng của loại đất trồng đến khả năng ra hoa, tạo quả và hạt của cây Sachi

Với 4 loại đất trồng khác nhau khi cùng chế độ nước tưới và phân bón, cây Sachi sinh trưởng tốt nhất trên LĐ4 (đất thịt pha sét và limon). Tuy nhiên sinh trưởng tốt chưa chắc đã phát triển, tạo năng suất cao. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục đánh giá khả năng phát triển, năng suất của cây Sachi khi trồng trên 04 loại đất khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các loại đất trồng đến khả năng tạo quả và hạt của cây Sachi S18

Loại đất Thời gian

bắt đầu ra hoa cái

Năng suất/cây Số quả

(quả)

Số hạt (hạt)

Khối lượng (gam) LĐ1 Đất cát pha 101,13d 9,73d 40,67d 61,80d LĐ2 Đất thịt pha cát 86,03c 16,43c 73,27c 111,43c LĐ3 Đất thịt pha sét 83,83b 19,5b 90,93b 135,03b LĐ4 Đất thị pha sét và limon 79,27a 20,73a 99,63a 146,23a

Ghi chú: Số lượng hạt thu hoạch trong thời gian từ 30/11 đến 30/12 Các chữ số khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở p< 0,05

Sau khi phân tích phương sai một yếu tố, các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng như thời gian từ lúc trồng đến lúc ra hoa cái, số quả, số hạt, khối lượng hạt trên 1 cây, trong các công thức thí nghiệm khác nhau có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 95%. Từ kết quả ở bảng 3.11 cho thấy, loại đất trồng: đất thịt pha sét và limon, cây Sachi đạt tối ưu nhất về số quả, số hạt trên cây và cho năng suất 146,23 gam/cây (thời gian thu hoạch 1 tháng). Với loại đất trồng LĐ3, cây Sachi cho năng suất 135,03 gam/cây tương ứng 360 kg/cây/tháng. Với LĐ2, cây cho năng suất 111,43 gam/cây tương ứng 297 kg/cây/tháng. Với LĐ1, cây cho năng suất thấp nhất 61,8 gam/cây tương ứng 164 kg/cây/tháng

LĐ1 LĐ2 LĐ3 LĐ4 Hình 3.10. Cây Sachi ra hoa ở các loại đất khác nhau

So với năng suất trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hồng và các cộng sự khi trồng cùng chủng loại tại Quỳnh Phụ, Thái Bình cho năng suất 245 kg/ha/tháng [8], chúng ta nhận thấy năng suất ở cả 3 loại đất: Đất thịt pha cát, đất thịt pha sét, đất thịt pha sét và limon tại xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng là cao hơn.

Trong đó loại đất thịt pha sét và limon là cao nhất.

3.4.2. Ảnh hưởng của chế độ nước tưới đến khả năng ra hoa, tạo quả và hạt của cây Sachi

Nước tưới là nhân tố luôn cần thiết cho mọi giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Kết quả ảnh hưởng của chế độ nước tưới đến khả năng ra hoa, tạo quả và hạt của cây Sachi được trình bày ở bảng 3.12.

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến khả năng tạo quả và hạt của cây Sachi S18

Chế độ nước tưới

Thời gian bắt

đầu ra hoa cái Năng suất/cây

Số quả (quả) Số hạt (hạt) Khối lượng (gam)

NT1 92,52ab 13,07c 47,6c 72,20c

NT2 95,81c 23,93a 92,87a 140,60a

NT3 93,80b 24,23a 94,13a 142,40a

NT4 90,92a 19,67b 78,43b 118,80b

NT 1 (1 lần/ngày,0,5L/lần/gốc ) NT 2 (2 lần/ngày,0,5L/lần/gốc2)

NT 3 (1 lần/ngày, 1L/lần/gốc) NT 4 (2 lần/ngày, 1L/lần/gốc) Ghi chú: Số lượng hạt thu hoạch trong thời gian từ 30/11 đến 30/12 Các chữ số khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở p< 0,05

