CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. KẾT QUẢ XÂY DỰNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG “THỰC VẬT HỌC” – SINH HỌC 6
3.1.1. Qui trình xây dựng bài tập thực nghiệm trong dạy học nội dung kiến thức
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đề xuất qui trình xây dựng BTTN trong dạy học nội dung kiến thức Sinh học 6 như sau:
Hình 3.1: Sơ đồ qui trình xây dựng Bài tập thực nghiệm trong dạy học nội dung
“Thực vật học”
Bước 3:
Thu thập và tuyển chọn tài liệu liên quan đến nội dung kiến thức Sinh học 6.
Bước 4.
Xây dựng bài tập thực nghiệm.
Bước 6:
Xây dựng yêu cầu và đáp án.
Bước 7:
Đề xuất phương án đánh giá bài tập thực nghiệm vừa xây dựng.
Bước 2:
Xác định mục tiêu và năng lực hướng đến của BTTN.
Bước 5:
Xác định mức độ năng lực cần đạt.
Bước 1:
Phân tích nội dung bài học và xác định nội dung có thể xây dựng BTTN.
Cụ thể các bước như sau:
Bước 1: Phân tích nội dung bài học và xác định nội dung có thể xây dựng BTTN.
Để thiết kế được BTTN trước hết chúng ta phải phân tích nội dung bài học, xem bài học đó có những nội dung gì, yêu cầu như thế nào, có phù hợp với dạng BTTN hay không,… Từ đó xác định nội dung trong bài có khả năng thiết kế được BTTN và tiến hành thực hiện theo kế hoạch.
Bước 2: Xác định mục tiêu (kiến thức, kỹ năng, thái độ) và năng lực hướng đến của Bài tập thực nghiệm.
Mục tiêu của các BTTN cần tương đồng với mục tiêu của bài học để thông qua đó truyền tải được nội dung kiến thức yêu cầu. Từ đó, xác định nội dung trọng tâm của bài tập phù hợp với đối tượng được đánh giá. Thông qua mục tiêu bài tập GV có thể định hình các yêu cầu của bài tập cho phù hợp.
Bước 3: Thu thập và tuyển chọn tài liệu liên quan đến nội dung kiến thức Sinh học 6
Sau khi xác định được nội dung, mục tiêu trọng tâm cần đánh giá. GV tiến hành thu thập tài liệu liên quan đến nội dung kiến thức cần đánh giá. GV có thể tìm kiếm các thí nghiệm, bài tập thí nghiệm từ nhiều nguồn như: SGK, tạp chí Sinh học, internet, các bài báo, sách tham khảo...
Khi thu thập thông tin, GV cần tham khảo những nguồn thông tin có nội dung kiến thức đáng tin cậy, có cơ sở khoa học cao, là mối quan tâm của nhiều độc giả đặc biệt phải hấp dẫn đối với HS.
Sau đó, GV tiến hành tuyển chọn các thí nghiệm cần sử dụng để xây dựng câu hỏi bài tập thực nghiệm. Để có thể lựa chọn thí nghiệm phù hợp, GV cần dựa vào các tiêu chí: Trình độ kiến thức, nội dung chương trình, đối tượng, mục tiêu sử dụng.
Bước 4: Xây dựng bài tập thực nghiệm.
GV xây dựng bài tập thực nghiệm dựa trên tài liệu đã tuyển chọn. Sau khi có được “nguyên liệu” bắt buộc, cần đưa “nguyên liệu” vào ngữ cảnh thực.
GV có thể chỉnh sửa, phân tách các khâu thí nghiệm thành những kiến thức nhỏ để phù hợp với mục đích sử dụng, HS có thể dễ dàng nắm rõ nội dung bài tập mà không làm thay đổi kiến thức rút ra từ thí nghiệm.
Bước 5: Xác định mức độ năng lực cần đạt.
Từ mục tiêu và câu hỏi trọng tâm đã xác định ở bước 2, GV dựa vào khung năng lực tìm hiểu tự nhiên để xác định mức độ năng lực tương ứng cần đạt.
Mục đích của bước này nhằm giúp GV xác định các năng lực muốn kiểm tra, đánh giá ở HS, để từ đó đưa ra các bài tập thích hợp.
GV áp dụng thang đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên để xác định các mức độ năng lực khác nhau một cách cụ thể.
