CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.3 Ảnh hưởng của phương thức trồng đến khả năng sinh trưởng của các loài cây trong mô hình BXCL
Phương thức trồng là sự phối hợp giữa các giống cây trồng trên một đơn vị diện tích. Vì vậy phương thức trồng là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng trong trồng rừng, nó ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, từ đó quyết định đến năng suất và chất lƣợng rừng.
a. Muồng đen
Loài Muồng đen được chọn bố trí trồng trong 3 phương thức gồm:
P1: Muồng đen - Vối thuốc P2: Muồng đen - Lộc vừng
P4: Vối thuốc - Muồng đen - Vối thuốc
Sinh trưởng của Muồng đen được đánh giá chủ yếu thông qua 4 chỉ tiêu chính đó là tỷ lệ sống (%), HVN, D0,, cấp sinh trưởng, kết quả được tập hợp trong các bảng sau:
Bảng 3.3: Tình hình sinh trưởng của Muồng đen trong các phương thức BXCL Mật độ Phương
thức
Tỷ lệ sống %
Chỉ tiêu trung bình
HVN (cm) D0 (cm) Dt (cm)
1 1 94 207,9 4,3 130,5
2 86 197,7 4,1 120,7
2 4 78 235,2 4,34 142
Trung bình 89 214,03 4,2 131,07
Trong những điều kiện cụ thể khả năng sốt sót của cây phụ thuộc vào các nhân tố mang tính khách quan nhƣ đất đai, khí hậu, ánh sáng và các tác động chủ quan của con người như phát chăm sóc, xử lý thực bì... chỉ những cá thể cây trồng thích ứng đƣợc với điều kiện hoàn cảnh mới có khả năng sống sót, tồn tại và phát triển.
Tỷ lệ sống trung bình của Muồng đen ở các công thức là 89% trong đó ở phương thức 4 có tỷ lệ sống thấp nhất là trồng Vối thuốc – Muồng đen – Vối thuốc với 78%.
Bảng 3.4: Kiểm tra sự khác biệt giữa các phương thức trồng Muồng đen So sánh phương thức
trồng
Trung bình 2 mẫu t – test
Chiều cao Đường kính gốc
P1 và P2 P = 0,2076 P = 0,662
P1 và P4 P = 0,037 P = 0,86937
P2 và P4 P = 0,0003 P = 0,513
P1 và P3 P = 0,0478 P = 0,005
P05 = 0,05 Từ số liệu ở bảng 3.3 và 3.4 cho thấy:
Chiều cao của Muồng đen đạt chiều cao trung bình tốt hơn ở phương thức 1 với Hvn = 207,9 cm so với ở phương thức 2 Hvn= 197,7 cm. Tuy nhiên khi so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) giữa 2 phương thức trồng không có sự khác biệt về chỉ số về chiều cao (P = 0,2076). Kiểm tra chỉ tiêu về đường kính gốc ở phương thức 1 D0= 4,35 cm và ở phương thức 2 D0= 4,1cm (P = 0,6662) vẫn không có sự khác biệt về mặt thống kê ở chỉ số đường kính gốc. Điều này chứng tỏ sinh trưởng của Muồng đen là tương đồng nhau khi trồng kết hợp với Vối thuốc và Lộc vừng trên mật độ 2x2m.
Sinh trưởng của Muồng đen trên phương thức 1 và phương thức 4
Chiều cao trung bình ở phương thức 4 Hvn = 235,2 cm trội hơn so với ở phương thức 1, so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) thì ta thấy có sự khác biệt rõ rệt mang ý nghĩa thống kê đối với chỉ số chiều cao (P = 0,0037). Kiểm tra đường kính gốc ở phương thức 4 D0 = 4,34 cm so với ở phương thức 1 D0 = 4,35 cm (P = 0,86937) chứng tỏ không có sự khác biệt về mặt thống kê sau khi trồng 18 tháng về chỉ số đường kính gốc. Vậy Muồng đen ở phương thức 1 có sinh trưởng về chiều cao ở phương thức 4.
