Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ MÔ HÌNH LUÂN CANH
4.1. Tổng quan về các hộ điều tra
4.1.3. Về trình độ học vấn
Trong điều tra thì chỉ phỏng vấn trìnhđộ văn hóa của chủ hộ nên đây chỉ mang yếu tố tham khảo, tuy nhiên một trong những đặc điểm của nông thôn Việt Nam là chủ hộ sẽ là người đưa ra các quyết định trong sản xuất ( như : sử dụng giống nào, bón phân gì, áp dụng kỹ thuật canh tác nào,…) mà các yếu tố này có tác động rất lớn đến năng suất.
BẢNG 11: TRÌNHĐỘ HỌC VẤN CHỦ HỘ CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ%
Trìnhđộ cấp 1 9 18
Trìnhđọ cấp 2 32 64
Trìnhđộ cấp 3 9 18
(Nguồn: 50 mẩu điều tra,2008)
Theo điều tra thì phần lớn các chủ hộ có trình độ học vấn không cao, cụ thể là trình độ cấp 1 chiếm 18%, trình độ cấp 2 chiếm 64 %( có tỷ lệ cao nhất) và trình độ cấp 3 là 18%. Không có hộ nào có trình độ cao hơn cấp 3 hay có bằng cấp về chuyên ngành trồng trọt. Với mức trình độ này tuy có gây trở ngại nhưng họ cũng có điều kiện tìm hiểu và áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất và đây là một yếu tố rất thuận lợi cho công tác chuyển giao công nghệ, kỹ thuật
mới. Bởi vì chủ hộ có mức trìnhđộ trung bình thì họ sẽ dễ tiếp thu kỹ thuật sản xuất mới.
18%
64%
18%
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
HÌNH 6: TRÌNHĐỘ HỌC VẤN CỦA CHỦ HỘ 50 MẨU ĐIỀU TRA NĂM 2008
4.1.4. Kinh nghiệm sản xuất:
BẢNG 12: KINH NGHIỆM SẢN XUẤT CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008
Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ(%)
< 5 năm 5 10
5– 10 năm 17 34
10– 15 năm 15 30
15– 20 năm 4 8
> 20 năm 9 18
(Nguồn: 50 hộ phỏng vấn, 2008)
Trong 50 hộ điều tra thì số năm kinh nghiệm sản xuất rất đa dạng, từ dưới 5 năm đến trên 20 năm. Kinh nghiêm là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, tuy nhiên yếu tố kinh nghiệm cũng gây nhiều trở ngại. Thông thường những nông dân có thâm niên canh tác tức là họ có kinh nghiệm trong sản xuất thì họ thường trung thành với kinh nghiệm mà từ chối áp dụng kỹ thuật mới. Đây là một vấn đề rất nan giải, tuy nhiên trường hợp này không phổ biến nhưng không phải là không có.
< 5 năm, 10%
5 – 10 năm, 34%
10 – 15 năm, 30%
15 – 20 năm, 8%
> 20 năm, 18%
HÌNH 7: KINH NGHIỆM SẢN XUẤT CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008
Nhìn chung số hộ có kinh nghiệm từ 5 – 10 năm (34%) và từ 10 – 15 năm (30%) là chiếm tỷ lệ cao nhất. Như vậy có thể kết luận 50 hộ phỏng vấn có số năm kinh nghiệm ở mức trung bình.
4.2. Tình hình sản xuất của mô hình 2 lúa – 1 bắp ở hai xã Tân Qưới và Thành Lợi:
Như đã trình bày thì hai xã Tân Quới và Thành Lợi là hai địa phương sản xuất lúa – bắp tiêu biểu của huyện.
