Tình hình sản xuất lúa, bắp ở huyện Bình Tân

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện bình tân vĩnh long (Trang 29 - 36)

Chương 3: GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.4. Tình hình sản xuất lúa, bắp ở huyện Bình Tân

Hiện Bình Tân có diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 12.483ha, trong đó có 2.444ha đất vườn, và khỏang 10.039 ha đất trồng cây hàng năm, diện tích trồng màu luân canh trên đất lúa 5.131ha, thực hiện sản xuất lúa Đông Xuân 8.596,31 ha tăng 296,31 ha so kế hoạch, đạt 103,57 %, diện tích xuống giống nhiều hơn so năm 2007 176,31 ha. Năng suất 6,4 tấn/ha, tăng 0,14 tấn/ha, so với năm 2007 tăng 0,19 tấn/ha. Sản lượng 55.386 tấn, tăng 2.096 tấn so kế hoạch, đạt 105,92 %. Cơ cấu giống lúa chủ lực ở địa phương như: Móng chim 25 %, IR50404 (lá xanh) 35 %, IR50404 (thường) 20 %, VND 95-20 còn lại là các giống khác 10%. Vụ lúa Hè Thu và Thu Đông được thực hiện 5.915,3 ha (sạ chay 211,5 ha), giảm 1.084,5 ha so kế hoạch, tăng 679,8 ha so cùng kỳ năm 2007, trong đó lúa Thu Đông đã xuống giống 105 ha. Diện tích xuống giống màu phát triển mạnh có hiệu quả kinh tế cao. Diện tích xuống giống màu Xuân Hè, Hè Thu 7.538,8 ha bao gồm các loại màu như: khoai lang diện tích xuống giống 3.379,8/4.500 ha, đạt 75,10 % so kế hoạch. Màu bắp + mè diện tích thu hoạch 429,8 ha bình quân đạt 32- 35 triệu/ha; đậu xanh + đậu nành + đậu

phộng diện tích thu hoạch 284,6 ha năng suất bình quân 2,8 tấn- 3 tấn/ha, các loại rau màu khác Hè Thu xuống giống 1.163,1 ha. Công tác thuỷ lợi nội đồng phục vụ tưới tiêu thực hiện được 18 công trình với chiều dài 2.428 m, khối lượng đào đằp 2.317 m3 Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân tổ chức được 114 cuộc hội thảo, tập huấn với 6.572 lượt người tham dự. Trình diễn, khảo nghiệm một số loại màu: đậu nành giống MTĐ 176, giống bắp MX 10 và chuyển giao 1.240.000 hom khoai lang giống Tím Nhật.

BẢNG 5: DIỆN TÍCH – NĂNG SUẤT – SẢN LƯỢNG LÚA VÀ BẮP Ở HUYỆN BÌNH TÂN GIAIĐOẠN 2006- 2008

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chỉ tiêu

DT (ha)

NS (tấn/ha)

SL (tấn)

DT (ha)

NS (tấn/ha)

SL (tấn)

DT (ha)

NS (tấn/ha

)

SL (tấn)

Tổng 21.42 4

103.838 19.06 6

98.768 13.82 0

77.872

1) Lúa

21.05 9

4,9 103.145 18.75 7

5,2 98.143 13.50 0

5,7 77.220

+ ĐX

8.793 6,4 55.979 8.405 6,3 53.112 8.400 6,4 53.760

+ HT

5.485 4,2 23.189 5.473 4,5 24.948 5.100 4,6 23.460

+ TĐ

6.781 3,5 23.977 4.879 4,1 20.083

2) Bắp

365 1,9 692 309 2,0 625 320 2,0 652

(Nguồn: Phòng thống kê Bình Tân, 2008) Ghi chú:ĐX: đông xuân;HT: hè thu;TĐ: thu đông;DT: diện tích; NS; năng suất; SL: sản lượng

Theo tình hình chung thì diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, từ đó có thể đưa ra nhận xét là xu hướng ly nông ngày càng cao do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Diện tích đất nông nghiệp giảm đãđược phục vụ cho

mục đích sử dụng khác ( làm công nghiệp, dịch vụ,…). Tuy nhiên, do nông dân áp dụng kỹ thuật canh tác mới, áp dụng khoa họckỹ thuật vào nông nghiệp nên năng suất năm sau luôn cao hơn năm trước. Sản lượng lúa có vụ tăng có vụ giảm nhưng nhìn chung vẫn giảm, sở dĩ có nghịch lý năng suất tăng nhưng sản lượng giảm là do diện tích giảm.

