Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu:
Tổng số mẩu điều tra là 50 mẫu, chọn 2 xã ( Thành Lợi và Tân Quới) , mỗi xã chọn 3 ấp mỗi ấp chọn 10 hộ để phỏng vấn.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu:
Thu nhập
Lợi nhuận trên chi phí = Chi phí
Lợi nhuận = Tổng doanh thu– tổng chi phí
Lợi nhuận Lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu
Doanh thu Doanh thu trên chi phí =
Chi phí
- Số liệu thứ cấp: Thu thập trên sách báo, tạp chí kinh tế, giáo trìnhĐại học, Internet,…
- Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp với số lượng là 50 mẩu.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu:
Căn cứ vào từng mục tiêu cụ thể trong các mục tiêu đãđề ra mà sử dụng các phương pháp phù hợp như: thống kê mô tả, so sánh số tuyệt đối, so sánh số tương đối, mô hình kinh tế lượng,…
- Đối với mục tiêu “phân tích thực trạng mô hình” thì sử dụng:
+ Phương pháp thống kê mô tả nhằm mô tả thực trạng mô hình luân canh lúa– bắp.
+ Phương pháp so sánh số liệu tuyệt đối và tương đối để tính tốc độ tăng trưởng qua các năm.
- Đối với mục tiêu “phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình” thì sử dụng phần mềm Stata 8 trong kinh tế lượng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình luân canh thông qua mô hình hồi quy tuyến tính.
Phương trình hồi quy tuyến tính Phương trình hồi quy có dạng:
Y = 0 +1X1 +2X2 +…+nXn Trong đó
Y là biến phụ thuộc
Xi là biến độc lập (i = 1,2,…,n), là các nhân tố ảnh hưởng.
Các tham số0,1,…nđược tính bằng cách sử dụng phần mềm Stata 8 Cụ thể ý nghĩa các biến với từng mô hình như sau:
- Đối với phương trình hồi quy tuyến tính (1) thì Y1 là năng suất lúa (tấn/ha) của vụ Đông Xuân; X1 là diện tích, X2 là kinh nghiệm, X3 là chi phí cày xới, X4 là chi phí giống, X5 là chi phí gieo trồng,X6 là chi phí thuốc,X7 là chí phí phân bón, X8 là chí phí chăm sóc, làm cỏ,X9 là chi phí tưới tiêu, X10là chi phí thu hoạch,X11 là chi phí phơi sấy và X12 là các khoản chi phí khác.
- Đối với phương trình hồi quy tuyến tính (2) thì Y2 là lợi nhuận (đ) của vụ lúa Đông Xuân;X1 là năng suất,X2 là giá lúa, X3 là chi phí cày xới, X4 là
chi phí giống, X5 là chi phí gieo trồng,X6 là chi phí thuốc, X7là chi phí phân bón, X8 là chi phí chăm sóc, làm cỏ, X9là chi phí tưới tiêu, X10 là chi phí thu hoạch,X11 là chi phí phơi sấy,X12 là chi phí khác, X13 là yếu tố kinh nghiệm và X14 là yếu tố diện tích.
- Đối phương trình hồi quy tuyến tính (3) thì Y3 là năng suất lúa (tấn/ha) của vụ Hè Thu; X1 là chi phí cày xới, X2 là chi phí giống, X3 là chi phí gieo trồng,X4 là chi phí thuốc,X5là chi phí phân bón , X6 là chi phí chăm sóc, làm cỏ,X7 là chi phí tưới tiêu, X8 là chi phí thu hoạch,X9là chi phí phơi sấy,X10 là chi phí khác, X11 là yếu tố kinh nghiệm và X12là yếu tố diện tích.
- Đối với phương trình hồi quy tuyến tính (4) thì Y4 là lợi nhuận (đ) của vụ lúa Hè Thu; X1 là năng suất, X2 là giá lúa, X3 là chi phí cày xới, X4 là chi phí giống,X5 là chi phí gieo trồng,X6 là chi phí thuốc,X7là chi phí phân bón, X8 là chi phí chăm sóc, làm cỏ,X9 là chi phí tưới tiêu, X10 là chi phí thu hoạch, X11 là chi phíphơi sấy,X12 là chi phí khác, X13 là yếu tố kinh nghiệm và X14 là yếu tố diện tích.
- Đối với phương trình hồi quy tuyến tính (5) thì Y5 là năng suất bắp (tấn/ha) của vụ Thu Đông; X1 là chi phí làm đất, X2 là chi phí giống,X3là chi phí gieo trồng, X4 là chi phí thuốc,X5 là chi phí phân bón, X6 là chi phí chăm sóc, làm cỏ,X7 là chi phí tưới tiêu, X8 là chi phí khác, X9 là yếu tố kinh nghiệm và X10 là yếu tố diện tích.
- Đối với phương trình hồi quy tuyến tính ( 6) thì Y6 là lợi nhuận vụ bắp Thu Đông;X1là yếu tố kinh nghiệm,X2 là diện tích,X3 là chi phí làm đất,X4 là chi phí gieo trồng, X5 là chi phí giống, X6 là chi phí thuốc, X7 là chi phí phân bón, X8 là chi phí chăm sóc, làm cỏ, X9 là chi phí tưới tiêu, X10là chi phí khác, X11là giá bán và X12là năng suất bắp.
- Đối với mục tiêu: “đánh giá hiệu quả mô hình vàđề ra các giải pháp”
xuất phát từ các số liệu thống kê và sử sụng phương pháp logic để suy luận đánh giá ưu và nhược điểm của mô hình.