Sau khi phân tích phương sai một yếu tố, các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng như thời gian từ lúc trồng đến lúc ra hoa cái, số quả, số hạt, khối lượng hạt trên 1 cây, trong các công thức thí nghiệm khác nhau có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 95%. Qua bảng 3.12 lượng nước tưới 1 lần/ ngày, 1 lít trên gốc (NT3) cho số lượng quả và số lượng hạt nhiều hơn các công thức khác. Về mặt lí thuyết, năng suất ở mỗi công thức thí nghiệm như sau: Với công thức NT1 cho năng suất trên 1 cây trung bình 72,20 gam tương ứng 192 kg/ha; Với công thức NT2 cho năng suất trên 1 cây trung bình 140,60 gam/cây tương ứng 375 kg/ha; Với công thức NT3 cho năng suất trên 1 cây trung bình 142,40 gam/cây tương ứng 380 kg/ha; Với công thức NT4 cho năng suất trên 1 cây trung bình 118,80 gam/cây tương ứng 316 kg/ha.( Ước đạt 3.792 kg/ 1ha/năm)

So sánh với năng suất trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hồng và các cộng sự khi trồng cùng chủng loại tại Quỳnh Phụ, Thái Bình cho năng suất 245 kg/ha/tháng [8]thì lượng nước tưới ở cả 3 công thức (NT2, NT3 và NT4) đều cao hơn. Riêng với công thức nước tưới 1 (với lượng tưới 1 lần/ngày,0,5L/lần/gốc) tuy không ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây Sachi ở các chỉ tiêu sinh trưởng như: Chiều dài thân chính, số lá nhưng ảnh hưởng đến số cành cấp 1 và thời gian bắt đầu ra hoa, từ đó ảnh hưởng nhất đinh đến năng suất cây. Theo nghiên cứu của Triệu Ánh Ngọc và các công sự tại trường đại học thủy lợi về ảnh hưởng của lương nước tưới đến sản lượng điều ở vùng Đông nam bộ cho thấy sản lượng điều có thể chênh lệch đến 27% ở các công thức tưới nước khác nhau [14].

Tuy nhiên, điều kiện nước tưới còn phụ thuộc nhiều vào lượng mưa của năm, của vụ trồng. Vì vậy, chúng ta cần phải có những nghiên cứu thêm về lượng nước tưới ở các mùa khác nhau.

3.4.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau đến khả năng ra hoa, tạo quả và hạt của cây Sachi

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau đến khả năng ra hoa, tạo quả và hạt của cây Sachi S18

Loại đất Thời gian bắt đầu ra hoa cái

Năng suất/cây

Số quả (quả) Số hạt (hạt) Khối lượng (gam)

PB1 106,07c 13,73c 52,77c 77,33c

PB2 90,80b 24,30a 97,23b 144,97b

PB3 88,83b 24,47a 104,53a 156,07a

PB4 84,23a 21,23b 93,83b 140,03b

B1 (Chỉ bón lót ở giai đoạn đầu) PB2 (DAVYSOL)

PB3 (HAKAPHOS) PB4 (GROGREEN)

Ghi chú: Số lượng hạt thu hoạch trong thời gian từ 30/11 đến 30/12 Các chữ số khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở p< 0,05

PB1 PB2 PB3 PB4

Hình 3.11. Số hạt trong 1 quả Sachi ở các điều kiện phân bón khác nhau Ghi chú: Hình đại diện cho loại quả chiếm số lượng lớn ở cây