Sinh trưởng của Muồng đen trên phương thức 2 và phương thức 4
Chiều cao trung bình ở phương thức 4 Hvn= 235,2 cm có sự chệnh lệch rõ ràng so với phương thức 2 Hvn= 197,7 cm, từ kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t- test) thì ta thấy có sự khác biệt rõ rệt mang ý nghĩa thống kê đối với chỉ số chiều cao (P = 0,0003). Đường kính gốc trung bình ở phương thức 4 D0 = 4,34 cm và ở ở phương thức 2 D0= 4,1cm không có sƣ chênh lệch quá lớn, không có sự khác biệt về mặt thống kê sau khi trồng 18 tháng trồng ngoài thực địa về chỉ số đường kính gốc (P = 0,513).
Chất lượng của Muồng đen trong các phương thức được đánh giá thông qua chỉ tiêu sinh trưởng, kết quả được tổng hợp dưới bảng 3.5:
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của phương thức trồng đến chất lượng Muồng đen
Phương thức Cấp sinh trưởng % Tổng %
Tốt% Trung bình% Xấu%
P1: MĐ – VT 55 34 11 100
P2: MĐ – LV 51 37 12 100
P4: VT- MĐ-VT 48 41,5 10,5 100
đương nhau. Muồng đen có chất lượng xấu do nguyên nhân chủ yếu là sự tái sinh mạnh của Keo lai (đối tƣợng đã loại bỏ) nhƣng vẫn phát triển trở lại và cạnh tranh dinh dƣỡng và ánh sáng đối với Muồng đen.
Nhận xét chung: Sau 18 tháng trồng thử nghiệm ngoài thực địa, Muồng đen đã được bố trí trên 3 phương thức khác nhau, kết quả bước đầu cho thấy sinh trưởng về chiều cao của Muồng đen ở phương thức 4 (Vối thuốc – Muồng đen – Vối thuốc) tốt hơn so với phương thức 1 (Muồng đen – Vối thuốc) và phương thức 2 (Muồng đen – Lộc vừng) và đường kính gốc ở các phương thức là như nhau.
b. Vối thuốc
Loài Vối thuốc được lựa bố trí ở 3 phương thức gồm:
P1: Muồng đen – Vối thuốc P3: Vối thuốc – Lộc vừng
P4: Vối thuốc – Muồng đen – Vối thuốc.
Sinh trưởng của Vối thuốc được đánh giá chủ yếu thông qua 4 chỉ tiêu chính đó là tỷ lệ sống (%), HVN, D0, cấp sinh trưởng, kết quả được tập hợp trong các bảng sau:
Bảng 3.6: Tình hình sinh trưởng của Vối thuốc trong các phương thức BXCL Mật độ Phương thức Tỷ lệ sống
%
Chỉ tiêu sinh trưởng trung bình HVN (cm) D0 (cm) Dt (cm)
1
1 84,6 197,18 5,23 106
3 88,8 212,06 6,08 118,3
2 4 85,9 192,07 5 105,6
Trung bình 86,3 200,4 5,1 109,96
Tỷ lệ sống trung bình của Vối thuốc ở các phương thức 86,3%. Vối thuốc trồng với Lộc vừng ở mật độ 2x2m là phương thức có tỷ lệ sống cao nhất 88,8% ở các phương thức bố trí thí nghiệm.
Chất lượng của Vối thuốc trong các phương thức được đánh giá thông qua chỉ tiêu sinh trưởng, kết quả được tổng hợp dưới bảng 3.6.