Bước 6: Xây dựng yêu cầu và đáp án.
Xây dựng yêu cầu: Tùy theo nội dung kiến thức và dựa vào các mức độ năng lực được xác định ở bước trước, GV tiến hành soạn nội dung yêu cầu sao cho phù hợp với mục tiêu ở bước 2. Các yêu cầu được xây dựng dựa vào bài tập đã thiết kế và kiến thức cần rút ra cho phù hợp.
Để có thể kích thích sự hứng thú và khả năng tư duy của HS, các yêu cầu nên được sắp xếp theo 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: Sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó
- Cách 2: Sắp xếp theo mức độ liên quan đến những kiến thức đã có hiểu biết trước.
Sau đó GV xây dựng đáp án cho câu hỏi. Đáp án cần được mô tả chính xác, phù hợp với nội dung câu hỏi.
Bước 7: Đề xuất phương án đánh giá bài tập thực nghiệm vừa xây dựng.
Đề xuất phương án đánh giá và mã hóa câu trả lời: GV đưa ra 3 mức độ để đánh giá tương ứng với mức độ trả lời bao gồm: Mức đạt (mức tối đa), mức chưa đạt (mức chưa tối đa), mức không đạt. Để có thể đánh giá được theo 3 mức độ, chúng tôi xin đề xuất phương án đánh giá được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 3.1: Đề xuất phương án đánh giá.
Hình thức câu hỏi
Mức độ đạt được Mức đạt
(mức tối đa)
Mức chưa đạt (Mức chưa tối đa)
Mức không đạt
Trắc
nghiệm 1 lựa chọn
HS lựa chọn đúng đáp án.
HS lựa chọn sai đáp án hoặc không trả lời.
Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
HS lựa chọn đúng tất cả các đáp án của câu.
HS chỉ lựa chọn đúng một vài đáp án. (Tùy theo ý kiến của GV để quyết định số câu cần đạt).
HS lựa chọn sai đáp án hoặc không trả lời.
HS lựa chọn đúng đáp án nhưng dưới số câu quy định của GV.
Tự luận
Câu trả lời đầy đủ, chính xác các yêu cầu của câu hỏi.
HS chỉ đưa ra được một số câu trả lời phù hợp với yêu cầu của câu hỏi.
HS trả lời sai hoặc câu trả lời không liên quan đến nội dung câu hỏi hoặc HS không trả lời.
Để thuận tiện cho kiểm tra, đánh giá. Tôi xin đề xuất phương án chấm điểm đối với 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: Gồm 2 mức là mức đạt (100% điểm số của câu) và mức không đạt hoặc chưa đạt (0% điểm số của câu).
+ Trường hợp 2: Gồm 3 mức là mức đạt (100% điểm số của câu); mức chưa đạt (50% điểm số của câu) và mức không đạt (0% điểm số của câu).
Kiểm tra lại BTTN vừa xây dựng đã đạt được mục tiêu đề ra hay chưa. Đồng thời, quá trình thiết kế phải đảm bảo yêu cầu: Bài tập và yêu cầu hợp lí, đảm bảo cho học sinh lĩnh hội được kiến thức phù hợp với mục tiêu dạy học, đạt được năng lực đề ra. Tỉ lệ bài tập và yêu cầu cần thích hợp để kích thích tư duy của HS, không
quá dễ cũng không quá khó. Các yêu cầu được diễn đạt bằng hệ thống câu hỏi rõ ràng, súc tích, sắp xếp thứ tự hợp lí.
Ví dụ minh họa
Xây dựng Bài tập thực nghiệm cho nội dung kiến thức “Nhu cầu muối khoáng của cây”, Bài “Sự hút nước và muối khoáng của rễ”.
Bước 1: Phân tích nội dung bài học và xác định nội dung có thể xây dựng BTTN.
Qua nội dung Bài “Sự hút nước và muối khoáng của rễ” ta thấy đây là kiến thức quen thuộc, dễ tiếp thu đối với HS lớp 6. Tuy nhiên để hiểu sâu về vấn đề của bài học thì SGK chưa khai thác kỹ, do đó ta có thể chọn nội dung “Nhu cầu muối khoáng của cây” để thiết kế BTTN nhằm củng cố và nâng cao cả kiến thức lẫn kỹ năng cho HS.