Sau khi phân tích phương sai một yếu tố, các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng như thời gian từ lúc trồng đến lúc ra hoa cái, số quả, số hạt, khối lượng hạt trên 1 cây, trong các công thức thí nghiệm khác nhau có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 95%. Về mặt lí thuyết, năng suất ở mỗi công thức thí nghiệm như sau: Với công

thức PB1 cho năng suất trên 1 cây trung bình 77,33 gam tương ứng 206 kg/ha (77,33 gam/cây x mật độ 2666 cây/1 ha); Với công thức PB2 cho năng suất trên 1 cây trung bình 144,97 gam/cây tương ứng 386 kg/ha; Với công thức PB3 cho năng suất trên 1 cây trung bình 156,07 gam/cây tương ứng 416 kg/ha; Với công thức PB4 cho năng suất trên 1 cây trung bình 140,03 gam/cây tương ứng 373 kg/ha (Ước đạt 4.476 kg/ha/năm)

So sánh với năng suất trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hồng và các cộng sự khi trồng cùng chủng loại tại Quỳnh Phụ, Thái Bình cho năng suất 245 kg/ha/tháng[8]

thì phân bón ở cả 3 công thức (PB2, PB3 và PB4) đều cao hơn. Qua bảng 3.13 có sự chênh lệch rất lớn về năng suất ở các công thức phân bón khác nhau. Về tất cả các yếu tố cấu thành năng suất của cây đều theo trật tự sắp xếp từ cao đến thấp như sau PB3→

PB2→PB4→ PB1 so bảng so sánh về các chỉ tiêu sinh trưởng trật tự sắp xếp từ cao đến thấp như sau: Pb4→ PB3→ PB2 → PB1. Điều này có thể do phân GROGREEN có tỉ lệ N cao (20%) giúp cây sinh trưởng tốt ở giai đoạn sinh trưởng, nhưng trong giai đoạn ra hoa tỉ lệ Nitơ cao đã tác động xấu đến động thái hình thành hoa cái và tạo quả của cây Sachi S18 làm giảm năng suất cây.

Mặt khác, số hạt trên một quả của cây sachi ở các loại phân bón khác nhau cũng khác nhau rõ rệt. Với cây chỉ bón lót có nhiều quả chỉ có 3 hạt, với cây ở chế độ phân bón 3 HAKAPHOS có nhiều cây cho quả có số lượng hạt lên đến 6 hạt trong 1 quả. Ở các trường hợp còn lại, đa số quả có từ 4 đến 5 hạt.

Tóm lại, trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, nhân tố bên trong và bên ngoài đều đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến năng suất thu được. Cùng với việc áp dụng giống mới, các yếu tố tự nhiên thuận lợi, việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là hướng đi đúng đắn và cần thiết để thu được năng suất cao sau mỗi mùa vụ. Sự kết hợp của hệ thống tưới nước nhỏ giọt và châm phân tự động đã góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp cho địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, phù hợp với nhu cầu sử dụng dược phẩm giàu Omega tại Đà Nẵng và khu vực.

Nhìn chung điều kiện sinh thái vụ thu đông 2018, với 4 loai đất khảo sát tại xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng đều thích hợp cho việc trồng Sachi. Các nhân tố sinh thái tại địa phương cùng với chế độ chăm sóc phù hợp đã tạo điều kiện cho Sachi S18 sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất, phẩm chất và hiệu quả kinh tế cao.

Đặc biệt, khu vực này có những vùng đất quanh năm khô cằn, thiếu nước tưới (LĐ1- đất cát pha). Tuy nhiên, cây Sachi vẫn sống và sinh trưởng được trên nền đất này,

điều này có thể giúp người dân nơi đây có thêm giống cây mới tận dụng những vùng đất chưa sử dụng có thể trồng Sachi S18 làm xanh hóa vùng đất này.

Tuy nghiên cứu chưa thật đầy đủ đánh giá tổng thể cây Sachi S18 ở các thời vụ khác nhau tại khu vực nghiên cứu, chưa tìm hiểu tiếp năng suất ở các vụ sau, nhưng để chi tiết và dễ hiểu hơn chúng tôi mạnh dạn xây dựng quy trình sản xuất cây giống từ hạt và quy trình trồng cây Sachi S18 trong điều kiện tự nhiên xã Hòa Khương.

