Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng sinh trưởng của các loài cây trong các phương thức trồng trong mô hình BXCL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các loài cây trên băng xanh cản lửa tại thành phố đà nẵng (Trang 57 - 69)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.4 Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng sinh trưởng của các loài cây trong các phương thức trồng trong mô hình BXCL

Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh quan trọng nhằm làm ổn định và nâng cao chất lƣợng rừng trồng. Trên thực tế cho thấy, bón phân cho rừng

kháng cho cây đối với các điều kiện bất lợi của môi trường khi trồng, tăng khả năng sinh trưởng và nâng cao chất lượng rừng.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về nhu cầu dinh dƣỡng của cây rừng, kỹ thuật bón phân cho trồng rừng, kinh nghiệm sản xuất và tập quán sử dụng phân bón tại địa phương. Đã có nhiều hướng dẫn kỹ thuật liên quan tới phân bón cho rừng trồng được xây dựng đề xuất ở nhiều quy mô, phạm vi áp dụng khác nhau, bước đầu đã tạo cơ sở khoa học cho việc bón phân cho trồng rừng đó là về chủng loại, liều lƣợng phân bón và phương pháp bón phân. Tuy nhiên, các hướng dẫn kỹ thuật đó còn có nhiều điểm bất cập. Tóm lại là chƣa thể hiện chi tiết về cơ sở bón phân cho từng loại cây và từng loại đất.

Tại mô hình nghiên cứu BXCL chỉ thực hiện nghiên cứu về liều lƣợng phân bón trên 3 loài cây trồng trong mô hình đó là: Muồng đen, Vối thuốc và Lộc vừng trên các phương thức đã bố trí thí nghiệm trên. Tiến hành bón lót phân vi sinh từ tháng 3/2019, đến tháng 6/2019 áp dụng bón phân NPK với liều lƣợng sau: CT1: không bón phân;

CT2: 100g NPK/cây; CT3: 200g NPK/cây.

Trong các phương thức trồng ta tiến hành so sánh sinh trưởng ở CT1: không bón phân và CT2: 100g NPK/cây; CT2: 100g NPK/cây và CT3: 200g NPK/cây.

3.1.4.1 Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng đến phương thức 1 (Muồng đen – Vối thuốc)

Sinh trưởng của Muồng đen và Vối thuốc về chiều cao, đường kính gốc và đường kính tán ở phương thức 1 sau khi bón phân và hiệu quả của các công thức bón phân đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.14: Sinh trưởng ở phương thức 1 sau bón phân và kiểm định t - test

NPK/cây

Chỉ tiêu sinh trưởng trung bình

Không bón phân 100g/cây 200g/cây

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm)

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm)

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm) Muồng

đen 195,07 4,2 120,7 231,4 4,6 148,3 244,8 5,2 132,5 So sánh

phân bón CT1 và CT2 CT2 và CT3

t – test Chiều cao Đường kính

gốc Chiều cao Đường kính gốc

P 6x10-06 0,091 0,127 0,00065

NPK/cây

Không bón phân 100g/cây 200g/cây

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm)

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm)

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm) Vối thuốc 197,2 5,2 105,4 245,4 5,9 122,2 248,3 6,2 128,7

So sánh CT1 và CT2 CT2 và CT3

phân bón

t -test Chiều cao Đường kính gốc Chiều cao Đường kính gốc

P 2x10-07 0,0318 0,73586 0,2901

P05 = 0,05 Từ bảng số liệu 3.14 ta thấy:

Muồng đen

Sinh trưởng của Muồng đen khi thực hiện bón phân theo công thức 1: không bón phân và công thức 2: 100g NPK/cây

Chiều cao trung bình của Muồng đen khi bón 100g NPK/cây thì Hvn = 231,4 cm lớn hơn nhiều so với khi không bón phân Hvn = 195,07 cm, có sự khác biệt về mặt thống kê ở chỉ số chiều cao (P = 6x10-06). Sinh trưởng về đường kính gốc trung bình của Muồng đen khi bón 100g/NPK có D0 = 4,6 cm tốt hớn so với Muồng đen không bón có D0 = 4,2 cm. Tuy nhiên so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) lại không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê ở chỉ số đường kính gốc (P = 0,091). Vậy khi bón phân 100g NPK/cây Muồng đen sinh trưởng mạnh về chiều cao.