Bước 2: Xác định mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực hướng đến của Bài tập thực nghiệm.
Sau khi trả lời được Bài tập thực nghiệm, HS sẽ đạt được mục tiêu sau:
- Kiến thức:
+ Phân tích và giải thích được nhu cầu muối khoáng của cây phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau.
- Kỹ năng: Thiết kế được một số thí nghiệm đơn giản để chứng minh cho mục đích nghiên cứu và giải thích được một số hiện tượng trong đời sống.
- Thái độ: Có ý thức chăm sóc cây cối đúng cách, từ đó hình thành lòng yêu thích môn học.
- Năng lực hướng đến: Phát triển NL Tìm hiểu tự nhiên.
Nội dung trọng tâm của bài tập là thiết kế được thí nghiệm chứng minh nhu cầu muối khoáng của cây phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau và vận dụng kiến thức có được vào chăm sóc cây trồng trong thực tiễn.
Bước 3: Thu thập và lựa chọn tài liệu liên quan đến nội dung kiến thức Sinh học 6.
Sau khi xác định được nội dung, mục tiêu trọng tâm cần đánh giá. GV tiến hành thu thập tài liệu liên quan đến nội dung kiến thức cần đánh giá. GV có thể tìm kiếm các thí nghiệm, bài tập thí nghiệm từ nhiều nguồn như: SGK, tạp chí Sinh học, internet, các bài báo, sách tham khảo...
GV tiến hành lựa chọn đoạn thông tin cần sử dụng để xây dựng đoạn thông tin dẫn cho câu hỏi, BTTN dựa vào các tiêu chí:
Trình độ kiến thức: Đoạn thông tin cần phải phù hợp với trình độ kiến thức của HS Lớp 6.
Nội dung chương trình: Thí nghiệm dễ hiểu, gần gũi, thân thuộc với HS.
Đối tượng HS: Đối tượng HS trung bình, khá, giỏi.
Mục tiêu sử dụng: Sử dụng trong dạy học bài mới hoặc củng cố kiến thức.
Bước 4: Xây dựng bài tập thực nghiệm.
GV xây dựng bài tập dựa vào các thí nghiệm tìm được.
Nội dung: Cho các dụng cụ sau:
- 3 loại phân: phân đạm, phân lân, phân Kali.
- Nước.
- 2 chậu cây quật, 2 chậu cây cải, 3 chậu cây khoai lang.
Dựa vào các dụng cụ đã cho hãy trả lời các câu hỏi ở dưới.
Bước 5: Xác định mức độ năng lực cần đạt.
Từ mục tiêu và câu hỏi trọng tâm đã xác định ở bước 1, GV dựa vào khung năng lực tìm hiểu tự nhiên để xác định mức độ năng lực tương ứng cần đạt. Ví dụ:
Bài tập này yêu cầu HS đạt được các NL:
A1.1: Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa một vấn đề/ lời giải thích.
B1.2: Thu thập được những thông tin liên quan hoặc từ kết quả quan sát phân tích, dự đoán kết quả nghiên cứu.
B2.2: Thực hiện được các bước theo tiến trình: Đặt câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả thuyết và lập kế hoạch.
C2.2: Vận dụng kiến thức tổng hợp để phản biện/ đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn từ đó thu thập, tìm tòi các tài liệu để đề xuất cách ứng xử phù hợp.
Bước 6: Xây dựng yêu cầu và đáp án.
Dựa vào các mức độ biểu hiện của năng lực tìm hiểu tự nhiên đã được xác định ở bước 5 và mục tiêu bài học ở bước 2, GV xây dựng yêu cầu cho phù hợp.
Câu 1. (B2.2): Dựa vào những vật dụng đã cho, hãy thiết kế thí nghiệm chứng tỏ vấn đề: “Cây cần nước và muối khoáng để phát triển và nhu cầu muối khoáng của cây phụ thuộc vào từng loại cây khác nhau”.
...
Câu 2. (B1.2): Dự đoán kết quả và giải thích thí nghiệm em đã thiết kế.
...
Câu 3. (A1.1): Nếu có thể thay thế 3 loài cây trên, em sẽ thay thành những cây nào? Vì sao?
...
Câu 4. (C2.2): Với những kiến thức đã được học, nếu em là một nhà Nông nghiệp học, em có nhận xét và ý kiến gì để phát triển nền nông nghiệp của đất nước?