Bảng 3.7: Kiểm tra sự khác biệt giữa các phương thức trồng Vối thuốc So sánh phương thức
trồng
Trung bình 2 mẫu t – test
Chiều cao Đường kính gốc
P1 và P3 P = 0,01075 P = 0,0238
P1 và P4 P = 0,3702 P = 0,4382
P3 và P4 P = 0,0012 P = 0,000099
P05 = 0,05 Từ bảng số liệu 3.6 và 3.7 ta thấy:
Sinh trưởng của Vối thuốc ở phương thức 1 và phương thức 3
Chiều cao trung bình của Vối thuốc ở phương thức 1 có Hvn = 197,18 cm và phương thức 3 có Hvn = 212,06 cm. Như vậy ở phương thức 3 có chiều cao tốt hơn so với phương thức 1, so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) ta thấy có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê ở chỉ số này (P = 0,0478). Đối với đường kính gốc ở phương thức 3 với D0 = 6,08 cm, ta thấy có sự chênh lệch rõ ràng so với phương thức 1 với D0
= 5,23 cm, từ kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) cho thấy có sự khác biệt về mặt thống kê ở chỉ số đường kính gốc (P = 0,005).
Như vậy ở phương thức 3 sau 18 tháng Vối thuốc có HVN = 212,06 cm, D0 = 6,08 cm, Dt = 118,3 cm có sinh trưởng trội hơn so với ở phương thức 1 HVN= 197,18 cm, D0 = 5,23 cm, Dt = 106 cm.
Sinh trưởng của Vối thuốc ở phương thức 1 và phương thức 4
Sinh trưởng về chiều cao ở phương thức 4 Hvn = 192,4 cm không có chênh lệnh nhiều so với ở phương thức 1 Hvn = 197,18 cm. Từ kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) không có sự khác biệt về mặt thống kê chỉ số chiều cao (P = 0,3702).
Đối với đường kính tán ở phương thức 4 D0 = 5,01 cm nhỏ hơn không nhiều so với phương thức 1 với D0 = 5,23 cm. Kiểm tra trung bình 2 mẫu không có ý nghĩa thống kê về chỉ số đường kính gốc (P = 0,4382). Vậy Vối thuốc trong phương thứ 1 và 4 có sinh trưởng là tương đồng nhau.
Sinh trưởng của Vối thuốc ở phương thức 3 và phương thức 4
Từ kết quả so sánh ở phương thức 1 và 4 có thể suy luận ra ở phương thức 3 và 4 có sự khác biệt về mặt thống kê. Để làm rõ điều này ta thấy chiều cao của Vối thuốc ở phương thức 4 với chiều cao trung bình Hvn = 212,3 cm tốt hơn so với ở phương thức 3 với Hvn = 192,4 cm, so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) (P = 0,0012) chứng tỏ có sự khác biệt về mặt thống kê ở chỉ số chiều cao ở phương thức 3 và 4. Đối với
đường kính gốc ở phương thức 3 D0
4 với D0 = 5,01 cm. Theo kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) thì (P = 0,000099), có sự khác biệt về mặt thống kê ở chỉ số đường kính gốc.
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của phương thức trồng đến chất lượng Vối thuốc
Phương thức Cấp sinh trưởng % Tổng %
Tốt% Trung bình% Xấu%
P2: MĐ – VT 65 30 5 100
P3: VT- LV 78 20 2 100
P4: VT- MĐ-VT 83 16 1 100
Chất lƣợng của Vối thuốc đạt tỷ lệ tốt từ 65-83% và trung bình từ 16-30% ở các phương thức là tương đối cao. Tỷ lệ cây kém chất lượng thấp.
Nhận xét chung về Vối thuốc: Sau 18 tháng ngoài thực địa tỷ lệ sống và chất lượng cây Vối thuốc được trồng trên các phương thức tương đối cao. Vối thuốc khi trồng với Lộc vừng ở phương thức 3 trên mật độ 2x2m, có các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao và đường kính gốc tốt nhất trong các phương thức trồng.
c. Lộc vừng
Loài Lộc vừng được lựa bố trí ở 3 phương thức gồm:
P2: Muồng đen – Lộc vừng P3: Vối thuốc – Lộc vừng
P5: Lộc vừng – Lộc vừng – Lộc vừng.