Sinh trưởng của Muồng đen khi bón theo công thức 2: 100g NPK/cây và công thức 3: 200gNPK/cây

Chiều cao của Muồng đen ở 200g NPK/cây Hvn = 231,4 cm và 100g NPK/cây thì Hvn = 231,4 cm, theo kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) thì giữa hai phương thức không có sự khác biệt về mặt thống kê ở chỉ số này (P = 0,127). Tuy nhiên đường kính gốc của Muồng đen ở 200g NPK/cây D0 = 5,2 cm và ở 100g NPK/cây là D0 = 4,6 cm ta có thể nhận thấy giữa 2 công thức có sự chênh lệch lớn về chỉ số này. Kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê về chỉ số đường kính gốc (P = 0,00065).

Vậy Muồng đen bón phân 200g NPK/cây (Hvn = 244,8 cm, D0 = 5,2 cm, Dt = 132,5 cm) tốt hơn so với 100g NPK/cây (Hvn = 231,4 cm, D0 = 4,6 cm, Dt = 148,3 cm) và không bón phân với (Hvn = 195,07 cm, D0 = 4,2 cm, Dt = 120,7 cm)

Vối thuốc

Sinh trưởng của Vối thuốc ở công thức 1: không bón phân và công thức 2: 100g NPK/cây

Chiều cao trung bình của Vối thuốc sau khi bón 100g NPK/cây Hvn = 245,5 cm lớn hơn nhiều so với chiều cao khi không bón phân Hvn = 197,2 cm, kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê ở chỉ số về chiều cao (P = 2x10-07). Sinh trưởng vủa Vối thuốc về chỉ tiêu đường kính gốc khi bón 100g NPK/cây có D0 = 5,9 cm và không bón phân có D0 = 5,2 cm ta thấy có sự chênh lệch rõ ràng. Kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) cho thấy có sự khác biệt rõ về mặt thống kê về chỉ số đường kính gốc (P = 0,0318).

Sinh trưởng của Vối thuốc khi bón công thức 2: 100g NPK/cây và công thức 3:

200g NPK/cây.

Khi bón 200g NPK/cây cho Vối thuốc các chỉ số về sinh trưởng đạt Hvn = 248,3 cm và D0 = 6,2 cm. Ta thấy khi bón 100g NPK/cây và 200g NPK/cây sinh trưởng về chiều cao và đường kính không chênh lệch lớn. Kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) cho thấy không có sự sai khác về mặt ý nghĩa thống kê ở chỉ số chiều cao (P = 0,73586) và đường kính gốc (P = 0,2901).

Vậy khi bón phân cho Vối thuốc với liều lƣợng 200g NPK/cây(Hvn = 248,3 cm, D0 = 6,2 cm, Dt = 128,7 cm) và 100g NPK/cây (Hvn = 245,5 cm, D0 = 5,9 cm, Dt = 197,2 cm) thì các chỉ số sinh trưởng của Vối thuốc là như nhau.

Nhận xét: Trên phương thức 1 Muồng đen bón 200g NPK/cây và Vối thuốc 100g NPK/cây là tốt nhất cho sinh trưởng của cây và hiệu quả về mặt kinh tế.

3.1.4.2 Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng đến phương thức 2 (Muồng đen – Lộc vừng)

Các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao, đường kính gốc và đường kính tán của Muồng đen và Lộc vừng ở phương thức 2 sau khi bón phân và sự hiệu quả của các công thức bón sau được thể hiện dưới bảng số liệu sau:

Bảng 3.15: Sinh trưởng ở phương thức 2 sau bón phân và kiểm định t - test

NPK/cây

Chỉ tiêu sinh trưởng trung bình

Không bón phân 100g/cây 200g/cây

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm)

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm)

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm) Muồng

đen 207,9 4,28 132,5 230,1 4,89 147,5 242,4 5,03 160,5 So sánh

phân bón CT1 và CT2 CT2 và CT3

t – test Chiều cao Đường kính

gốc Chiều cao Đường kính gốc

P 0,0005 0,004 0,019 0,469

NPK/cây

Không bón phân 100g/cây 200g/cây

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm)

