CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ KHẢO NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4.3. Kết quả thực nghiệm và khảo nghiệm sư phạm
a. Kết quả khảo nghiệm ý kiến của GV về việc vận dụng BTTN vào quá trình dạy học
Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm ý kiến của 15 GV dạy bộ môn Sinh học tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: THCS Tây Sơn, THCS Lương Thế Vinh, THCS Nguyễn Lương Bằng.
Bảng 3.4: Kết quả khảo nghiệm GV về mức độ phù hợp của các Bài tập thực nghiệm với đối tượng HS và nội dung chương trình
STT Nội dung bài tập thực nghiệm
Đối tượng HS Lớp 6 Nội dung chương trình Sinh học 6.
Phù hợp (%)
Không phù hợp
(%)
Phù hợp (%)
Không phù hợp
(%)
1 Tế bào thực vật. 100% 0% 100% 0%
2 Chức năng của rễ cây. 100% 0% 100% 0%
3 Nhu cầu nước và muối
khoáng của cây. 100% 0% 100% 0%
4 Sự dài ra của thân. 100% 0% 100% 0%
5 Vận chuyển các chất
trong thân. 100% 0% 100% 0%
6 Quang hợp của lá 100% 0% 100% 0%
7 Điều kiện để hạt nảy
mầm. 100% 0% 100% 0%
Kết quả khảo nghiệm cho thấy 10 bài tập thực nghiệm đều được toàn bộ GV đánh giá cao về tính khả thi trong dạy học ở chương trình Sinh học 6. Các BTTN với các mức độ khác nhau được thiết kế trong đề tài phù hợp với đối tượng HS khối lớp 6. Sự phân chia các mức độ câu hỏi từ dễ đến khó giúp tất cả các HS đều có thể tham gia trả lời.
Các GV còn cho rằng: Những câu hỏi có thể kích thích sự sáng tạo, hứng thú trong người học, rèn luyện khả năng tư duy logic cho các vấn đề. Những BTTN không những giúp HS hình thành được kiến thức khoa học, mà còn giúp người học có sự kết nối giữa kiến thức bài học với thực tế cuộc sống từ đó hình thành sự nhìn
nhận của HS đối với thiên nhiên không còn xa lạ. Ngoài ra, BTTN còn có thể đánh giá được năng lực của người học, giúp HS phát triển năng lực toàn diện.
Các BTTN thiết kế cũng được đánh giá cao sự phù hợp trong nội dung chương trình dạy Sinh học 6. Các GV đều đồng ý tính khả thi khi áp dụng vào dạy học song song ở THCS. Những câu hỏi đa phần đều xuyên suốt theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của khối lớp 6. Các câu hỏi không quá lan man, đánh vào được trọng tâm chương trình, những câu hỏi mở rộng có tính thời sự, khoa học. Đa phần các câu hỏi vừa bám sát chương trình của bài học, vừa kích thích được khả năng tư duy của học sinh. Tuy nhiên, 20% GV có ý kiến cho rằng có những BTTN hơi khó đối với trình độ của HS lớp 6, dẫn đến khó áp dụng trong dạy học và kiểm tra, đánh giá vì không đủ thời gian, các HS cũng khó nắm bắt trọng tâm câu hỏi. Một vài câu độ khó cao, vượt ra ngoài chương trình THCS do đó HS sẽ chưa thể trả lời được các câu hỏi này. Khiến việc đánh giá dạy học không đạt yêu cầu.
Bảng 3.5: Kết quả khảo nghiệm GV về ứng dụng BTTN vào quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá
STT Nội dung Bài tập thực nghiệm
Vận dụng trong quá trình dạy học Dạy học bài
mới (%)
Củng cố bài học (%)
Kiểm tra, đánh giá (%)
1 Tế bào thực vật. 20 66.67 53.33
2 Chức năng của rễ cây. 60 13.33 33.33
3 Nhu cầu nước và muối
khoáng của cây. 66.67 53.33 26.67
4 Sự dài ra của thân. 66.67 13.33 60
5 Vận chuyển các chất trong
thân. 33.33 73.33 13.33
6 Quang hợp của lá 46.67 66.67 66.67
7 Điều kiện để hạt nảy
mầm. 60 20 46.67
Qua kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.5 có thể thấy các GV đánh giá cao việc sử dụng bài tập thực nghiệm vào nội dung dạy bài mới. Do nội dung chương trình Sinh học 6 thích hợp với việc hình thành nên các kiến thức mới từ thí nghiệm, nên việc sử dụng BTTN là rất phù hợp.
Trong dạy học bài mới có thể tăng khả năng hứng thú, sáng tạo, tư duy của HS. Để từ đó các em chủ động thu nhận kiến thức, tìm tòi để giải quyết vấn đề. Có thể gắn kết giữa cuộc sống, khoa học với bài học hiện hành, các kiến thức giảm bớt sự trừu tượng mà có những thông tin cụ thể. Từ đó, giúp HS chủ động thu nhận kiến thức, tìm tòi để giải quyết vấn đề. Phù hợp với xu hướng dạy học lấy HS làm trung tâm. Tuy nhiên một số GV còn thấy chưa thực sự hiệu quả do thời gian dạy học còn ít, có nhiều bài tập chưa thực sự ứng dụng được vào dạy bài mới vì kiến thức còn quá mở rộng. Do đó các em khó có thể tự giải quyết bài tập khi chưa học xong bài.
