Khảo sát một số điều kiện thời tiết tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sinh trưởng của cây sachi (plukenetia volubilis l ) trồng tại xã hòa khương huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 46 - 53)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN

3.2. Khảo sát một số điều kiện thời tiết, đất đai tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

3.2.1. Khảo sát một số điều kiện thời tiết tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Sau khi khảo sát các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm và sinh trưởng của cây Sachi trong điều kiện vườn ươm tại xã Hòa Khương, Hòa Vang - Đà Nẵng, chúng tôi đã xác định được các yếu tố sinh thái thích hợp cho việc ươm trồng và phát triển cây giống Sachi tại địa phương này. Để tiến hành trồng khảo nghiệm cây giống Sachi trong điều kiện tự nhiên tại Đà Nẵng, việc khảo sát một số yếu tố sinh thái tại khu vực nghiên cứu để làm cơ sở chọn các vùng trồng và thời vụ trồng Sachi là rất cần thiết.

3.2.1. Khảo sát một số điều kiện thời tiết tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Thời tiết của địa phương là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Hồi cứu về số liệu về thời tiết qua các tháng 5/2018 đến tháng 12/201 tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng được trình bày qua bảng 3.1:

Bảng 3.5. Các yếu tố thời tiết tại thành phố Đà Nẵng từ tháng 5/2018 đến tháng 12/2018

Tháng

Nhiệt độ Độ ẩm Lượng

mưa (mm)

Bốc hơi (mm)

Số giờ nắng (giờ) Trung

bình

Cao nhất

Thấp nhất

Trung Bình

Thấp nhất

5/2018 29.9 39.5 24.1 73.9 40 53.0 105.9 258.0 6/2018 31.4 39.2 25.2 69.7 40 11.2 127.6 280.1 7/2018 31.0 39.1 24.6 68.8 39 65.1 134.5 228.8 8/2018 30.3 38.8 23.2 71.1 41 174.0 119.3 193.7 9/2018 27.9 36.6 23.5 80.1 51 307.7 70.3 163.9 10/2018 27.1 32.8 23.0 81.0 55 637.8 76.7 212.8 11/2018 25.3 30.2 19.0 81.6 54 464.9 60.9 126.7 12/2018 22.7 29.2 16.2 81.5 50 130.6 53.4 97.3

Tổng 28.2 35.6 22.3 76.0 46.2 230.5 93.6 195.2 (Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ năm 2018) + Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố khí tượng đặc biệt quan trọng quyết định khả năng phân bố thời vụ gieo trồng, quá trình sinh trưởng và phát triển, năng suất của cây trồng nói chung và cây Sachi nói riêng.

Cây Sachi có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt đới nên sẽ sinh trưởng và phát triển tốt trong nhiệt độ trung bình cao. Vì vậy, phạm vi nhiệt độ tối ưu cho cây Sachi là 22°C đến 32°C [8].

Hình 3.5. Biểu đồ sự biến thiên nhiệt độ từ tháng 5/2019 đến tháng 12/2019 tại thành phố Đà Nẵng

Biểu đồ ở hình 3.1 cho thấy nhiệt độ trung bình có xu hướng tăng dần từ 29,9°C ở tháng 5 đến cực đại 31,4°C ở tháng 6 rồi có xu hướng giảm dần từ 31°C tháng 7 đến 22,7°C tháng 12. Nhiệt độ trung bình trong các tháng thực nghiệm 27,3°C, rất phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây Sachi.

- Tháng 5: Nhiệt độ trung bình là 29,9°C, có ngày nhiệt độ tối đa là 39,5°C. Như vậy, nhiệt độ trung bình này nằm trong khoảng nhiệt độ thích hợp để cây Sachi sinh trưởng phát triển, thuận lợi cho quá trình nảy mầm của hạt.

- Tháng 6: Nhiệt độ có tăng hơn so với tháng 5 và nhiệt độ trung bình là 31,4°C.

Sự tăng nhiệt độ tuy lớn, nhưng vẫn nằm trong ngưỡng nhiệt độ thích hợp nên tác động tích cực đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Sachi còn non.

- Tháng 7, tháng 8, tháng 9: Nhiệt độ giảm dần và đạt giá trị trung bình lần lượt là 31°C, 30,3°C và 27,9°C. Trong thời gian này, nhiệt độ trong vùng tối ưu cho các quá

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

T H Á N G 5 / 2 0 1 9

T H Á N G 6 / 2 0 1 9

T H Á N G 7 / 2 0 1 9

T H Á N G 8 / 2 0 1 9

T H Á N G 9 / 2 0 1 9

T H Á N G 1 0 / 2 0 1 9

T H Á N G 1 1 / 2 0 1 9

T H Á N G 1 2 / 2 0 1 9

NHIỆT ĐỘ (0C)

THÁNG KHẢO SÁT

Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ cao nhất Nhiệt độ thấp nhất

trình trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của cây Sachi đảm bảo các quá trình trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của cây Sachi đang trong giai đoạn phân nhánh mạnh.

