Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện bình tân vĩnh long (Trang 23 - 26)

Chương 3: GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

HÌNH 1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH VĨNH LONG

(Nguồn:www.vinhlong.gov.vn )

3.1.1. Vị trí địa lý:

Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc vùng giữa sông Tiền- sông Hậu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 136 km với tọa độ địa lý từ 9o 52' 45" đến 10o 19' 50" vĩ độ Bắc và từ 104o 41' 25" đến 106o 17' 00" kinh độ Đông. Vị trí giáp giới như sau :

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp Tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.

- Phía Tây và Tây Nam giáp Tỉnh Hậu Giang, Thành phố Cần Thơ và Sóc Trăng.

- Phía Đông và Đông Nam giáp Tỉnh Trà Vinh.

- Phía Tây Bắc giáp Tỉnh Đồng Tháp.

Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phía Nam; nằm giữa trung tâm kinh tế quan trọng là Thành phố Cần Thơ và Thành

phố Hồ Chí Minh. Chính nơi đây vừa là trung tâm kinh tế- khoa học kỹ thuật- văn hóa - quốc phòng, vừa là thị trường lớn sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó có liên quan chặt chẽ đến việc quản lý, phân bố sử dụng đất đai. Đặc biệt là khả năng chi phối của Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ của Thành phố Cần Thơ (Trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa ĐBSCL, khu Công nghiệp Trà Nóc...) và Trung tâm cây ăn trái miền Nam (Tiền Giang) là một trong những lợi thế đặc biệt của Vĩnh Long trong sự phát triển kinh tế ở hiện tại và tương lai. Mặt khác, Vĩnh Long là nơi hội tụ và giao lưu giữa giao thông thủy bộ (đường cao tốc, các quốc lộ 1A, 53, 54, 57, 80 được nâng cấp mở rộng, có trục đường thủy nội địa sông Mang Thít nối liền sông Tiền và sông Hậu trong trục đường thủy quan trọng từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống các vùng tây nam sông Hậu), cửa ngõ trong việc tiếp nhận những thành tựu về phát triển kinh tế của TPHCM và các khu công nghiệp miền đông và là trung tâm trung chuyển hàng nông sản từ các tỉnh phía Nam sông Tiền lên TPHCM và hàng công nghiệp tiêu dùng từ TPHCM về các tỉnh miền tây.

3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng:

Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, có cao trình khá thấp so với mực nước biển (cao trình < 1,0 m chiếm 62,85% diện tích). Với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn. Trên từng cánh đồng có những chỗ gò (cao trình từ 1,2 - 1,8 m) hoặc trũng cục bộ (cao trình < 0,4 m).

3.1.3. Thời tiết, khí hậu:

Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào.

* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27- 28oC, so với thời kỳ trước năm 1996 nhiệt độ trung bình cả năm có cao hơn khoảng 0,5-1oC. Nhiệt độ cao nhất là 36,9oC; nhiệt độ thấp nhất là 17,7oC. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7-8oC.

* Bức xạ: Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng/ngày là 7,5 giờ.

Bức xạ quang hợp/năm 795.600 kcal/m2. Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt 2.181- 2.676 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.

*Ẩm độ: ẩm độ không khí bình quân 74 - 83%, trong đó năm 1998 có ẩm độ bình quân thấp nhất 74,7%; ẩm độ không khí cao nhất tập trung vào tháng 9 và tháng 10 giá trị đạt trung bình 86 - 87% và những tháng thấp nhất là tháng 3 ẩm độ trung bình 75-79%. Lượng bốc hơi bình quân hàng năm cũng khá lớn, khoảng 1.400-1.500mm/năm, trong đó lượng bốc hơi/ tháng vào mùa khô là 116-179 mm/tháng.

* Lượng mưa và sự phân bố mưa: Tổng lượng mưa bình quân cao nhất trong năm là 1.893,1 mm/năm và thấp nhất 1.237,6 mm/năm điều này cho thấy có sự thay đổi thất thường về thời tiết. Do đó ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi các đặc trưng của đất đai cũng như điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp.

Mặt khác, lượng mưa năm phân bố tập trung vào tháng 5-11, chủ yếu vào tháng 8-10 . Yếu tố khí hậu cơ bản qua các năm khá thuận lợi cho nông nghiệp theo hướng đa canh, thâm canh tăng vụ. Tuy nhiên, do lượng mưa tập trung vào mùa mưa cùng với lũ tạo nên những khu vực bị ngập ở những nơi có địa hình thấp trũng làm hạn chế và gây thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và môi trường khu vực.

Huyện Bình Tânđược thành lập trên cơ sở điều chỉnh tách ra từ huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Huyện mới Bình Tân phía đông giáp huyện Tam Bình, tây nam giáp TP Cần Thơ, nam giáp huyện Bình Minh và bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. Huyện có 15.288,63ha diện tích tự nhiên, 93.758 nhân khẩu và 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Nguyễn Văn Thảnh, Mỹ Thuận, Thành Lợi, Thành Đông, Thành Trung, Tân Quới, Tân Bình, Tân Thành, Tân Hưng, Tân Lược và Tân An Thạnh.

BẢNG 1: BIỂU THỐNG KÊ PHÂN HẠCH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG NĂM2007

CHIA THEO LOẠI ĐẤT (ha)

STT ĐƠN VỊ

Diện tích tự

nhiên (ha)

Đất nông nghiệp

Đất chuyên

dùng

Đất ở Sông suối

Mật độ dân số (người/

Km2) Số ấp, khóm ( đơn vị)

Dân cư đầu năm 2007 (hộ)

Dân số trung

bình năm 2007 (người) TOÀN HUYỆN 15.289 12.483 1.174 430 1.202 608 81 20.513 92.923 Chia ra

1 Tân An Thạnh 1.275 926 57 36 256 766 5 1.989 9.770

2 Tân Hưng 1.717 1.538 143 22 14 189 9 789 3.241

3 Tân Lược 957 813 52 51 41 1.180 8 2.495 11.294

4 Tân Bình 1.067 703 49 34 281 828 6 1.943 8.832

5 Tân Thành 1.713 1.422 245 34 12 407 7 1.518 6.977

6 Tân Qưới 824 469 15 34 306 1.254 7 2.189 10.334

7 Thành Trung 1.479 1.293 141 36 8 384 9 1.335 5.682

8 Thành Đông 864 772 51 30 11 668 6 1.343 5.772

9 Thành Lợi 1.472 1.197 38 66 171 1.007 9 3.183 14.817

10 Nguyễn Văn Thành 2.123 1.825 204 48 46 403 7 1.943 8.566

11 Mỹ Thuận 1.798 1.525 179 39 55 425 8 1.789 7.637

( Nguồn: Phòng thống kê Bình Tân năm 2008)

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện bình tân vĩnh long (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)