Khảo sát ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến khả năng nảy mầm và sinh trưởng của cây Sachi S18 trong giai đoạn vườn ươm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sinh trưởng của cây sachi (plukenetia volubilis l ) trồng tại xã hòa khương huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 40 - 46)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN

3.1. Khảo sát ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến khả năng nảy mầm và sinh trưởng của cây Sachi S18 trong giai đoạn vườn ươm

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thế Huấn và cs, khả năng nảy mầm của hạt Sachi được gia tăng khi xử lý hạt bằng dung dịch gibberellin (30 ppm) và ngâm hạt trong nước ấm 600C trong thời gian 24 giờ [8].

Trong các thí nghiệm ươm hạt Sachi, chúng tôi xử lý hạt theo phương pháp này.

Hạt Sachi sau khi được xử lý được ươm trồng tại vườn ươm tại xã Hòa khương, huyện Hòa Vang trong vụ hè thu để khảo sát ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng của cây Sachi..

3.1.1. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng nảy mầm hạt và sinh trưởng của cây Sachi

Khi ươm hạt giống, mặc dù hạt đã được xử lí giberlin III nồng độ 30 ppm tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu hạt cây Sachi thuộc họ cây lấy dầu nên tỉ lệ nảy mầm của hạt rất thấp [25]. Giá thể phù hợp có khả năng làm tăng tỉ lệ nảy mầm của hạt, giúp cây con phát triển nhanh và có tỉ lệ sống cao. Vì vậy, việc lựa chọn giá thể ươm phù hợp để ươm trồng là rất quan trọng. Để đánh giá ảnh hưởng của giá thể ươm đến tỉ lệ nảy mầm và sinh trưởng của cây Sachi, chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm với 4 loại giá thể. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của giá thể ươm đến tỉ lệ nảy mầm và khả năng sinh trưởng của cây Sachi ở giai đoạn vườn ươm

Giá thể Tỉ lệ nảy mầm (%)

Chiều cao cây (cm)

Số lượng lá (lá) Xơ dừa +Trấu hun (50:50) 32,96 c 11,48c 4.77c Xơ dừa +Trấu hun (70:30) 45,55 b 11,45c 5.43b Xơ dừa + Đất đỏ (50:50) 47,77b 11.74b 4.57c Xơ dừa + Đất đỏ (70:30) 60,74% a 12,67a 5.63a

Ghi chú: Số liệu được lấy sau 35 ngày gieo hạt

Các chữ số khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở p< 0,05

Hình 3.1. Sinh trưởng của cây Sachi trên các giá thể khác nhau sau 30 ngày ươm trồng

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, với điều kiện chăm sóc và tưới tiêu như nhau tỉ lệ sống sót của Sachi trên các loại giá thể khác nhau là khác nhau. Trong đó, tỉ lệ nảy mầm trên giá thể xơ dừa + đất đỏ (70:30) là cao nhất (đạt 60,74%) và thấp nhất là ở trên giá thể xơ dừa +trấu hun (50:50) (chỉ đạt 32,96%). Bên cạnh đó, khi ươm trồng trên giá thể xơ dừa +trấu hun (70:30) và xơ dừa + đất đỏ (50:50) cho tỉ lệ nảy mầm hạt khá thấp và tương đương nhau (đạt 45,55 và 47,77).

Nghiên cứu cũng cho thấy, khả năng sinh trưởng của cây Sachi trên các loại giá thể ươm trồng cũng rất khác nhau.. Sachi sinh trưởng tốt nhất trên giá thể xơ dừa + đất đỏ (70:30); với chiều cao đạt 12,67 cm và số lá 5,63 sau 35 ngày ươm trồng. Trong khi đó, với các giá thể khác, cây con sinh trưởng chậm hơn, chiều cao cây và số lá thấp hơn nhiều (chỉ đạt chiều cao 11,45 -11,74; 4,57-5,43 lá sau 35 ngày ươm trồng) .

