CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Các phương pháp thực hiện trong điều kiện vườn ươm + Phương pháp chuẩn bị giá thể và bầu ươm
Các loại giá thể được tạo ra với các thành phần gồm: đất, xơ dừa và trấu hun.
- Đất: Sử dụng đất đỏ vàng tại khu vực lập vườn ươm ở xã Hòa Khương; đất được loại bỏ đá, sỏi, rễ cây, rác…sau đó được sàng lọc để làm tơi xốp và mịn đất.
- Xơ dừa: Xơ dừa sau khi đã được xay,sàng để loại bỏ phần cám, sau đó ngâm xơ dừa trong nước và rửa nhiều lần cho đến khi sạch. Làm khô nước xơ dừa và sử dụng cho các thí nghiệm.
- Trấu hun: Vỏ trấu được hun trong 4 giờ bằng lò hun, sau đó được làm nguội bằng rải mỏng trên sàng hoặc phun nước.
Sau khi đã chuẩn bị được các thành phần làm giá thể, trộn các thành phần giá thể theo thể tích để tạo thành 04 loại giá thể ươm trồng:
- Giá thể 1: Xơ dừa : trấu hun (50;50) - Giá thể 2: Xơ dừa : trấu hun (70:30) - Giá thể 3:Xơ dừa :đất đỏ (50;50) - Giá thể 4:Xơ dừa: đất đỏ (70:30).
Đóng bầu ươm cây: Sử dụng túi bầu bằng nhựa polyetylen (6 cm x 10 cm) để đóng bầu ươm. Đục 4 lỗ nhỏ (4 mm/lỗ) trên túi bầu,sau đó cho từng loại giá thể vào túi bầu, cơ chất giá thể cách miệng túi khoảng 1,5 cm.
+ Phương pháp che sáng trong vườn ươm
Dùng lưới nhựa xanh - đen của Thái Lan để che sáng với các mức che sáng khác nhau. Sử dụng máy đo cường độ ánh sáng để xác định cường độ ánh sáng. Tiến hành ươm hạt giống Sachi S18 trong các điều kiên che sáng: 30%, 50%, 70%.
+ Phương pháp tưới nước
Tiến hành bố trí các bầu ươm hạt giống cây Sachi S18 ở các chế độ tưới nước khác nhau về dung tích tưới và tần suất tưới. Bố trí với 4 công thức tưới:
-Tưới 1 lần/ngày, (0,5 L/lần/m2) - Tưới 2 lần/ngày (0,5 L/lần/m2) - Tưới 1 lần/ngày (1 L/lần/m2) - Tưới 2 lần/ngày (1L/lần/m2)
Tưới 1 lần/ngày vào buổi sáng (khoảng từ 6 đến 8 giờ). Tưới2 lần/ngày (buổi sáng: 6 đến 8 giờvà buổi chiều: 16 đến 17 giờ).
+ Phương pháp sử dụng dinh dưỡng
Sử dụng loại phân bón được dùng phổ biến trong ươm cây giống đó là phân GROWMORE ORCHID 30-10-10 với thành phần N:P:K (N 30%, P2O5 10%, K2O 10%)
Đánh giá ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sinh trưởng của cây Sachi ở giai đoạn vườn ươm được bố trí 03 nghiệm thức:
- Bón 1g/L/1 m2 - Bón 2g/L/1 m2 - Bón 3g/L/1 m2
Trong mỗi công thức bố trí 30 cây với 3 lần thí nghiệm lặp lại, Ươm trồng trên giá thể: đất: xơ dừa (30:70), độ che sáng 50%, tưới nước mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng (tưới 1 L/m2/lần) cho các nghiệm thức.
2.4.2. Các phương pháp trồng cây Sachi ngoài tự nhiên +Phương pháp chuẩn bị đất, hố trồng và giàn leo
Đất được phát, đốt cây dại và dọn sạch thực bì. Cuốc lật toàn bộ đất trồng để loại bỏ cỏ dại và làm tơi xốp đất; lên luống trồng, luống cách luống khoảng 0,5 m [12]. Mỗi hố trồng có có kích thước 40 x 40 x 40 cm [7].
Cọc hình chữ T có thể làm bằng tre bê tông thế. Dùng dây thép mạ kẽm để làm giàn leo: dây đầu tiên buộc trên đỉnh các cặp dây thứ hai mở xuống dưới cách dây đầu 60 cm; dây thứ ba, thứ tư buộc hai đầu thanh ngang chữ T.
+ Phương pháp tưới nước, bón phân.
Tưới ngày 2 lần, mỗi lần 0,5 lít ở giai đoạn chưa phân nhánh, tưới vào buổi sáng từ 8h đến 9h và buổi chiều lúc 15h đến 16h. Ở giai đoạn phân nhánh lượng nước tưới 1 lít/ 1 lần, ngày 2 lần [8].
Với các thí nghiệm không liên quan đến phân bón, bón 0,3 kg phân N-P-K (13-13- 13 + TE)/cây. Sau 20 ngày bón lại với khối lượng tương tự.