BẢNG 13: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 LÚA– 1 BẮP CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008
Chỉ tiêu DT ( ha) NS ( tấn/ha) SL ( tấn)
1) Sản xuất lúa 28,2 6,67 188
+ Đông xuân 14,1 7,43 105
+ Hè thu 14,1 5,91 83
2) Sản xuất bắp(TĐ) 14,1 2,06 29
(Nguồn: 50 hộ phỏng vấn, 2008) Ghi chú: TĐ : thu đông
Căn cứ vào bảng (13) ta thấy năng suất của cả lúa và bắp đều cao hơn mức bình quân của cả huyện, cụ thể năng suất lúa trung bình năm 2008 đạt 6,67 tấn/ha so với 5.7 tấn/ha còn bắp đạt 2,06 tấn/ha so với 2 tấn/ha của cả huyện. Sở dĩ ở hai xã có năng suất cao như vậy là do điều kiện sản xuất rất thuận lợi, có một số nơi nông dân không cần phải trông chờ vào nguồn nước mà nước từ sông Hậu vào ruộng một cách trực tiếp, mặt khác nơi đây được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương trong việc đưa giống mới vào sản xuất và chuyển giao kỹ thuật nên đạt kết quả cao.
4.3. Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của mô hình:
4.3.1. Phân tích doanh thu bình quân 1ha năm 2008:
BẢNG 14: DOANH THU BÌNH QUÂN 1 HA CỦA MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 LÚA– 1 BẮP CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008
Vụ lúa Đông Xuân Vụ lúa Hè Thu Vụ bắp Thu Đông Cả năm Chỉ tiêu
SL ĐGBQ TT SL ĐGBQ TT SL ĐGBQ TT
1) Lúa 28,5 22,570 51,07
+ Lúa hạt 7,43 3,809 28,30 5,91 3,768 22,370 x x x
+ Phụ phẩm 0,2 0,3 x x x
2) Bắp x x x x x x 31,678 31,678
+ Bắp trái x x x x x x 2,1 14,847 31,178
+ Phụ phẩm x x x x x x 0,5
Tổng cộng 28,5 22,570 31,678 82,748
(Nguồn: 50 mẩu điều tra, 2008)
Ghi chú: SL: sản lượng(tấn); ĐGBQ: đơn giá bình quân(triệu/ha); TT: thành tiền(triệu)
Căn cứ vào bảng (14) ta thấy doanh thu bình quân/ha của vụ lúa ĐX là 28,5 triệu/ha cao hơn vụ HT là 22,670 triệu/ha, chênh lệch 5,93 triệu /ha. Đây là con số tuy nhỏ nhưng cũng đủ để chứng tỏ rằng vụ ĐX nông dân có thu nhập cao hơn do điều kiện sản xuất thuận lợi hơn so với vụ HT, ĐX là vụ lúa chính
của nông dân. Tuy nhiên, mức thu nhập của vụ ĐX tuy có cao nhưng không bằng vụ bắp ở vụ TĐ với thu nhập là 31,678triệu/ha, cao hơn rất nhiều so với hai vụ lúa. Sản xuất bắp có rất nhiều thuận lợi và bán được giá cao trong khi chi phí thấp.
4.3.2. Phân tích chi phí bình quân 1 ha của mô hình 2 lúa – 1 bắp năm 2008:
BẢNG 15: TỔNG HỢP CHI PHÍ BÌNH QUÂN 1 HA CỦA MÔ HÌNH 2 LÚA– 1 BẮP CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008
Đvt: triệu đồng
Cả năm Chỉ tiêu Lúa ĐX Lúa HT Bắp TĐ
Số tiền Tỷ trọng(%)
1) Cày xới 1,180 1,183 0,745 3,107
7,24
2) Giống 1,232 1,419 1,546 4,196
9,78
3) Gieo trồng 0,155 0,327 0,559 1,041
2,43
4) Thuốc 1,767 1,475 2,076
5,317 12,39
5) Phân bón 4,027 4,178 3,310
11,515 26,83
6) Chăm sóc 0,337 0,644 0,864
1,844 4,30
7) Tưới tiêu 1,378 1,116 1,851
4,345 10,12
8) Thu hoạch 1,415 1,433 -
2,846 6,63
9) Phơi, sấy 1,103 1,043 -
2,145 5,00
10) Khác 1,901 1,517 3,143
6,561 15,29 Tổng cộng
14,495 14,331 14,094 42,917 100.00
(Nguồn: 50 hộ điều tra, 2008) Ghi chú: ĐX: đông xuân; HT hè thu; TĐ : thu đông
Căn cứ vào bảng (15) ta thấy trong các khoản chi phí thì chi phí phân bón là cao nhất chiếm 26,83% và thấp nhất là chi phí gieo trồng chỉ chiếm 2,43%. Bên cạnh đó có các loại chi phí chiếm tỷ lệ khá cao như: chi phí thuốc 12,39%, tưới tiêu 10,12%, chi phí khác 15,29%. Để đạt hiệu quả sản xuất cao bằng cách tiến hành giảm chi phí thì nên ưu tiên giảm chi phí bón phân và thuốc trừ sâu tuy nhiên phải lưu ý là giảm đến mức độ cho phép vì đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, nếu giảm nhiều quá sẽ gâyảnh hưởng đến năng suất.
