KẾT QUẢ XÂY DỰNG THANG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÌM HIỂU TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học nội dung “thực vật học” sinh học 6 (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.2. KẾT QUẢ XÂY DỰNG THANG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÌM HIỂU TỰ NHIÊN

Để đánh giá mức độ đạt được của NL THTN, chúng tôi sử dụng thang NL THTN trong “Dự thảo chương trình Khoa học tự nhiên”. Tuy nhiên trong bài viết, thang NL THTN của “Dự thảo chương trình Khoa học tự nhiên” chỉ đưa ra các năng lực thành phần và những biểu hiện chung. Do đó khó có thể sử dụng để đánh giá mức độ đạt được của HS trong từng câu hỏi đánh giá và không mô tả cụ thể được mức độ NL THTN của HS. Vì vậy, tôi sử dụng các biểu hiện có sẵn trong bài viết đồng thời tham khảo thêm thang Bloom để xây dựng thêm các chỉ báo nhằm đề xuất bảng Rubric đánh giá cụ thể từng năng lực thành tố ở ba mức độ: Cao, Trung bình, Thấp. Rubric đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên được miêu tả cụ thể trong bảng sau:

Bảng 3.3: Rubric đánh giá mức độ cần đạt được của NL THTN.

Năng lực thành

phần

Năng lực thành tố

Mức độ Chỉ báo

(A) Nhận thức kiến thức khoa học tự nhiên.

(A1) Hiểu biết về kiến thức khoa học tự nhiên.

(A1.1) Cao

- Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa một vấn đề/

lời giải thích.

(A1.2) Trung bình

- Phân loại các vật theo các tiêu chí khác nhau.

- Phân tích các khía cạnh của một đối tượng, sự vật, quá trình theo một logic nhất định.

- So sánh/ lựa chọn các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình dựa theo các tiêu chí.

(A1.3) Thấp

- Gọi tên/ Nhận biết/ Nhận ra/ Kể tên/ Phát biểu/ Nêu các đối tượng, sự kiện, khái niệm hoặc quá trình tự nhiên.

- Mô tả bằng các hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói/viết, sơ đồ, biểu đồ.

- Lập dàn ý/ tìm từ khóa/ sử dụng ngôn ngữ khoa học khi đọc các văn bản khoa học.

(A2) Vai trò và cách ứng xử của con người với môi trường tự nhiên.

(A2.1) Cao

Thảo luận, đưa ra những nhận định phê phán hoặc tán thành có liên quan đến chủ đề.

(A2.2) Trung bình

Giải thích và lập luận về mối quan hệ giữa sự vật và hiện tượng (nhân quả, cấu tạo – chức năng…).

(A2.3) Thấp

- Trình bày các sự kiện/ đặc điểm/ vai trò của các đối tượng và quá trình tự nhiên.

(B) Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên.

(B1) Tìm tòi, khám phá sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.

(B1.1) Cao

Thu thập được những thông tin liên quan hoặc từ kết quả quan sát phân tích để lập ý tưởng và trình bày ý tưởng, kết quả.

(B1.2) Trung bình

Thu thập được những thông tin liên quan hoặc từ kết quả quan sát phân tích, dự đoán kết quả nghiên cứu.

(B1.3) Thấp

Thu thập được những thông tin liên quan và quan sát.

(B2) Thực hiện tiến trình tìm tòi, khám phá.

(B2.1) Cao

Thực hiện đầy đủ, rõ ràng các bước theo tiến trình: Đặt câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả thuyết, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề; trình bày kết quả nghiên cứu…

(B2.2) Trung bình

Thực hiện được các bước theo tiến trình: Đặt câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả thuyết và lập kế hoạch.

(B2.3) Thấp

Thực hiện được các bước theo tiến trình: Từ giả thuyết tiến hành lập kế hoạch.

(C) Vận (C1) Vận (C1.1) Vận dụng kiến thức phức hợp đã học để tạo

dụng kiến thức vào thực tiễn.

dụng kiến thức dự đoán, giải thích được hiện tượng khoa học.

- Vận dụng kiến thức giải được các dạng bài toán Sinh học.

Cao ra những tri thức mới giúp phân tích/ giải thích/ dự đoán một vấn đề khó trong thực tiễn.

Vận dụng kiến thức phức hợp và phân tích để giải được các dạng bài toán Sinh học.

(C1.2) Trung bình

Vận dụng kiến thức phức hợp chính xác để phân tích/ giải thích/ dựa đoán một hiện tượng khoa học trong tình huống đơn giản.

Vận dụng kiến thức phức hợp để so sánh hai hiện tượng khoa học.

Vận dụng kiến thức để giải các bài toán Sinh học.

(C1.3) Thấp

Vận dụng kiến thức cơ bản đã học để phân tích/ giải thích/ dự đoán một hiện tượng khoa học trong tình huống đơn giản.

Vận dụng kiến thức ở mức độ thấp để giải các bài toán Sinh học.

(C2) Ứng xử thích hợp với tình huống liên quan đến sức khỏe, môi trường.

(C2.1) Cao

- Vận dụng kiến thức tổng hợp để phản biện/

đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn từ đó tự đề xuất cách ứng xử phù hợp.

(C2.2) Trung bình

- Vận dụng kiến thức tổng hợp để phản biện/

đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn từ đó thu thập, tìm tòi các tài liệu để đề xuất cách ứng xử phù hợp.

(C2.3) Thấp

- Vận dụng kiến thức để tổng hợp để phản biện/ đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn từ các tài liệu sẵn có lựa chọn cách ứng xử phù hợp.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học nội dung “thực vật học” sinh học 6 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)