...
Xây dựng đáp án cho câu hỏi:
Câu 1:
- Thí nghiệm 1: Để chứng minh cây cần nước để phát triển thực hiện thí nghiệm như sau:
Lấy 2 chậu cây quật (Đặt là chậu A và chậu B).
+ Chậu A: Tưới một lượng nước vừa đủ hằng ngày.
+ Chậu B: Không tưới nước.
- Thí nghiệm 2: Để chứng minh cây cần muối khoáng để phát triển, thực hiện thí nghiệm như sau:
Lấy 2 chậu cây cải (Đặt là chậu C và chậu D): nước tưới đầy đủ.
+ Chậu C: Bón đầy đủ 3 loại muối khoáng: đạm, lân, Kali.
+ Chậu D: Bón thiếu muối đạm (Có thể đổi là thiếu muối Lân hoặc Kali).
- Thí nghiệm 3: Để chứng minh nhu cầu muối khoáng của cây phụ thuộc vào từng loại cây, thực hiện thí nghiệm như sau:
Lấy 3 chậu cây khoai lang (Đặt là Chậu 1, chậu 2 và chậu 3):
+ Chậu 1: Bón đầy đủ 3 loại muối khoáng đạm, lân, Kali. Trong đó, lượng bón 3 loại muối như nhau.
+ Chậu 2: Bón đầy đủ 3 loại muối khoáng. Trong đó, bón muối đạm và muối lân nhiều hơn muối Kali.
+ Chậu 3: Bón đầy đủ 3 loại muối khoáng. Trong đó, bón muối Kali nhiều hơn muối đạm và muối lân.
Câu 2:
- Thí nghiệm 1:
+ Dự đoán kết quả: Cây chậu A phát triển bình thường, cây chậu B bị chết.
+ Giải thích: Vì cây cần nước để sinh trưởng và phát triển, nên khi không có nước, cây sẽ chết.
- Thí nghiệm 2: Khi chậu D bón thiếu muối Đạm.
+ Dự đoán kết quả: Cây chậu C sinh trưởng, phát triển tốt; cây chậu D sinh trưởng kém, lá non có màu xanh nhạt, lá già thì chuyển vàng và héo.
+ Giải thích: Khi được cung cấp đầy đủ 3 loại muối khoáng cần thiết cho cây là muối đạm, lân, Kali thì cây sinh trưởng và phát triển tốt. Khi cây bị thiếu Đạm, cây sẽ sinh trưởng kém và có những triệu chứng như trên.
- Thí nghiệm 3:
+ Dự đoán kết quả: Cây khoai chậu 1 sinh trưởng, phát triển bình thường, củ khoai có số lượng, kích thước bình thường. Chậu 2: cây phát triển bình thường, nhưng nếu bón nhiều đạm và lân thì cây sinh trưởng nhanh hơn nhưng thân yếu và dễ bị sâu bệnh. Chậu 3: Cây phát triển tốt, củ khoai đạt chất lượng cao và nhiều.
+ Giải thích: Cây chậu 1 có đầy đủ 3 loại muối khoáng cần thiết nên phát triển bình thường. Chậu 2 giống chậu 1 nhưng nếu bón dư thừa muối đạm và lân sẽ có những triệu chứng như trên. Chậu 3 là cây lấy củ nên cần nhiều muối Kali hơn, nên khi bón Kali với lượng vừa đủ sẽ cho ra năng suất cây và củ cao hơn.
Câu 3:
Đối với những chậu cây dùng cho thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2, có thể thay thế bằng bất cứ loại cây nào. Ví dụ như cây ổi, cây rau cần, cây ngô,...
Đối với cây dùng trong thí nghiệm 3:
+ Nếu thí nghiệm nhu cầu muối đạm đối với từng loại cây thì sử dụng các loại rau trồng như: rau cải, cải bắp, xu hào,…
+ Nếu thí nghiệm nhu cầu muối lân đối với từng loại cây thì sử dụng các loại cây trồng lấy quả như: cà chua, ngô, đâu,…
+ Nếu thí nghiệm nhu cầu muối kali đối với từng loại cây thì sử dụng các loại cây trồng lấy củ như: cà rốt, gừng,…
Câu 4:
Nhận xét: Nông nghiệp hiện nay phát triển, nên người ta thường xuyên sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu để phát triển cây. Nhưng khi lợi dụng quá nhiều phân bón thì cây trồng sẽ có những tác động không tốt, đồng thời dư thừa lượng phân bón trong cây có thể gây hại cho người khi sử dụng.