- Tháng 10: Nhiệt độ giảm dần và đạt giá trị trung bình là 27,1°C. So với tháng 9 nhiệt độ thay đổi không nhiều, nhiệt độ ở giai đoạn này theo Nguyễn Thế Huấn và các cộng sự nhiệt độ nhiệt độ dưới 30 độ thuận lợi cho sự ra hoa, tạo quả nhờ đó góp phần làm tăng năng suất của Sachi [8].

- Tháng 11: Nhiệt độ giảm dần và đạt giá trị trung bình là 25,3°C. nhiệt độ ở giai đoạn này thuận lợi cho sự sinh trưởng của quả, nhờ đó góp phần làm tăng năng suất của Sachi [25].

- Tháng 12: Với nhiệt độ trung bình 22,7°C, đây là giai đoạn thu hoạch lứa thứ nhất của Sachi nên nhiệt độ này không ảnh hưởng lớn đến năng suất, phẩm chất của quả.

Như vậy, dựa trên các số liệu thu được, đối chiếu với đặc điểm sinh thái của cây Sachi có thể đưa ra nhận định: nhiệt độ trung bình tại xã Hòa Khương trong các tháng thực nghiệm nằm trong khoảng nhiệt độ tối ưu cho cây Sachi (22°C- 32°C), có tác động tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Sachi.

+ Độ ẩm

Độ ẩm không khí liên quan đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng. Khi độ ẩm quá cao, độ mở của lỗ khí thu hẹp lại, cây khó thoát hơi nước ra ngoài và lượng CO2 xâm nhập vào cây giảm. Đối với cây Sachi, tuy có khả năng chịu hạn tương đối tốt, nhưng hầu hết các giai đoạn sinh trưởng phát triển từ khi nảy mầm đến khi ra rễ, phân cành, ra hoa, tạo quả và thu hoạch đều cần độ ẩm không khí khoảng 68% - 81% [].

Hình 3.6. Biểu đồ sự biến thiên độ ẩm từ tháng 5/2019 đến tháng 12/2019 tại thành phố Đà Nẵng

Qua bảng 3.1 và biểu đồ ở hình 3.2 cho thấy, trong giai đoạn trồng thí nghiệm biên độ về độ ẩm trung bình nằm trong khoảng từ 68% – 81%. Như vậy, độ ẩm tương đối cao. Độ ẩm trung bình qua các tháng cao, tuy nhiên, với nền nhiệt cao, số giờ nắng cao tỉ lệ thuận với độ bốc hơi thì đây là cơ sở thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây Sachi trong vụ hè thu tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

+ Lượng mưa

Nước là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của hầu hết các giống cây trồng. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, để tổng hợp nên chất hữu cơ, cây không thể thiếu ánh sáng, CO2, các chất dinh dưỡng và đặc biệt là nước. So với loại cây trồng khác, cây Sachi có khả năng chịu hạn tốt và chịu ngập úng kém []. Tuy nhiên, thời tiết mưa nhiều sẽ tác động bất lợi đến các vùng đất trũng đọng nước quá trình sinh trưởng và có khả năng gây chết cây nếu ngập úng. Sachi là cây chịu hạn tốt nên thiếu nước là vấn đề quan trọng với nhiều loại cây, tuy nhiên với Sachi ngập úng mới là vấn đề quan trọng.

0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 80,0 90,0

T H Á N G 5 / 2 0 1 9

T H Á N G 6 / 2 0 1 9

T H Á N G 7 / 2 0 1 9

T H Á N G 8 / 2 0 1 9

T H Á N G 9 / 2 0 1 9

T H Á N G 1 0 / 2 0 1 9

T H Á N G 1 1 / 2 0 1 9

T H Á N G 1 2 / 2 0 1 9

ĐỘ ẨM (%)

Độ ẩm trung bình Độ ẩm thấp nhất

Hình 3.7. Biểu đồ lượng mưa và bốc hơi từ tháng 5/2019 đến tháng 12/2019 tại thành phố Đà Nẵng

Qua bảng 3.1 và biểu đồ ở hình 3.3 cho thấy tất cả các tháng đều có mưa, đây là điều kiện rất thuận lợi để cây sinh trưởng phát triển. Lượng mưa thấp nhất nằm trong tháng 6, tuy nhiên, thời gian này cây Sachi trong giai đoạn cây non yếu tố lượng mưa ít ảnh hưởng đến cây do vườn ươm được tưới phun sương. Ở giai đoạn trồng ngoài tự nhiên, thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt, nước được bổ sung đến từng gốc cây Sachi.