Như vậy, giá thể thích hợp nhất cho sự nảy mầm hạt cũng như sinh trưởng của cây Sachi S18 trong giai đoạn vườn ươm là xơ dừa + đất đỏ (70:30). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Trâm và cs (2016) [7].

3.1.2. Ảnh hưởng của chế độ nước tưới đến sinh trưởng của cây Sachi

Nước là thành phần không thể thiếu đối với các loại cây trồng. Không chỉ là thành phần cấu tạo nên cây, nước còn đóng vai trò trong các hoạt động trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của cây. Việc kiểm soát lượng nước tưới có vai trò quan trọng với đời sống cây trồng [16].

Thí nghiệm ảnh hưởng của chế độ nước tưới đến khả năng sinh trưởng của cây Sachi trong vườn ươm được bố trí ở 4 chế độ nước tưới với dung tích và tần suất tưới

khác nhau. Sau 45 ngày ươm trồng, đánh giá ảnh hưởng của các chế độ nước tưới đến khả năng sinh trưởng của cây Sachi, kết quả trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của chế độ nước đến khả năng sinh trưởng của cây Sachi ở giai đoạn vườn ươm

Chế độ nước tưới Chiều cao cây (cm) Số lượng lá (lá) NT1 1 lần/ngày (0,5L/lần/m2) 11,41c 4,57c NT2 2 lần/ngày (0,5L/lần/m2) 13,06a 5,90a

NT3 1 lần/ngày (1L/lần/m2) 12,25b 4,73c

NT4 2 lần/ngày (1L/lần/m2) 12,09b 5,30b

Ghi chú: Số liệu được lấy sau 35 ngày gieo hạt

Các chữ số khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở p< 0,05

NT1 NT2 NT3 NT4

Hình 3.2. Sinh trưởng của cây Sachi S18 sau khi trồng 45 ngày trong vườn ươm ở các chế nước tưới khác nhau

Kết quả nghiên cứu cho thấy, với chế độ tưới 2 lần/ngày ( 0,5L/lần/m2 ), cây Sachi sinh trưởng tốt nhất (chiều cao: 13,06 cm và số lá: 5,9 sau 45 ngày ươm trồng). Ở chế độ nước tưới 1 lần/ngày (1L/lần/m2), cây sinh trưởng cũng khá tốt (đạt chiều cao 12,25, số là 4,73 sau 45 ngày ươm trồng). Cây Sachi sinh trưởng khá chậm khi tưới nước ở các chế độ tưới: 1 lần/ngày (0,5L/lần/m2) và 2 lần/ngày (1L/lần/m2).

Như vậy, trong điều kiện sinh thái xã Hòa Khương, huyện Vang, thành phố Đà Nẵng ươm trồng cây Sachi với chế độ nước tưới 2 lần/ngày (0,5L/lần/m2) là thích hợp nhất cho cây sinh trưởng trong giai đoạn vườn ươm ở vụ hè thu.

3.1.3. Ảnh hưởng của độ che sáng đến khả năng sinh trưởng của cây Sachi Ở nước ta cho đến nay, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sinh trưởng của cây Sachi trong giai đoạn vườn ươm. Chúng tôi tiến hành ươm trồng cây Sachi S18 ở các chế độ che sáng khác nhau: 30%, 50%, 70% trong vườn ươm thuộc xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Sachi S18 sau 45 ngày ươm trồng trong vườn ươm

Độ che sáng

Khả năng sinh trưởng

Chiều dài thân (cm) Số lượng lá

Không che sáng 10,86c 4,57d

Che sáng 30% 12,57a 5,97c

Che sáng 50% 12,68a 7,93a

Che sáng 70% 12,09b 7,23b

Ghi chú: Số liệu được lấy sau 35 ngày gieo hạt

Các chữ số khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở p< 0,05

Không che sáng Che sáng 30% Che sáng 50% Che sáng 70%

Hình 3.3 Sinh trưởng của cây Sachi S18 sau khi ươm trồng 45 ngày ở vườn ươm trong các điều kiện che sáng khác nhau