BẢNG 6: DIỆN TÍCH TRỒNG LÚA VÀ BẮP Ở HUYỆN BÌNH TÂN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

Đvt: ha Chênh lệch

07/06

Chênh lệch 08/07 Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Số lượng

% Số

lượng

%

1) Lúa 21.059 18.757 13.500

- 2.302

-

10,93 - 5257

- 28,03 + ĐX 8.793 8.405 8.400

- 388

-

4,41 -5 - 0,06

+ HT 5.485 5.473 5.100

- 12 -0,22 -373 - 6,82 + TĐ 6.781 4.879

- 1.902

- 28,05

2) Bắp 365 309 320

- 56

-

15,34 11 3,56

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Bình Tân, 2008) Ghi chú: ĐX: đông xuân; HT hè thu; TĐ : thu đông

Căn cứ vào bảng (6) ta thấy diện tích sản xuất lúa và bắp năm 2007 so với năm 2006 giảm đồng loạt. Cụ thể diện tích lúa giảm 10.93 % còn bắp giảm 15,34 %. Đây không phải là những con số nhỏ và nó đã chứng tỏ một điều là nông dân ngày càng có xu hướng ly nông. Trong diện tích trồng lúa thì giảm mạnh nhất là vụ TĐ, giảm 1.902 ha tương đương 15,34%, tiếp theo làở vụ ĐX, với lượng giảm là 388 ha tương đương 4,41 % và vụ HT là giảm ít nhất với 0,22 %. Diện tích trồng bắp tuy chỉ giảm 56 ha nhưng do diện tích nhỏ nên đây

cũng là một lượng rất lớn. Sang năm 2008 diên tích lúa càng giảm mạnh hơn trong khi đó diện tích bắp lại tăng lên, như vậy có hiện tượng nông dân chuyển từ sản xuất lúa sang trồng bắp. Căn cứ vào bảng ta thấy diện tích trồng bắp năm 2008 tăng 11 ha so với năm 2007. Đây là con số tăng không đáng kể nhưng cũng đáng ghi nhận bởi vì trong tình hình chung là diện tích sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm mà nông dân vẫn trung thành với việc sản xuất bắp chứng tỏ bắp mang lại hiệu quả kinh tế cho họ

BẢNG 7: SẢN LƯỢNG LÚA VÀ BẮP Ở HUYỆN BÌNH TÂN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

Đvt: tấn Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Số lượng % Số lượng % 1) Lúa 103.145 98.143 77.220

-5.002 - 4,85 -20.923

- 21,32 + ĐX 55.979 53.112 53.760

-2.867 -5,12 648 1,22

+ HT 23.189 24.948 23.460

1759 7.59 -1.488 - 5,96

+ TĐ 23.977 20.083

-3894

- 16,24

2) Bắp 692 625 652

-67 - 9,68 27 4,32

(Nguồn: Phòng thống kê Bình Tân, 2008) Ghi chú: ĐX: đông xuân; HT hè thu; TĐ : thu đông

Ta thấy sản lượng lúa và bắp giảm liên tục qua các năm, năm 2007 sản lượng lúa giảm 4,85 % so với năm 2006 trong đó vụ TĐ là giảm nhiều nhất với 16,24 %. Tuy vụ HT có tăng chút ít nhưng vẫn giảm so với năm trước. Đặc biệt năm 2008 sản lượng lúa giảm rất mạnh ( giảm 21,32%) so với năm 2007..

