CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên tại tiểu khu 44 Khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa
Nhiệt độ và độ ẩm là hai nhân tố sinh thái quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống các sinh vật, có ý nghĩa quyết định khả năng cung cấp và hiệu quả sinh thái của nước. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng cung cấp chất khoáng cho thực vật, thức ăn cho vi sinh vật dị dưỡng, chu trình khoáng, chu trình nước và nhiều quá trình khác diễn ra trong các hệ sinh thái rừng.
Khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa nằm ở vùng chuyển tiếp khí hậu của Việt Nam, giữa miền Bắc với khí hậu một năm bốn mùa rõ rệt và miền Nam với khí hậu một năm hai mùa mƣa và khô rõ rệt. Nhiệt độ, độ ẩm, đƣợc đo tại mô hình nghiên cứu đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.1: Nhiệt độ và độ ẩm tại mô hình nghiên cứu BXCL năm 2019 – 2020
Đợt Tháng Nhiệt độ TB
tháng (oC) Độ ẩm %
1
Tháng 3/2019 30 82,0
Tháng 4/2019 33,5 72,3
Tháng 5/2019 36,3 65,0
2
Tháng 6/2019 36,5 63,2
Tháng 7/2019 32,5 72,3
Tháng 8/2019 30,1 84,7
3
Tháng 9/2019 26,5 85,1
Tháng 10/2019 27,3 76,8
Tháng 11/2019 24,6 84,0
4 Tháng 12/2019 22,5 81,2
Tháng 1/2020 24,3 78,7
5
Tháng 2/2020 25,5 72,6
Tháng 3/2020 28,5 69,7
Tháng 4/2020 27,3 77,2
Biểu đồ 3.1: Nhiệt độ tại mô hình nghiên cứu BXCL năm 2019 – 2020
Biểu đồ 3.2: Độ ẩm tại mô hình nghiên cứu BXCL năm 2019 – 2020
Từ bảng số liệu 3.1 và biểu đồ 3.2 ta thấy tại khu vực nghiên cứu có mùa khô từ tháng 3 – 8/2019 và mùa mƣa từ tháng 9 – 4/2020.
+ Các tháng mùa khô có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong thời gian này rơi vào tháng 3 với nhiệt độ trung bình là 300 C và độ ẩm trung bình là 82 %, thời tiết trong tháng 3/2019 thường xuyên có những cơn mưa dông trong tháng. Nhiệt độ trung bình cao nhất là 36,5% rơi vào tháng 6.
+ Các tháng mùa mƣa có nhiệt độ thấp trong năm nhiều từ tháng 9/2019 đến tháng 4 năm 2020. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất rơi vào tháng 12 với 22,50 C và
0 5 10 15 20 25 30 35 40
3/19 4/19 5/19 6/19 7/19 8/19 9/19 10/19 11/19 12/19 1/20 2/20 3/20 4/20
Nhiệt độ (0C)
0C
Tháng 30
33,5 36,3 36,5 32,5
30,1 25,6
27,3 24,6
22,5
24,3 25,5
28,5 27,3
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
3/19 4/19 5/19 6/19 7/19 8/19 9/19 10/19 11/19 12/19 1/20 2/20 3/20 4/20
Độ ẩm %
%
82 72,3
65 63,2 72,3
84,7 85,1
76,8
84 81,2
78, 72,6 69,7
77,2
độ ẩm trung bình là 81,2%. Nhiệt độ cao nhất rơi vào tháng 3/2020 với nhiệt độ trung bình là 28,50C và độ ẩm là 69,7%.
Dựa trên kết quả nghiên cứu về quy trình kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp của Viện Khoa Học Lâm nghiệp Việt Nam (2002) thì điều kiện gây trồng của Muồng đen ở nhiệt độ không khí trung bình năm từ 24-270C, độ ẩm không khí bình quân 70-80%.