Các chỉ tiêu sinh trưởng của Lộc vừng trong các phương thức trồng được thể hiện qua bảng kết quả dưới đây:
Bảng 3.9: Tình hình sinh trưởng của Lộc vừng trong các phương thức BXCL Mật độ Phương thức Tỷ lệ sống
%
Chỉ tiêu sinh trưởng trung bình HVN (cm) D0 (cm) Dt (cm)
1 2 95 151,2 3,4 107,9
3 92,3 163,1 3,75 107,8
2 5 92,6 162,8 3,74 108,8
Trung bình 93,3 158,17 3,6 108,17
Lộc vừng là loài có tỷ lệ sống cao nhất trong tất cả các loài đƣợc lựa chọn để bố trí trong thí nghiệm với 93,3%.
tiêu sinh trưởng, kết quả được tổng hợp dưới bảng 3.10:
Bảng 3.10: Kiểm tra sự khác biệt giữa các phương thức trồng Lộc vừng So sánh phương
thức trồng
Trung bình 2 mẫu t – test
Chiều cao Đường kính gốc
P2 và P3 P = 0,01075 P = 0,0238
P3 và P5 P = 0,926 P = 0,4382
P2 và P5 P = 0,006 P = 0,011
P05 = 0,05 Từ bảng số liệu 3.9 và 3.10 ta thấy:
Sinh trưởng của Lộc vừng ở phương thức 2 và phương thức 3
Chiều cao trung bình của Lộc vừng sau 18 tháng ở phương thức 3 khi trồng với vối thuốc có Hvn = 163,1 cm có sinh trưởng tốt hơn so với ở phương thức 2 trồng với Muồng đen với Hvn = 151,2 cm, kiểm tra kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) thì có sự khác biệt về mặt thống kê về chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao (P = 0,01075). Đối với chỉ số về đường kính gốc ở phương thức 3 với D0 = 3,75 cm lớn hơn so với phương thức 2 với D0 = 3,4 cm, theo kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) thì giữa 2 phương thức 2 và 3 có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê về chỉ số đường kính gốc (P = 0,0238). Vậy sinh trưởng về chiều cao và đường kính gốc ở phương thức 3 tốt hơn so với phương thức 2.
Sinh trưởng của Lộc vừng ở phương thức 3 và phương thức 5
Chiều cao trung bình của Lộc vừng ở phương thức 5 với Hvn = 162,8 cm không chênh lệch quá lớn so với phương thức 3 với Hvn = 163,1 cm, kiểm tra kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) (P = 0,926) không có sự ý nghĩa thống kê về chỉ số chiều cao giữa 2 công thức 3 và 5. Về đường kính gốc trung bình ở phương thức 5 có D0 = 3,74 cm tốt hơn so với ở phương thức 3 với D0 = 3,75 cm, giữa 2 phương thức không có sự khác biệt về mặt thống kê ở chỉ số đường kính gốc (P = 0,4382). Vậy sinh trưởng của Lộc vừng ở phương thức 3 và 5 là như nhau.
Sinh trưởng của Lộc vừng ở phương thức 2 và phương thức 5
Chiều cao trung bình của Lộc vừng ở phương thức 5 với Hvn = 162,8 cm là tốt hơn so với phương thức 2 với Hvn = 151,2 cm, có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê về sinh trưởng chiều cao (P = 0,006). Đường kính gốc trung bình của Lộc vừng ở phương thức 5 D0 = 3,74 cm cm lớn hơn so với phương thức 2 với D0 = 3,4 cm. Theo
thống kê về sinh trưởng đường kính gốc (P = 0,011).