2.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu của đất + Lấy mẫu đất
Mỗi khu vực khảo sát lấy 3 mẫu ở các địa điểm xung quanh tại cùng khu vực khảo sát, độ sâu lấy mẫu từ 20 cm. Mỗi điểm lấy 500 g đất sau đó trộn đều để phân tích theo TCVN 7538 - 2 : 2005 [12].
+ Xác định pH và độ ẩm đất
Để xác định pH và độ ẩm đất bằng máy đo pH và độ ẩm đất của Nhật Bản, model Takemura MD- 15.
+ Xác định nitơ tổng số
Dùng phương pháp Kjeldahl để xác định chỉ số Nitơ tổng số theo TCVN 2620:2014. Dùng H2SO4 đậm đặc kết hợp với chất xúc tác như CuSO4, Se, TiO2, HgO2
hoặc chất oxi hóa mạnh như K2Cr2O7, KClO4 nhằm phân hủy chất hữu cơ, chuyển các dạng N về dạng amoni. Tiến hành chưng cất chuyển amoni về NH3, sau đó áp dụng phương pháp chuẩn độ để xác định N tổng số trong đất [12].
+ Xác định photpho (P2O5)
Xác định photpho theo phương pháp so màu theo TCVN 8563:2010 [12]. Sử dụng máy so màu….. Hàm lượng photpho được tính dựa vào đường chuẩn.
+ Xác định kali (K2O)
Dùng hỗn hợp axitflohydric và axitpecloric để phá mẫu, chuyển các dạng kali trong đất về dạng hòa tan trong dung dịch. Xác định hàm lượng kali trong dung dịch bằng phương pháp quang phổ phát xạ ngọn lửa theo TCVN 8660: 2011 bằng máy hấp phụ nguyên tử của Anh, model AA500F [12]
+ Lấy mẫu đất
Mỗi khu vực khảo sát lấy 3 mẫu ở các địa điểm xung quanh tại cùng khu vực khảo sát, độ sâu lấy mẫu từ 20 cm. Mỗi điểm lấy 500g đất sau đó trộn đều để phân tích theo TCVN 7538 - 2 : 2005 [21].
+ Xác định pH và độ ẩm đất
Để xác định pH và độ ẩm đất bằng máy đo pH và độ ẩm đất của Nhật Bản, modelTakemura MD- 15.
+ Xác định nitơ tổng số
Dùng phương pháp Kjeldahl để xác định chỉ số Nitơ tổng số theo TCVN 2620:2014. Dùng H2SO4 đậm đặc kết hợp với chất xúc tác như CuSO4, Se, TiO2, HgO2
hoặc chất oxi hóa mạnh như K2Cr2O7, KClO4 nhằm phân hủy chất hữu cơ, chuyển các dạng N về dạng amoni. Tiến hành chưng cất chuyển amoni về NH3, sau đó áp dụng phương pháp chuẩn độ để xác định N tổng số trong đất [21].
+ Xác định photpho (P2O5)
Xác định photpho theo phương pháp so màu theo TCVN 8563:2010 [12]. Sử dụng máy so màu….. Hàm lượng photpho được tính dựa vào đường chuẩn.
+ Xác định kali (K2O)
Dùng hỗn hợp axitflohydric và axitpecloric để phá mẫu, chuyển các dạng kali trong
đất về dạng hòa tan trong dung dịch. Xác định hàm lượng kali trong dung dịch bằng phương pháp quang phổ phát xạ ngọn lửa theo TCVN 8660: 2011 bằng máy hấp phụ nguyên tử của Anh, model AA500F [21].
2.4.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Sachi +. Xác định tổng chiều dài thân, số lượng lá
- Xác định số lượng lá bằng phương pháp đếm, trường hợp lá rụng thì dựa vào các vết lá trên cây.
- Xác định chiều dài thân chính theo phương pháp Miller (1973): Dùng thước dây và thước mét có chia độ đến mm để đo từ sát mặt đất đến mút của đỉnh sinh trưởng.
+ Xác định số cành cấp 1
Số cành cấp 1 cùng với chiều dài thân chính tạo thành một bộ “khung xương”
vững chắc để cây sinh trưởng. Xác định số cành cấp 1 bằng phương pháp đếm số cành xuất phát từ thân chính vào cùng một thời điểm sinh trưởng của cây.
+ Xác đinh thời gian ra hoa
Thời gian từ lúc trồng đến lúc xuất hiện mầm hoa được tính như thời gian hoàn thành giai đoạn một của sự sinh trưởng. Khi cây ra hoa chuyển sang giai đoạn phát triển thì quá trình sinh trưởng vẫn tiếp tục. Sinh trưởng và phát triển luôn đan xen nhau và không thể tách biệt. Xác định thời gian từ lúc trồng đến lúc ra hoa để đánh giá khả năng sinh trưởng của của Sachi.
+ Xác đinh số lượng quả, số hạt trên cây
Xác đinh số lượng quả, số hạt trên cây bằng cách đếm số quả, số hạt thu hoạch trên 1 cây trong thời gian 1 tháng kể từ khi quả đầu tiên khô nẻ và đủ điều kiện thu hoạch
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu
Mỗi thí nghiệm được bố trí lặp lại 3 lần. Các số liệu nghiên cứu được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS với mức ý nghĩa p<0,05.
CHƯƠNG 3