3.4 Quy trình kỹ thuật sản xuất cây giống tại vườn ươm và trồng cây Sachi S18 tại xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Sau khi thực nghiệm và phân tích các kết quả thực nghiệm chúng tôi đã xây dựng các quy trình kỹ thuật như sau:

3.4.1. Quy trình kỹ thuật sản xuất cây giống Sachi S18 bằng hạt tại vườn ươm

Giai đoạn 1: Gieo hạt

Bước 1: Chuẩn bị giá thể xơ dừa và đất đỏ với tỉ lệ (70:30) cho vào bầu Bước 2: Ngâm hạt trong GA3 nồng độ 30ppm (thời gian 24 giờ)

Bước 3: Cho hạt vào bầu Giai đoạn 2: Chăm sóc

Bước 4: Cho hạt vào bầu tưới nước 2 lần/ngày, mỗi lần 0,5 lít/m2 và bón phân 2g trong 1 lít nước/1 lần tưới/ m2.

Bước 5: Che sáng bằng lưới nhựa và đo lượng ánh sáng giảm 50% so với không che.

Bước 6: Chăm sóc định kì tưới nước hằng ngày 2 lần, bón phân 7 ngày 1 lần.

Giai đoạn 3: Ra bầu

Giai đoạn 1:

Gieo hạt (gồm 3 bước)

Giai đoạn 2:

Chăm sóc (gồm 3 bước)

Giai đoạn 3:

Ra bầu

Bước 7: Thu hoạch khi cây cao từ 15cm và số lá từ 6 lá trở lên (khoảng sau 45 ngày).

* Giải thích quy trình

Bước 1: Chuẩn bị hạt: Hạt cây Sachi S18 đủ tiêu chuẩn là những hạt cây có to, đều không nên sử dụng hạt cây quá 3 tháng sau thu hoạch. Nên sử dụng hạt Sachi S18 được sản xuất tại công ty Sachi Việt Nam.

Bước 2: Ngâm hạt trong nước có pha GA3 nồng độ 30ppm trong 24 giờ. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thế Huấn và các cộng sự tại đại học nông lâm Thái Nguyên cây Sachi cho tỉ lệ nảy mầm cao nhất khi xử lí hạt theo công thức này.

Bước 3: Chuẩn bị giá thể xơ dừa và đất đỏ theo đúng tỉ lệ 70:30 cùng với sử dụng túi polyetylen có đục thủng 4 đến 6 lỗ để thoát nước tốt tránh ngập úng.

Bước 4: Chăm sóc tưới nước và bón phân: Nên tưới nước 2 lần/ngày, mỗi lần 0,5 lít/m2. Bón phân nên sử dụng phân có thành phần: N 30%, P2O5 10%, K2O 10%, S, Mg, Zn, Fe… pha theo công thức 2g trong 1 lít nước/1 lần tưới/ m2 (cách nhau 7 ngày tưới lại) Bước 5: Che sáng: Khu vực ươm cây giống phải che sáng 50% để đảm bảo sự sinh trưởng tốt nhất cho cây con

Bước 6: Tưới phân 7 ngày lặp lại theo giáo trình phân bón cho cây trồng của Nguyễn Như Hà 2006 [6]

Bước 7: Xuất cây: Khi cây có chiều cao cây đạt từ 15 cm với số lá từ 6 lá trở lên thì cây đủ điều kiện để chuyển sang trồng sản xuất.

3.4.2. Quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi S18 trong tự nhiên tại xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Giai đoạn 1: Trồng cây

Bước 1: Chọn cây con đủ tiêu chuẩn cao 15cm và có từ 6 lá trở lên.

Giai đoạn 1:

Trồng cây (gồm 3 bước)

Giai đoạn 2:

Chăm sóc (gồm 3 bước)

Giai đoạn 3:

Thu hoạch và tiếp tục chăm sóc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sinh trưởng của cây sachi (plukenetia volubilis l ) trồng tại xã hòa khương huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 56 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)