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của phương thức trồng đến chất lượng Lộc vừng
Phương thức Cấp sinh trưởng % Tổng %
Tốt% Trung bình% Xấu%
PT1:MĐ – LV 58 23 19 100
PT3: VT- LV 63,3 19,2 17,5 100
PT5: LV- LV-LV 68,5 15 16,3 100
Lộc vừng là loài cây sinh trưởng chậm và được trồng bên cạnh loài cây ưu sáng sinh trưởng nhanh về chiều cao và đường kính tán trong giai đoạn cây con đã vượt lên và cạnh tranh ánh sáng và dinh dƣỡng hơn, do đó tỷ lệ Lộc vừng có chất lƣợng cây xấu nhiều hơn so với Muồng đen và Vối thuốc.
Nhận xét chung về Lộc vừng: ở 3 phương thức bố trí Lộc vừng thì các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao, đường kính gốc, chất lượng cây thì ở phương thức 3 (Hvn = 163,1 cm, D0 = 3,75 cm, Dt = 107,8 cm) và phương thức 5 (Hvn = 162,8 cm, D0 = 3,74 cm, Dt = 108,8 cm) đều tốt hơn so với phương thức 2 (Hvn = 151,2 cm, D0 = 3,4 cm, Dt
= 107,9).
d. Keo lai
Tỷ lệ sống của cây lai trong các phương thức trồng là 100%. Chiều cao trung bình của Keo lai ở các phương thức là 269,9 cm, đường kính gốc trung bình là 5,45 cm và đường kính tán là 109,75 cm.
Bảng 3.12: Tình hình sinh trưởng của Keo lai trong các phương thức BXCL Mật độ Phương thức Tỷ lệ sống
%
Chỉ tiêu sinh trưởng trung bình HVN (cm) D0 (cm) Dt (cm)
1
1 100 265,5 5,58 93,28
2 100 265,2 5,13 95,3
3 100 275,2 5,3 116,4
2
4 100 265,3 5,4 115,8
5 100 283,87 5,76 127,75
Trung bình 100 269,9 5,45 109,75
Bảng 3.13: Kiểm tra sự khác biệt giữa các phương thức trồng Keo lai So sánh phương thức
trồng
Trung bình 2 mẫu t – test
Chiều cao Đường kính gốc
P1 và P2 P = 0,052 P = 0,0024
P1 và P3 P = 0,926 P = 0,0875
P3 và P4 P = 0,057 P = 0,483
P3 và P5 P =0,1075 P =0,0033
P4 và P5 P = 0,00077 P= 0,028
P05 = 0,05 Từ bảng số liệu 3.12 và 3.13 ta thấy:
Sinh trưởng của Keo lai mọc tái trên phương thức 1 và phương thức 2
Từ bảng 3.9 ta thấy chiều cao trung bình của Keo lai ở phương thức 1 có Hvn = 265,5 cm và ở phương thức 2 có Hvn = 265,2 là không có sự chệnh lệch quá lớn, không có sự sai khác về chỉ số này (P = 0,945). Đối với đường kính gốc phương thức 1 có D0
= 5,58 cm lớn hơn so với phương thức 2 D0 = 5,13 cm. Theo kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) thì ở 2 công thức có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê (P = 0,0024). Vậy ở phương thức 1 có Hvn = 265,5 cm, D0 = 5,58 cm, Dt = 93,3 cm, tốt hơn so với ở phương thức 2 Hvn = 265,2 cm, D0 = 5,23 cm, Dt = 95,3 cm.
Sinh trưởng của Keo lai mọc tái trên phương thức 1 và phương thức 3
Chiều cao của Keo lai ở phương thức 1 Hvn = 265,5 cm nhỏ hơn so với ở phương thức 3 Hvn = 275,2, theo kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) cho thấy ở không có sự sai khác về chỉ số chiều cao (P = 0,052). Đường kính gốc phương thức 2 có D0 = 5,3 cm. Theo kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) thì ở 2 phương thức cũng không có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê (P = 0,0875). Vậy ở phương thức 1 có Hvn = 265,3 cm, D0 = 5,58 cm, Dt = 93,3 cm, và phương thức 3 Hvn
= 275,2 cm, D0 = 5,3 cm, Dt = 116,4 cm là tương đương nhau sau 18 tháng trồng ngoài thực địa.