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm)

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm) Lộc vừng 151,2 3,4 107,9 181,5 4,4 128,8 188,3 4,43 131,7

So sánh

phân bón CT1 và CT2 CT2 và CT3

t -test Chiều cao Đường kính gốc Chiều cao Đường kính gốc

P 0,000011 0,000015 0,32 0,877 P05 = 0,05

Từ bảng số liệu 3.15 ta thấy:

Muồng đen

Sinh trưởng của Muồng đen sau khi bón phân với liều lượng theo công thức 1:

không bón phân và công thức2: 100g NPK/cây

Chiều cao của Muồng đen khi bón 100g NPK/cây có Hvn = 230,1 cm tốt hơn so với khi không bón phân Hvn = 207,9 cm, phân tích so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) cho thấy có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số chiều cao giữa 2 công thức ta so sánh (P = 0,0005). Về đường kính gốc ở 100g NPK/cây Muồng đen có D0 = 4,89 cm và ở không bón phân chỉ là D0 = 4,28 cm, do đó kết quả sinh trưởng về đường kính gốc của 2 phương thức có sự biệt rõ rệt về mặt thống kê (P = 0,004).

Sinh trưởng của Muồng đen sau khi bón phân với liều lượng theo công thức 2:

100g NPK/cây và công thức 3: 200g NPK/cây thì chiều cao của Muồng đen đạt Hvn = 242,2 cm ở công thức 200g NPK/cây và ở Muồng đen khi bón 100g NPK/cây có Hvn = 230,1 cm, kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) cho thấy có sự khác biệt rõ về mặt ý nghĩa thống kê ở chỉ số chiều cao (P = 0,019). Tuy nhiên ở đường kính gốc thì không có sự khác biệt giữa 2 công thức (P = 0,469) với đường kính gốc của Muồng đen ở 200g NPK/cây D0 = 5,03 cm và 100gNPK/cây là D0 = 4,89 cm.

Vậy Muồng đen bón phân 200g NPK/cây (Hvn = 242,2 cm, D0 = 5,03 cm, Dt = 160,5 cm) phù hợp hơn so với 100g NPK/cây (Hvn = 230,1 cm, D0 = 4,89 cm, Dt = 147,5 cm) và không bón phân (Hvn = 207,9 cm, D0 = 4,28 cm, Dt = 132,5 cm)

Lộc vừng

Sinh trưởng của Lộc vừng sau khi bón phân với liều lượng theo công thức 1:

không bón phân và công thức 2: 100g NPK/cây

Chiều cao của Lộc vừng khi không bón phân có Hvn = 151,2 cm nhỏ hơn so với khi bón 100g NPK/cây có Hvn = 181,5 cm, ta có thể có chiều cao 2 công thức so sánh có sự chênh lệch rõ rệt khi thực hiện bón phân, theo kết so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) thì chỉ có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa về mặt thống kê về chỉ số chiều cao (P = 0,000011 ). Đường kính gốc của Lộc vừng ở 100g NPK/cây D0 = 4,4 cm lớn hơn so với ở công thức không bón phân của Lộc vừng D0 = 3,4 cm, có sự khác biệt rõ rệt về đường kính gốc (P = 0,000015).

Sinh trưởng của Lộc vừng sau khi bón phân với liều lượng theo công thức 2:

100g NPK/cây và công thức 3: 200g NPK/cây

vn

188,3 cm ở công thức 200g NPK/cây và Hvn = 181,5 cm, theo kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) thì không có sự khác biệt về chiều cao giữa 2 công thức (P = 0,32). Đường kính gốc của Lộc vừng với 200g NPK/cây D0 = 4,43 cm, Dt = 131,7 cm và 100g NPK/cây D0 = 4,4 cm, Dt = 128,8 cm, không có sự khác biệt về thống kê theo chỉ số đường kính gốc (P = 0,877).