21059 18757

13500 103145

98143

77220

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000

2006 2007 2008

DT(ha) S L(tấn)

HÌNH 2 : DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA Ở HUYỆN BÌNH TÂN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

Sản lượng bắp năm 2007 giảm 9,68% so với năm 2006. Nhìn tổng thể thì sản lượng lúa và bắp đều giảm là do diện tích giảm, và trong năm 2007 là một năm khó khăn cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất lương thực nói riêng. Sang năm 2008 thì sản lượng bắp có chiều hướng phục hồi ( tuy chỉ tăng 27 tấn)do diện tích bắp tăng lên.

365 692

309 625

320 652

0 100 200 300 400 500 600 700

2006 2007 2008

DT (ha) SL (tấn)

HÌNH 3: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG BẮP Ở HUYỆN BÌNH TÂN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

BẢNG 8: NĂNG SUẤT LÚA, BẮP Ở HUYỆN BÌNH TÂN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

(Đvt: tấn/ha) Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Số lượng % Số lượng %

1) Lúa 4,9 5,2 5,7

0,3 6,12 0,5 9,61

+ ĐX 6,4 6,3 6,4

- 0,1 - 1,6 0,1 1,59

+ HT 4,2 4,5 4,6

0,3 7,14 0,1 2,22

+ TĐ 3,5 4,1

0,6 17,14

2) Bắp 1,9 2,0 2,0

0,1 5,26 0 0

( Nguồn : Phòng thống kê Bình Tân, 2008) Ghi chú: ĐX: đông xuân; HT hè thu; TĐ : thu đông

Ta thấy năng suất cả lúa lẫn bắp đều tăng liên tục qua các năm. Năng suất lúa cao nhất là ở vụ ĐX, kế đến là vụ HT và cuối cùng là vụ TĐ. Ta thấy các biệt vụ ĐX năm 2007 có năng suất giảm (1,6%) so với năm 2006 là do năm 2007 có nhiều khó khăn trong sản xuất( bị rầy nâu, sâu bệnh hoành hành,…) nhưng sang năm 2008 là đã phục hồi nhanh chóng. Về bắp thì năng suất không có biến động đáng kể.

4.9 5.2

5.7

1.9 2 2

0 1 2 3 4 5 6

2006 2007 2007

LÚA BẮP

(Đvt: tấn/ha)

HÌNH 4: NĂNG SUẤT LÚA VÀ BẮP CỦA HUYỆN BÌNH TÂN GIAI ĐỌAN 2006 – 2008

Về giống ta có bảng thống kê 15 giống lúa được nông dân sử dụng nhu sau:

BẢNG 9: 15 GIỐNG LÚA ĐƯỢC TRỒNG NHIỀU NHẤT Ở HUYỆN BÌNH TÂN, VĨNH LONG NĂM 2008

STT Tên giống TGST(ngày) NS(tấn/ha) Đánh giá

1 OM 6035 92-96 6-8 Tốt

2 OM 4900 92-95 6-8 Tốt

3 OM 6162 95-100 6-8 Tốt

4 OM 6561 90-95 6-8 Khá

5 OM 5199 95-100 6-8 Chấp nhận

6 OM 4059 95-100 6-8 Khá

7 OM 6073 95-100 6-8 Khá

8 MTL 499 95-100 5-7 Tốt

9 HĐ 1 90-95 5-7 Khá

10 VN 121 95-100 6-8 Khá

11 OM5628 95-100 6-8 Khá

12 OM4088 95-100 6-8 Khá

13 OM2488 95-100 6-8 Tốt

14 OM5472 92-98 6-8 TB

15 HG2 92-98 6-8

(Nguồn: phòng thống kê Bình Tân, 2008) Ghi chú:TGST: thời gian sinh trưởng; NS: năng suất; TB: trung bình

Căn cứ vào bảng (9) ta thấy có 5 giống lúa được các chuyên gia và nông dân đánh giá cao, gồm các giống OM 6035, OM 4900, OM 6162, MTL 499, OM2488. Trong các vụ sau trung tâm khuyến nông cần khuyến khích nông dân sử dụng các giống này để đạt hiệu quả cao nhất, ngoài ra cần hạn chế sử dụng các giống OM5472, OM 5199.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện bình tân vĩnh long (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)