Sinh trưởng của Keo lai mọc tái trên phương thức 3 và phương thức 4
Ở phương thức 1 Keo lai mọc tái cùng với Vối thuốc và Lộc vừng có Hvn = 265,3 cm cũng không có sự chênh lệch quá lớn so với Hvn = 275,2 cm ở phương thức 4. Kết so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) cho thấy sinh trưởng về chiều cao ở phương thức 3 và 4 không có sự sai khác (P = 0,057). Kiểm tra chỉ tiêu đường kính gốc với D0 = 5,3 cm ở phương thức 3 và D0 = 5,4 cm, thì theo không có sự sai khác
4 có chỉ số sinh trưởng về chiều cao và đường kính gốc tương đồng nhau.
Sinh trưởng của Keo lai mọc tái trên phương thức 3 và phương thức 5
Kết quả phân tích phương sai về chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao giữa 2 phương thức không có sự khác biệt (P =0,1075) và ở chỉ số đường kính gốc có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê (P = 0,0033). Vậy ở phương thức 5 sinh trưởng của Keo lai tốt hơn so với phương thức 3.
Sinh trưởng của Keo lai mọc tái trên phương thức 4 và phương thức 5
Chiều cao của Keo lai mọc tái sinh trong phương thức 4 với Hvn = 265,3 cm và ở phương thức 5 với Hvn = 283,87 ta thấy giữa 2 phương thức này chiều cao của Keo lai có sự chênh lệch lớn, từ so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) ta thấy giữa 2 công thức có sự khác biệt rõ rệt về chiều cao (P = 0,00077). Đường kính gốc của keo lai ở phương thức 5 với D0 = 5,76 cm lớn hơn so với ở phương thức 4 với D0 = 5,4 cm.
Từ kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) ta thấy có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê về chỉ số đường kính gốc (P = 0,028). Vậy ở phương thức 5 Keo lai có:
Hvn = 283,87 cm, D0 = 5,76 cm, Dt = 127,8 cm tốt hơn so với phương thức 4: Hvn = 265,3 cm, D0 = 5,4 cm, Dt = 115,8 cm.
Nhận xét về Keo lai: Keo lai mọc tái sinh trên phương thức 5 khi được bố trí với Lộc vừng thì có chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao và đường kính gốc là tốt nhất trong các phương thức.
Nhận xét chung về phương thức trồng: Sau 18 tháng trồng ngoài thực địa các loài cây trông mô hình BXCL có tỷ lệ sống và chất lượng cây tương đối cao. Đối với Muồng đen thì khi kết hợp trồng với Vối thuốc ở phương thức 4 (Vối thuốc – Muồng đen – Vối thuốc) có chiều cao tốt hơn so với ở phương thức 1 (Muồng đen – Lộc vừng) và phương thức 2 (Muồng đen – Vối thuốc).
Vối thuốc khi trồng với Lộc vừng ở phương thức 3 (Vối thuốc – Lộc vừng), có các chỉ tiêu sinh trưởng tốt nhất trong các phương thức trồng.
Lộc vừng ở phương thức 3 (Vối thuốc – Lộc vừng) và phương thức 5 (Lộc vừng – Lộc vừng – Lộc vừng) có chiều cao và đường kính gốc phát triển hơn so với phương thức 1 (Muồng đen – Lộc vừng).
Keo lai là loài phát triển nhanh và mạnh có tỷ lệ sống 100% ở các phương thức trồng. Keo lai sinh ở phương thức 5 (Lộc vừng – Lộc vừng – Lộc vừng) có chỉ số sinh trưởng tốt nhất.