Vậy khi bón phân cho Lộc vừng với liều lƣợng 200g NPK/cây (Hvn = 188,3 cm, D0 = 4,43 cm, Dt = 131,7 cm) và 100g NPK/cây(Hvn = 181,5 cm, D0 = 4,4 cm, Dt = 128,8 cm) thì các chỉ số sinh trưởng của Lộc vừng là như nhau và các chỉ số về sinh trưởng tốt hơn so với không bón phân Hvn = 151,2 cm, D0 = 3,4 cm, Dt = 107,9 cm.

Nhận xét: Trên phương thức 2 Muồng đen bón 200g NPK/cây và Lộc vừng 100g/cây là tốt nhất cho sinh trưởng của cây.

3.1.4.3 Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng đến phương thức 3 (Vối thuốc – Lộc vừng)

Sinh trưởng của Vối thuốc và Lộc vừng sau khi được bón phân được thể hiện dưới bảng kết quả sau:

Bảng 3.16: Sinh trưởng ở phương thức 3 sau bón phân và kiểm định t - test

NPK/cây

Chỉ tiêu sinh trưởng trung bình

Không bón phân 100g/cây 200g/cây

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm)

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm)

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm) Vối thuốc 212,06 6,08 118,9 231,7 6,6 142,9 248,3 6,8 142,4

So sánh

phân bón CT1 và CT2 CT2 và CT3

t – test Chiều cao Đường kính

gốc Chiều cao Đường kính gốc

P 0,012 2,3x10-6 0,044 0,943

NPK/cây

Không bón phân 100g/cây 200g/cây

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm)

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm)

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm) Lộc vừng 163,14 3,73 107,9 185,6 4,3 113,5 194,3 4,4 127,2

So sánh

phân bón CT1 và CT2 CT2 và CT3

t -test Chiều cao Đường kính gốc Chiều cao Đường kính gốc

P 0,0037 0,048 0,244 0,551

P05 = 0,05

Vối thuốc

Sinh trưởng của Vối thuốc khi không bón phân khi bón phân theo công thức 1:

không bón phân và công thức 2: 100g NPK/cây

Ta thấy ở phương thức 3 ở không bón phân thì chiều cao của Vối thuốc đạt Hvn = 212,06 cm và 100g NPK/cây là Hvn = 231,7 cm, kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê về chỉ số chiều cao (P = 0,012). Đường kính gốc ở 100g NPK/cây Vối thuốc đạt D0 = 6,6 tốt hơn Vối thuốc không đƣợc bón phân với D0 = 6,08 cm, kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê về chỉ số đường kính gốc (P

= 2,3x10 -06).

Sinh trưởng của Vối thuốc sau khi bón theo công thức 2: 100g NPK/cây và công thức 3: 200g NPK/cây

Chiều cao ở 200g NPK/cây có Hvn = 248,3 cm có sinh trưởng tốt hơn so với chiều cao của Vối thuốc ở 100g NPK/cây Hvn = 231,7 cm, theo kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) thì có sự khác biệt về mặt thống kê về chỉ số này (P = 0,044). Ở giữa 2 công thức chỉ số đường kính gốc không có sự chênh lệch nhiều ta thấy 200g NPK/cây có D0 = 6,8 cm và ở 100g NPK/cây có D0 = 6,6, so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) cho thấy không có sự khác biệt về thống kê ở chỉ số đường kính gốc (P = 0,943). Vậy khi bón với 200g NPK/cây đối với Vối thuốc thì cây sinh trưởng về chiều cao vượt trội.

Vậy khi bón phân cho Vối thuốc với liều lƣợng 200g NPK/cây (Hvn = 248,3 cm, D0 = 6,8 cm, Dt = 142,4 cm) tốt hơn so với 100g NPK/cây (Hvn = 231,7 cm, D0 = 6,6 cm, Dt = 142,9 cm) và không bón phân (Hvn = 221,06 cm, D0 = 6,08 cm, Dt = 118,9 cm)

Lộc vừng

Sinh trưởng của Lộc vừng sau khi bón theo công thức 1: không bón phân và công thức 2: 100g NPK/cây

Chiều cao ở 100g NPK/cây là Hvn = 185,56 cm và ở không bón phân Lộc vừng chỉ có chiều cao là Hvn = 163,14 cm, kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t- test) cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê về chỉ số chiều cao (P = 0,0037), về đường kính gốc Lộc vừng ở 100g NPK/cây có D0 = 4,3 cm sinh trưởng tốt nhiều khi không bón phân với D0 = 3,73 cm, so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê về chỉ số này (P = 0,048).

