Muồng đen (Cassia siamea Lamarck)
Đặc điểm sinh học và sinh thái: Muồng đen là loài cây gỗ cao 15 - 20m, đường kính 30 - 45cm, vỏ gần nhẵn. Cành non có khía, phủ lông mịn; lá kép lông chim 1 lần chẵn, mọc cách; dài 10 - 25cm, cuống lá 2 - 3cm. Lá nhỏ 7 - 15 đôi, hình bầu dục rộng đến bầu dục dài, dài 3 - 7cm, rộng 1 - 2cm, đầu tròn hay ngắn với 1 mũi kim ngắn, gốc tròn. Lá kèm nhỏ, sớm rụng. Cụm hoa chùy lớn ở đầu cành. Lá bắc hình trứng ngƣợc, đầu có mũi nhọn dài. Cánh đài 5, hình tròn, dày, không bằng nhau, mặt ngoài phủ lông nhung. Cánh tràng vàng, hình trứng ngƣợc rộng có móng ngắn. Nhị: 2 chiếc, mở ở
đỉnh. Bầu phủ lông mịn, vòi nhẵn; quả đậu, dẹt, nhẵn, lƣợn sóng theo chiều dọc với những đường nối nổi lên, dài 20 - 30cm, rộng 1 - 1,5cm. Hạt 20 - 30, dẹt, hình bầu dục rộng, màu nâu nhạt. Cây thích hợp vùng có khí hậu nhiệt đới. Cây trung tính thiên về ƣa sáng, ƣa đất Canxi và đất bồi tụ trung tính màu mỡ, ẩm ƣớt; trên đất khô cằn cũng mọc đƣợc. Cây mọc nhanh, sức nảy chồi khoẻ. Cây từ 3 - 5 tuổi bắt đầu ra hoa quả.
Hoa tháng 7 - 12. Quả tháng 1 - 4 [5].
Điều kiện gây trồng Muồng đen: Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 24-270C, lƣợng mƣa trung bình năm từ 700-2000mm, Độ ẩm không khí bình quân 70-80%.
Muồng đen là cây chịu hạn có thể sống đƣợc ở những vùng có mùa khô kéo dài 6-7 tháng/năm. Độ cao tuyệt đối <1200m. Các loại đất Feralit phát triển trên đá Bazan, phiến thạch Mica, sa thạch, đá vôi, đất bồi tụ trung tính hoặc hơi kiềm, đất cát trắng.
Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, thoát nước. Độ sâu tầng đất thích hợp >
40cm [22].
Phân bố: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miama, Ấn Độ, Trung Quốc…
Hình 1.3: Muồng đen (Cassia siamea Lamarck)
Vối thuốc (Schima wallichii Choisy)
Đặc điểm sinh học và sinh thái: là loài cây gỗ lớn, thuộc nhóm V, nặng và bền chắc, không cong vênh, mối mọt, lõi giác màu nâu đẹp, gỗ dùng làm cột nhà, đồ gia dụng. Vỏ, lá và rễ cây đƣợc dùng để chữa một số bệnh và sản xuất các chế phẩm công nghiệp. Vối thuốc có khả năng chịu nhiệt tốt, sinh trưởng tương đối nhanh, có thể sống trên nhiều dạng lập địa khác nhau, khả năng tái sinh tự nhiên tốt [5].
Điều kiện trồng: Sống đƣợc trong nhiều dạng lập địa khác nhau khác nhau, chịu được khí hậu lạnh, sương giá, có thể sinh trưởng, phát triển được ở những nơi có điều kiện lập địa đã bị suy thoái nghiêm trọng do mất rừng lâu ngày, ở nơi đất trống, đồi núi trọc hoặc ở nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt [22].
Phân bố: Vối thuốc phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt đới Châu Á. Việt Nam hiện biết 4 loài và 1 phân loài, phân bố rải rác khắp cả nước.
Hình 1.4: Vối thuốc (Schima wallichii Choisy)
Lộc vừng (Barringtonia acutangula (L.) Gaertn)
Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ nhỏ, mọc đứng, cao 8-10 m, tiết diện tròn; thân non màu xanh, thân trung bình màu xanh bạc có nhiều nốt sần, thân già màu nâu đen. Lá đơn, mọc cách. Phiến lá dày và nhẵn bóng, màu xanh lục, mặt trên đậm hơn mặt dưới, hình xoan, gốc thuôn hẹp hình buồm, đầu nhọn, bìa phiến có khía răng nhỏ và đều, dài 25-33 cm, rộng 10-11 cm. Gân lá hình lông chim nổi rõ ở 2 mặt, 8-10 cặp gân phụ.