Kết quả ở bảng 3.3 và hình 3.3 cho thấy, cây Sachi S18 sau khi trồng 45 ngày trong vườn ươm có sự sai khác về sinh trưởng (chiều dài thân và số lượng lá) giữa các công thức thí nghiệm. Cây Sachi S18 đươm ươm trồng trong điều kiện che sáng 50% có khả năng sinh trưởng tốt nhất (chiều dài thân đạt 12,68 cm, số lượng lá 7,93 lá sau 45 ngày ươm trồng). Với độ che sáng 30%, khả năng sinh trưởng cũng khá tốt (chiều dài thân đạt 12,57, nhưng số lá ít: 5,97 lá). Ở các công thức che sáng khác (che sáng 70% hoặc không che sáng), cây Sachi sinh trưởng kém hơn.

Cây Sachi là loại cây ưa sáng, không nên trồng cây trong bóng râm [28]. Tuy nhiên, ở giai đoạn cây non, cây Sachi cần che sáng 50% để sinh trưởng được tốt nhất.

Qua kết quả cho thấy, ánh sáng là nhân tố sinh thái quyết định đến sự sống của cây, là nhân tố tối cần thiết cho quá trình quang hợp ở cây trồng do đó ánh sáng là nhân tố sinh thái quan trọng đối với sự sống, sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Cây Sachi ở giai đoạn vườn ươm rất cần sự che sáng vì giai đoạn này cây thích hợp với chế độ ánh sáng tán xạ. Trong điều kiện sinh thái vườn ươm tại xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng thì cây Sachi S18, với chế độ che sáng 50% thì cây sinh trưởng tốt hơn so với các chế độ che sáng khác sau khi ươm trồng 45 ngày trong vườn ươm.

3.1.4. Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến khả năng sinh trưởng của cây Sachi S18

Khảo sát ảnh hưởng của phân bón đến sự sinh trưởng của cây Sachi S18 ở giai

đoạn vườn ươm được bố trí ở 3 nghiệm thức. Chúng tôi theo dõi chiều dài thân và số lượng lá của cây sau 45 ngày ươm trồng để đánh giá khả năng sinh trưởng dưới các điều kiện dinh dưỡng khác nhau. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.4.

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, cây Sachi S18 sau 45 ngày trồng trong vườn ươm có khả năng sinh trưởng khác nhau ở các chế độ bón phân khác nhau. Cây Sachi S18 sinh trưởng tốt nhất khi được bón phân với công thức 2g/1 lít nước/1 lần tưới/m2 (tưới lặp lại sau mỗi tuần), đạt chiều dài thân 12,57 cm và 6,3 lá sau 45 ngày ươm trồng. Khi được ươm trông ở các công thức bón phân khác, cây Sachi sinh trưởng chậm (chỉ đạt chiều dài thân khoảng 12,06-12,35 cm; 5,37-5,73 lá) sau 45 ngày ươm trồng.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến khả năng sinh trưởng của cây Sachi S18 trong gian đoạn vườn ươm

Công thức bón phân

Khả năng sinh trưởng

Chiều dài thân (cm) Số lượng lá (lá)

1 gam/1 lít/1 m2 12,35ab 5,37b

2 gam/1 lít /1 m2 12,57a 6,30a

3 gam/1 lít /1 m2 12,06b 5,73b

Ghi chú: Số liệu được lấy sau 35 ngày gieo hạt

Các chữ số khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở p< 0,05

Đối chứng Không bón

PB 2 Bón phân 1g/m2

PB3 Bón phân 2g/m2

PB4 Bón phân 3g/m2 Hình 3.4.Sinh trưởng của cây Sachi S18 sau 45 ngày trồng trong vườn ươm ở các

chế độ phân bón khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sinh trưởng của cây sachi (plukenetia volubilis l ) trồng tại xã hòa khương huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)