Ý kiến: Để có chất lượng cây trồng tốt nhất thì phải có hiểu biết kĩ lưỡng về nhu cầu nước và phân bón của từng loại cây và từng giai đoạn phát triển khác nhau của cây. Không lợi dụng phân bón quá nhiều, gây dư thừa sẽ tác động ngược đối với con người khi sử dụng. Khuyến khích sử dụng các loại phân bón hữu cơ,…
Bước 7: Đề xuất phương án đánh giá bài tập thực nghiệm vừa xây dựng.
GV đưa ra 3 mức độ để đánh giá tương ứng với mức độ trả lời. Đề xuất phương án đánh giá và mã hóa câu trả lời cho từng câu hỏi như sau:
Câu 1:
* Mức đạt: Thiết kế được 3 thí nghiệm tương tự như sau để chứng minh được yêu cầu đề bài:
- Thí nghiệm 1: Để chứng minh cây cần nước để phát triển thực hiện thí nghiệm như sau:
Lấy 2 chậu cây quật (Đặt là chậu A và chậu B):
+ Chậu A: tưới một lượng nước vừa đủ hằng ngày.
+ Chậu B: Không tưới nước.
- Thí nghiệm 2: Để chứng minh cây càng muối khoáng để phát triển, thực hiện thí nghiệm như sau:
Lấy 2 chậu cây cải (Đặt là chậu C và chậu D): nước tưới đầy đủ.
+ Chậu C: Bón đầy đủ 3 loại muối khoáng: đạm, lân, Kali.
+ Chậu D: Bón thiếu muối đạm (Có thể đổi là thiếu muối Lân hoặc Kali).
- Thí nghiệm 3: Để chứng minh nhu cầu muối khoáng của cây phụ thuộc vào từng loại cây, thực hiện thí nghiệm như sau:
Lấy 3 chậu cây khoai lang (Đặt là Chậu 1, chậu 2 và chậu 3):
+ Chậu 1: Bón đầy đủ 3 loại muối khoáng đạm, lân, Kali. Trong đó, lượng bón 3 loại muối như nhau.
+ Chậu 2: Bón đầy đủ 3 loại muối khoáng. Trong đó, bón muối đạm và muối lân nhiều hơn muối Kali.
+ Chậu 3: Bón đầy đủ 3 loại muối khoáng. Trong đó, bón muối Kali nhiều hơn muối đạm và muối lân.
* Mức chưa đạt: Thiết kế được 1 hoặc 2 thí nghiệm trong 3 thí nghiệm.
* Mức không đạt: Không thiết kế được thí nghiệm nào hoặc không trả lời.
Câu 2:
* Mức đạt: Dự đoán và giải thích được kết quả của 3 thí nghiệm đã thiết kế như sau:
- Thí nghiệm 1:
+ Dự đoán kết quả: Cây chậu A phát triển bình thường, cây chậu B bị chết.
+ Giải thích: Vì cây cần nước để sinh trưởng và phát triển, nên khi không có nước, cây sẽ chết.
- Thí nghiệm 2: Khi chậu D bón thiếu muối Đạm.
+ Dự đoán kết quả: Cây chậu C sinh trưởng, phát triển tốt; cây chậu D sinh trưởng kém, lá non có màu xanh nhạt, lá già thì chuyển vàng và héo.
+ Giải thích: Khi được cung cấp đầy đủ 3 loại muối khoáng cần thiết cho cây là muối đạm, lân, Kali thì cây sinh trưởng và phát triển tốt. Khi cây bị thiếu Đạm, cây sẽ sinh trưởng kém và có những triệu chứng như trên.
- Thí nghiệm 3:
+ Dự đoán kết quả: Cây khoai chậu 1 sinh trưởng, phát triển bình thường, củ khoai có số lượng, kích thước bình thường. Chậu 2: cây phát triển bình thường, nhưng nếu bón nhiều đạm và lân thì cây sinh trưởng nhanh hơn nhưng thân yếu và dễ bị sâu bệnh. Chậu 3: Cây phát triển tốt, củ khoai đạt chất lượng cao và nhiều.