Đối với quá trình kiểm tra, đánh giá có thể rèn luyện cho HS khả năng tư duy logic khi trả lời câu hỏi, vận dụng nội dung bài học vào thực tiễn cuộc sống, có thể giải quyết các vấn đề, khám phá các hiện tượng liên quan đến di truyền và biến dị.
Đặc biệt qua các bài thi còn giúp HS thu thập thêm kiến thức khoa học, đời sống.
Bài tập thực nghiệm giúp hạn chế những khuyết điểm trước đây của các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận thông thường. Góp phần giúp cho việc kiểm tra, đánh giá thêm hiệu quả, phát huy tối đa các năng lực của HS. Để dễ dàng trong việc kiểm tra, đánh giá chúng ta cần có phương án đánh giá, chấm điểm cụ thể cho các mức đạt, không đạt, chưa đạt. Như vậy, qua các bài kiểm tra có thể góp phần đánh giá được năng lực của người học.
b. Kết quả hình thành NL tìm hiểu tự nhiên qua BTTN
Dựa vào kết quả bài kiểm tra đánh giá năng lực đạt được và nguyên lí hình thành của HS, chúng tôi tiến hành phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm ở lớp 6/13 (Sĩ số lớp: 45), Trường THCS Tây Sơn.
Bảng 3.6. Bảng phân phối mức độ phát triển NLTHTN của HS lớp 6/13 qua BTTN
STT NL thành phần
Số HS đạt NL ở mức
Cao TB Thấp
Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 1 Nhận thức kiến thức
KHTN
18 40%
21 46.6%
15 33.3%
14 31.1%
12 26.6%
10 22.2%
2 Tìm tòi và khám phá TGTN
12 26.7%
20 44.4%
16 35.5 %
14 31.1%
17 37.8 %
11 24.4%
3 Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
14 31.1%
21 46.6%
16 35.5%
13 28.9%
15 33.3%
11 24.4%
Dựa vào kết quả trong bảng thống kê trên, tôi tiến hành vẽ biểu đồ mô tả sự phân phối các mức phát triển của từng NL thành phần qua 2 BTTN như sau:
Hình 3.5. Biểu đồ đánh giá các mức phát triển NLTHTN của HS lớp 6/13 qua 2 BTTN
Nhìn vào bảng so sánh mức độ phát triển của các NL thành phần của NLTHTN của HS lớp 6/13 qua 2 BTTN ta nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể là tỉ lệ HS đạt NL ở mức thấp và mức trung bình giảm dần, mức cao tăng dần. Trong đó, có những NL thành phần có sự phát triển vượt bậc. Cụ thể: NL nhận thức kiến thức KHTN (Từ 40% ở BTTN 1 lên 46.6% ở BTTN 2); NL tìm tòi và khám phá TGTN (Từ 26.7% ở BTTN 1 lên 44.4% ở BTTN 2); NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn (Từ 31.1% ở BTTN 1 lên 46.6% ở BTTN 2). Nguyên nhân là vì ở BTTN 2 các em đã làm quen được với hình thức học qua BTTN, ở BTTN 1 một số em còn bỡ ngỡ, chưa bắt kịp được với hình thức học mới. Cũng như sau BTTN 1 các em rút kinh nghiệm và vận dụng khả năng tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên vào BTTN 2.
c. Kết quả khảo sát thái độ của HS khi học BTTN
Kết quả khảo sát 45 HS thuộc lớp 6/13, Trường THCS Tây Sơn trong dạy học môn Sinh học, chúng tôi nhận thấy có 89% số HS cảm thấy yêu thích khi được học theo hình thức có sử dụng BTTN. Các em cảm thấy rất hứng thú và dễ dàng lĩnh hội được kiến thức khoa học từ các thí nghiệm. Các em không còn phải chỉ đơn phương nghe GV truyền đạt kiến thức mà được tự mình tìm tòi, khám phá và lĩnh hội những tri thức đó. BTTN góp phần phát huy tính tích cực và sáng tạo của các em HS, điều đó khiến các em yêu thích và hứng thú hơn trong các giờ học. Khi khảo sát ý kiến HS, có HS phát biểu rằng: “Học bằng BTTN giúp em dễ nhớ kiến thức hơn và không còn thụ động trong giờ học được”. Phần lớn các em HS có ý thức học tập tốt, khi GV nhiệm vụ của BTTN thì đa số các em tập trung lắng nghe, thực hiện đúng yêu cầu và hoàn thành đúng mục tiêu đặt ra (84%). Bên cạnh đó, 100% các em đều đồng ý rằng học thông qua BTTN trong mỗi tiết học có thể giúp các em nắm vững các kiến thức trong bài học.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện BTTN để dạy học Sinh học, BTTN còn gặp một số hạn chế. Nhiều BTTN hơi khó, khiến HS cảm thấy không thể suy nghĩ để trả lời được, các yêu cầu vận dụng kiến thức trong thực tiễn còn vược quá mức suy nghĩ của HS lớp 6, tốn nhiều thời gian để các em có thể thảo luận và đưa ra kết quả. Do đó, thời gian dạy học trong vòng 1 tiết học hay 1 tiết đánh giá không đủ để đánh giá năng lực của HS.