Cày xới, 7.24 Giống, 9.78 Gieo trồng, 2.43
Thuốc, 12.39
Phân bón, 26.83 Chăm sóc, 4.30
Tưới tiêu, 10.12 Thu hoạch, 6.63
Phơi, sấy, 5.00 Khác, 15.29
Cày xới Giống Gieo trồng Thuốc Phân bón Chăm sóc Tưới tiêu Thu hoạch Phơi, sấy Khác
HÌNH 8:TỶ TRỌNG CÁC LOẠI CHI PHÍ TRUNG BÌNH 1 HA CỦA MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 LÚA- 1 BẮP NĂM 2008
4.3.3. Phân tích tình hình lợi nhuận bình quân/ha của mô hinh:
BẢNG 16: TỔNG HỢP DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHẬN BÌNH QUÂN 1 HA CỦA MÔ HÌNH NĂM 2008
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu Lúa ĐX Lúa HT Bắp TĐ Cả năm
1) Doanh thu 28,464 22,570 31,678
82,712
2) Chi phí 14,495 14,336 14,094
42,925
3) Lợi nhuận 13,969 8,234 17,584
39,787
(Nguồn: 50 mẩu điều tra, 2008)
Căn cứ vào bảng (16) ta thấy doanh thu và lợi nhuận vụ bắp TĐ là cao nhất còn khoản mục chi phí thì cóđộ biến động không đáng kể so với chi phí 2 vụ lúa ĐX và HT. Điều này chứng tỏ nông dân luân canh bắp để cải thiện điều kiện kinh tế gia đình. Nhìn tổng thể thì năm 2008 trung bình nông dân đầu tư 42,925 triệu/ha và thu về 82,712 triệu/ ha, như vậy họ có lợi nhuận trung bình là 39,787 triệu/ha. Đây là một con số lý tưởng cho một mô hình sản xuất nông nghiệp.
4.4. Đánh giá mô hình luân canh 2 lúa– 1 bắp:
BẢNG 17: TỔNG HỢP CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ BÌNH QUÂN/HA CỦA MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 LÚA– 1 BẮP NĂM 2008
Chỉ tiêu ĐVT Kết quả Ghi chú
1) DT (triệu đồng) 82,712
2) CP (triệu đồng) 42,925
3) LN (triệu đồng) 39,787
4) LN/CP % 92,7
5) LN/DT % 48,1
6) CP/DT % 51,9
(Nguồn: 50 hộ điều tra, 2008)
Ghi chú: DT: doanh thu; CP: chi phí; LN: lợi nhuận
Dựa vào bảng 17 tathấy:
- LN/CP là 92,7%, tức là cứ 1 đ chi phí bỏ ra nông dân thu về 0,927 đ.
Đây là một tỷ lệ khá cao và đã phần nào phản ánh tính hiệu quả của mô hình.
- LN/DT là 48,1 %, và CP/LN là 51,9%, tức là trong tổng số DT thu về thì có 48,1% là LN và 51,9% là CP.
Tất cả những hệ số tài chính trên đều là lý tưởng và có thể đưa ra kết luận là mô hình luân canh rất có hiệu quả.