Sinh trưởng của Lộc vừng sau khi bón theo công thức 2: 100g NPK/cây và công thức 3: 200g NPK/cây

Ở 200g NPK/cây chiều cao của Lộc vừng Hvn = 194,26 cm cũng không chênh

test) cho thấy không có sự khác biệt về mặt thống kê (P= 0,244). Về đường kính gốc ở 200gNPK/cây là D0 = 4,4 cm, ở chỉ số này vẫn không có sự khác biệt về mặt thống kê (P = 0,551).

Vậy khi bón phân cho Lộc vừng với liều lƣợng 200g NPK/cây (Hvn = 194,26 cm, D0 = 4,4 cm, Dt = 127,2 cm) và 100g NPK/cây (Hvn = 185,56 cm, D0 = 4,3 cm, Dt = 113,5 cm) có các chỉ tiêu sinh trưởng tương đồng nhau và không bón phân (Hvn = 163,14 cm, D0 = 3,73 cm, Dt = 107,85 cm).

Nhận xét: trên phương thức 3 bón 200g NPK/cây cho Vối thuốc và Lộc vừng là 100g NPK/cây tốt nhất cho sinh trưởng của cây.

3.1.4.4 Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng đến phương thức 4 (Vối thuốc - Muồng đen – Vối thuốc)

Sinh trưởng của Vối thuốc và Muồng đen ở phương thức 4 sau khi bón phân đƣợc thể hiện qua bảng kết quả sau:

Bảng 3.17: Sinh trưởng ở phương thức 4 sau bón phân và kiểm định t - test

NPK/cây

Chỉ tiêu sinh trưởng trung bình

Không bón phân 100g/cây 200g/cây

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm)

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm)

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm) Muồng

đen 235,2 4,34 140 260,4 4,53 139,3 264,3 4,94 155,65 So sánh

phân bón CT1 và CT2 CT2 và CT3

t – test Chiều cao Đường kính

gốc Chiều cao Đường kính gốc

P 0,0004 0,596 0,127 0,00065

NPK/cây

Không bón phân 100g/cây 200g/cây

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm)

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm)

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm) Vối thuốc 192,07 5 105,5 242,9 6,24 137,6 268,4 6,7 139,4

So sánh

phân bón CT1 và CT2 CT2 và CT3

t -test Chiều cao Đường kính gốc Chiều cao Đường kính gốc

P 4x10-11 0,000041 0,00105 0,206

P05 = 0,05 Từ bảng số liệu 3.17 ta thấy:

Muồng đen

Sinh trưởng của Muồng đen khi bón phân theo công thức 1: không bón phân và công thức 2: 100g NPK/cây ta thấy

Chiều cao ở không bón là Hvn = 235,3 cm nhỏ hơn nhiều với Muồng đen khi thực hiện bón 100g NPK/cây với Hvn = 260,4 cm, kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) ta thấy có sự sai khác rõ rệt về mặt thống kê ở chỉ số chiều cao (P = 0,0004). Về đường kính gốc ta thấy ở 100g NPK/cây có D0 = 4,53 có sinh trưởng tốt hơn so với khi không bón phân với D0 = 4,34 cm, kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) cho thấy không có sự khác biệt về mặt thống kê ở chỉ số đường kính gốc (P = 0,596).

Sinh trưởng của Muồng đen khi bón phân theo công thức 2: 100g NPK/cây và công thức 3: 200g NPK/cây:

Ta thấy chiều cao của Muồng đen ở 200g NPK/cây là Hvn = 264,3 cm không có sự chênh lệch quá nhiều so với ở 100g NPK/cây, kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) cho thấy không có sự khác biệt về mặt thống kê ở chỉ số này (P = 0,127). Tuy nhiên ở đường kính gốc ở 200g NPK/cây D0 = 4,94 cm có sinh trưởng tốt hơn so với ở 100g NPK/cây, kết quả thống kê cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê ở chỉ số đường kính gốc (P = 0,00065).