Đến tháng 10, lượng mưa ở mức trung bình 737mm, tháng 11, lượng mưa 464mm, hai tháng này lượng mưa lớn, chúng tôi điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp và chú ý bồi lấp đất gốc cây Sachi cao hơn để tránh đọng nước. Tháng 12 có lượng mưa thấp, tạo điều kiện thu hoạch dễ dàng.

+ Số giờ nắng

0 100 200 300 400 500 600 700

Tháng 05/2019

Tháng 06/2019

Tháng 07/2019

Tháng 08/2019

Tháng 09/2019

Tháng 10/2019

Tháng 11/2019

Tháng 12/2019

mm

Lượng mưa (mm)

Lượng nước bốc hơi (mm)

Hình 3.8. Biểu đồ số giờ nắng từ tháng 5/2019 đến tháng 12/2019 tại thành phố Đà Nẵng

Qua số liệu phân tích và biểu đồ 3.4 cho thấy: số giờ nắng ở tháng 6 là cao nhất 280 giờ nắng và tháng 12 là thấp nhất 97. Số giờ nắng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng quang hợp của cây Sachi và tốc độ sinh trưởng của cây Sachi.

Bức xạ nhiệt trong tháng tỉ lệ thuận với số giờ nắng và sự bốc hơi nước, cho nên thông qua sự tăng số giờ nắng ta có thể suy ra từ tháng 5 đến tháng 6 tại thành phố Đà Nẵng có bức xạ nhiệt tăng dần. Từ tháng 7 đến tháng 12 bức xạ nhiệt giảm dần

Như vậy, số giờ nắng và bức xạ nhiệt cao trong các tháng cây Sachi sinh trưởng mạnh có thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây Sachi [8].

3.2.2. Khảo sát về điều kiện đất trồng tại xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Thành phần cơ giới và thành phần hóa học tạo nên độ phì nhiêu của đất đó là khả năng cung cấp đủ nước, oxi và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, đồng thời không chứa các chất có hại cho cây. Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng. Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất có khả năng giữ được nước và các chất dinh dưỡng. Đất càng chứa nhiều hạt có kích thước bé, nhiều mùn thì khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt [13].

Để nghiên cứu và tìm loại đất thích hợp nhất với cây Sachi chúng tôi chọn 4 vị trí với 4 loại đất khác nhau: Loại đất 1 thuộc thôn Gò Hà xã Hòa Khương, loại đất 2

0 50 100 150 200 250 300

Tháng 05/2019

Tháng 06/2019

Tháng 07/2019

Tháng 08/2019

Tháng 09/2019

Tháng 10/2019

Tháng 11/2019

Tháng 12/2019

mm

Số giờ nắng (giờ)

thuộc thôn Phú Sơn 1 xã Hòa Khương, loại đất 3 thuộc thôn Phú Sơn Nam xã Hòa Khương, loại đất 4 thuộc thôn Phú Sơn Tây xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Sau khi lấy mẫu đất chúng tôi tiến hành phân tích thành phần hóa học và thành phần cấp hạt của đất.

Kết quả phân tích thành phần hóa học của đất trồng Sachi thí nghiệm tại xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Một số tính chất lý hóa của đất tại các khu vực nghiên cứu Chỉ tiêu

Loại đất

Độ ẩm

(%) pHH2O N (%) P2O5

(%)

K2O (%)

Loại đất 1 (LĐ1) 25 6,5 0,004 0,034 0,103

Loại đất 2 (LĐ2) 46,1 6,3 0,014 0,046 0,345

Loại đất 3 (LĐ3) 42,5 5,6 0,010 0,056 0,295

Loại đất 4 (LĐ4) 52,5 6,4 0,020 0,076 0,228

Bảng 3.7. Thành phần cấp hạt của đất trồng thí nghiệm Chỉ tiêu

Loại đất

Cát% Sét% Limon%

Loại đất 1 (LĐ1) 90 10 82

Loại đất 2 (LĐ2) 85 34 63

Loại đất 3 (LĐ3) 32 38 64

Loại đất 4 (LĐ4) 18 36 65

Thí nghiệm được trồng trên đất nền ở xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Dựa trên những đặc điểm sinh học và sinh thái đã nêu ở phân tổng quan về cây Sachi và hồi cứu số liệu về tình hình thời tiết trong 3 năm gần nhất 2016 -2018 chúng tôi nhận thấy tất cả các yếu tố sinh thái đều phù hợp cho cây Sachi S18 sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sinh trưởng của cây sachi (plukenetia volubilis l ) trồng tại xã hòa khương huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)