Muồng đen là cây chịu hạn có thể sống đƣợc ở những vùng có mùa khô kéo dài 6 -7 tháng/năm [10]. Đối với Vối thuốc sống đƣợc trong nhiều dạng lập địa khác nhau khác nhau, chịu được khí hậu lạnh, sương giá, có thể sinh trưởng, phát triển được ở những nơi có điều kiện lập địa đã bị suy thoái nghiêm trọng do mất rừng lâu ngày, ở nơi đất trống, đồi núi trọc hoặc ở nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt [10]. Lộc vừng là loài cây ƣa ẩm và ƣa sáng [10]. Từ kết quả này là cơ sở để chứng minh việc lựa chọn trồng Muồng đen, Vối thuốc, Lộc vừng và Keo lai trong mô hình BXCL là phù hợp với điều kiện môi trường tại khu BTTN Bà Nà – Núi chúa.
3.1.1.2 Đất (thổ nhưỡng)
Đặc điểm thổ nhưỡng có ảnh hưởng lớn đến sự sự sinh trưởng và phát triển của loài cây mô hình BXCL. Đề tài tiến hành nghiên cứu một số tính chất của đất nhƣ PHKCl, CHC, thành phần cơ giới, hàm lƣợng nitơ, kali, photpho dễ tiêu trong đất.
Trong đó ở phương thức 1, 2 và 3 được trồng trên mẫu đất 1 và phương thức 4 và 5 đƣợc trồng trên mẫu đất 2. Kết quả phân tích 2 mẫu đất đƣợc thể hiện qua bảng kết quả sau đây:
Bảng 3.2: Kết quả phân tích, các mẫu đất tại khu vực nghiên cứu
Mẫu PHKCl CHC (%)
TPCG Tên đất
thường gọi
Hàm lƣợng (mg/100g) Cát
(%)
limon (%)
sét
(%) Ntp P2O5 K2O
MĐ1 4,75 4,38 41,44 30,52 26,62 Đất sét pha
cát 40,62 3,37 6,26 MĐ2 4,39 3,46 38,52 35,77 19,38 Đất sét pha
cát 38,55 2,31 4,72 (Ghi chú: So sánh với TCVN 5979:2007) [3]
Biểu đồ 3.3: Hàm lƣợng dinh dƣỡng đất tại mô hình BXCL
Kết quả phân tích mẫu đất tại bảng 3.2 ta thấy: Mẫu đất MĐ1 với pHKCl = 4,75 là đất chua và ở mẫu MĐ2 với PHKCl = 4,39 là loại đất rất chua. Nguyên nhân là tại mô hình nghiên trước đây đã được người dân đốt để xử lý thực bì sau khai thác cây keo nên có tại đây có độ chua cao. Độ chua ở mẫu đất 1 và mẫu đất 2 không có sự chênh lệch quá lớn. Hàm lƣợng chất hữu cơ (CHC) của 2 mẫu đất nghiên cứu ở mức khá với mẫu MĐ1 là 4,38% và mẫu MĐ2 là 3,46%. Hàm lƣợng đạm dễ tiêu của 2 mẫu đất ở mức rất giàu với ở mẫu MĐ1 là và 40,62 mg/100g đất và mẫu MĐ2 38,55mg/100g đất ở MĐ2. Lân dễ tiêu trong đất ở mức thấp lần lƣợt là 3,37mg/100g và 2,31mg/100g.
Hàm lượng K dễ tiêu của 2 mẫu đất tương đối thấp từ 4,72 mg/100g và 6,26 mg/100g.
Ở mẫu đất 1 là loại đất chua với chất hữu cơ, nitơ thủy phân, lân dễ tiêu, kali dễ tiêu đều lớn hơn lớn so với mẫu đất 2.
Kết luận: Thỗ nhƣỡng tại mô hình BXCL, Khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa có hàm lượng chất dinh dưỡng và độ chua phù hợp với sự sinh trưởng của các Muồng đen, Vối thuốc, Lộc vừng và Keo lai.