Sinh học và sinh thái: Là loại cây gỗ thường xanh, mọc ở gần bờ nước hay ven rừng ẩm. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Lộc vừng có khả năng tái sinh vô tính khỏe, gốc bị mất rễ vẫn có thể sống khỏe và sinh trưởng, phát triển tốt trong môi trường có đủ nước. Mùa hoa tháng 7, mùa quả tháng 9 [5].
Hình 1.5: Lộc vừng (Barringtonia acutangula (L.) Gaertn)
Chò đen (Parashorea stellata Kurz)
Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ lớn thường xanh, cao 30 - 35 m; thân thẳng hình trụ, đường kính 80 - 100 cm. Tán hình cầu, phân cành muộn (20 - 25 m). Vỏ màu nâu đen, nứt dọc, giống nhƣ vỏ của Sao đen. Cành cong, vặn, cành non mảnh, màu nâu hồng có lông hình sao, sau nhẵn.Lá hình bầu dục - thuôn, dài 15 cm, rộng 6 cm; khi già lá nhỏ hơn; gân bên 9 - 11 đôi, nổi rõ ở mặt dưới. Lá kèm cong, sớm rụng, dài 6 mm. Cụm hoa ở ngọn, dài 8 cm. Đài hơi bị lợp. Nhị 15, xếp thành 2 hàng. Quả 5 cánh, dài 8 - 9 cm, gần bằng nhau.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4 - 6, quả tháng 8 - 10. Ƣa ẩm và ƣa nơi sáng. Mọc trên sườn núi đất feralit vàng, có tầng dày. Loài ưu thế ở tầng cao. Tái sinh rất tốt, hạt dễ nảy mầm, chịu bóng. Mọc ở độ cao 300 - 800 m [22].
Phân bố: Trên thế giới Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia. Ở Việt Nam: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đồng Nai.
Hình 1.6: Chò đen (Parashorea stellata Kurz)
Keo lai (Acacia auriculiformis mangium)
Trong mô hình nghiên cứu BXCL trước đây đã được người dân địa phương trồng cây Keo lai để phục vụ mục đích kinh tế và cây Keo là một trong các loài cây có khả năng chống cháy nên đề tài nghiên cứu sự sinh trưởng cây keo lai khi tái sinh trong mô hình băng xanh [17].
Đặc điểm hình thái: Thân, tán, lá: Cây gỗ cao đến 25-30m, đường kính 60- 80cm. Thân gỗ thẳng, tròn đều, tán phát triển cân đối, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân biệt. Lá có 3-4 gân mặt chính, hình mác. Hoa, quả, hạt: Hoa lƣỡng tính mọc cụm, màu trắng hơi vàng, mọc ở nách lá.
Đặc điểm sinh lý, sinh thái: Tốc độ sinh trưởng nhanh, là loài cây ưa sáng, chủ yếu trồng trên đất xám, đất feralit. Chịu đƣợc khô hạn, nhiệt độ trung bình. Độ cao khoảng từ 500-800m so với mực nước biển, độ dốc thấp. Cây có khả năng cải tạo đất,
chống xóa mòn, chống cháy rừng. Gỗ thẳng, có tác dụng nhiều mặt: kích thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu [5].
Nhiệt độ bình quân 21-27oC, tối cao tuyệt đối 42,1oC, tối thấp tuyệt đối -0,8oC.
Lƣợng mƣa 1400-2400 mm, lƣợng bốc hơi 540-1200 mm. Số tháng mƣa trên 100mm là 5-6 tháng tập trung trong mùa Hè. Đất dày trên 50-60cm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ, chua PHKCl từ 3,5-5,0. Mùn từ trung bình đến giàu, trên 2% ở tầng mặt. Trảng cỏ cây bụi, không hoặc có cây gỗ rải rác, nứa tép, lồ ô,…, nương rẫy bỏ hoá, rừng thứ sinh nghèo kiệt. Không trồng nơi dốc trên 25o, có gió lùa mạnh, đất sét nặng bí, đất trơ sỏi đá, chai cứng, lầy úng, kiềm mặn [22].
Hình 1.7: Keo lai (Acacia auriculiformis)
CHƯƠNG 2