Vậy Muồng đen bón phân 200g NPK/cây (Hvn = 264,3 cm, D0 = 4,94 cm, Dt = 155,65 cm) là tốt hơn so với 100g NPK/cây (Hvn = 260,4 cm, D0 = 4,53 cm, Dt = 139,28 cm) và không bón phân với (Hvn = 235,3 cm, D0 = 4,34 cm, Dt = 142,04 cm)

Vối thuốc

Sinh trưởng của Vối thuốc khi bón phân theo công thức 1: không bón phân và công thức 2: 100g NPK/cây

Chiều cao của Vối thuốc khi không bón phân là Hvn = 192,07 cm kém hơn so với khi bón 100g NPK/cây Hvn = 242,9 cm, kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t- test) cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê ở chỉ số chiều cao (P = 4x10-11).

Về đường kính gốc cũng tương tự 100g NPK/cây có D0 = 6,24 cm có sinh trưởng tốt hơn so với khi không bón phân D0 = 5 cm, kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) cho thấy có sự khác biệt về mặt thống kê ở chỉ số này (P = 0,0000418).

Sinh trưởng của Vối thuốc khi bón phân theo công thức 2: 100g NPK/cây và công thức 3: 200gNPK/cây

Chiều cao ở của vối thuốc ở 200g NPK/cây có Hvn = 268,4 cm có sinh trưởng tốt hơn so với ở 100g NPK/cây, từ kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) có sự khác biệt rõ rệt về mặt ý nghĩa thống kê ở chỉ số này (P = 0,00105). Về đường kính gốc Vối thuốc ở 200g NPK/cây có D0 = 6,7cm sinh trưởng tốt hơn so với Vối thuốc ở 100g NPK/cây với D0 = 6,24cm, từ kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test)

0,206).

Vậy khi bón phân cho Vối thuốc với liều lƣợng 200g NPK/cây (Hvn = 268,4 cm, D0 =6,7cm, Dt = 139,4cm) tốt hơn so với bón 100g NPK/cây (Hvn = 242,9 cm, D0 = 6,24 cm, Dt = 137,6 cm) và không bón phân (Hvn = 192,07 cm, D0 = 5 cm, Dt = 105,5 cm .

Nhận xét: Trên phương thức 4 bón với liều lượng 200g NPK/cây là tốt nhất cho sinh trưởng của Muồng đen và Vối thuốc.

3.1.4.5. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng đến phương thức 5 (Lộc vừng – Lộc vừng – Lộc vừng)

Sinh trưởng của Lộc vừng trong phương thức 5 được thể hiện qua bảng kết quả sau:

Bảng 3.18: Sinh trưởng ở phương thức 5 sau bón phân và kiểm định t - test

NPK/cây

Chỉ tiêu sinh trưởng trung bình

Không bón phân 100g/cây 200g/cây

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm)

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm)

Hvn (cm)

Do (cm)

Dt (cm) Lộc vừng 162,8 3,74 108,8 192,2 4,6 119,7 196,2 4,8 122,2

So sánh

phân bón CT1 và CT2 CT2 và CT3

t – test Chiều cao Đường kính

gốc Chiều cao Đường kính gốc

P 5x10-19 5x10-9 0,147 0,153

P05 = 0,05 Từ biểu đồ 3.18 ta thấy:

Lộc vừng

Sinh trưởng của Lộc vừng ở phương thức 5 sau khi được bón theo liệu lượng công thức 1: không bón phân và công thức 2: 100g NPK/cây

Chiều cao của Lộc vừng khi bón 100gNPK/cây với Hvn = 192,2 cm có sinh trưởng tốt hơn so với ở Lộc vừng không bón phân với Hvn = 162,8 cm, kết quả so sánh trung bình 2 mẫu (kiểm định t-test) cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê về chỉ số chiều cao (P = 5x10 -19), về đường kính gốc khi bón 100gNPK/cây Lộc vừng có D0 = 4,6 cm sinh trưởng tốt hơn nhiều so với khi không bón D0 = 3,74 cm, có sự khác biệt về mặt thống kê về chỉ số này (P = 5x10 -09)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các loài cây trên băng xanh cản lửa tại thành phố đà nẵng (Trang 57 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)