Vụ lúa Đông Xuân

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện bình tân vĩnh long (Trang 45 - 50)

Chương 5: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ HÌNH LUÂN CANH

5.1. Vụ lúa Đông Xuân

5.1.1. Năng suất:

Căn cứ vào kết quả phỏng vấn 50 hộ nông dân và kết quả xử lý số liệu của phần mền Stata 8 đến các nhân tố ảnh hưởng lên năng suất, ta có các thông số sau:

Dựa vào kết quả kiểm định cho thấy P = 0,0652 điều này cho thấy mô hìnhđưa ra là có ý nghĩa ở mức 10%. Với R2 = 38,27% nên có thể nói các yếu tố ảnh hưởng khá chặt chẽ với năng suất và có 38,27 % độ biến động của mô hình do các biến đưa vào tác động còn lại 61,73% là do các biến ngoài mô hình ảnh hưởng.

Mô hình hồi quy tuyến tính phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến đến năng suất của mô hình luân canh có dạng:

(1) Y1= 9,940 + 0,299X1 + 0,010X2 – 0,048X3 – 0.044X4 + 0,018X5 +0.017X6- 0.000X7– 0,014X8– 0,0684X9– 0,113X10– 0,040X11– 0,038X12

Dựa vào phương trình (1) ta cóđược các nhận định sau:

- Biến diện tích có hệ số là 0,299; như vậy có thể nói là khi diện tích tăng 1 ha thì năng suất sẽ tăng 0,299 tấn/ha khi các yếu tố khác không đổi

- Biến kinh nghiệm có hệ số là 0,010; có nghĩa là khi số năm kinh nghiệm tăng 1 năm thì năng suất sẽ tăng 0,010 tấn/ ha khi các yếu tố khác không đổi.

- Các biến về chi phí:

+ Biến cày xới có hệ số là -0,048; như vậy có thể kết luận là khi chi phí cày xới tăng 1 đ thì năng suất sẽ giảm 0,048 tấn/ha khi các nhân tố khác giữ nguyên.

+ Biến chi phí giống có hệ số là -0,044; có nghĩa là khi chi phí giống tămg 1 đ thì năng suất se giảm 0,044 tấn/ha. Khi các chi phí khác không đổi.

+ Biến chi phí gieo trồng là 0,018; khi các chi phí khác không đổi thì cứ 1 đ tăng lên của chi phí gieo trồng thì năng suất sẽ tăng 0,018 tấn/ha.

+ Hệ số biến chi phí thuốc là 0,017; có nghĩa là khi chi phí thuốc tăng 1 đ thì năng suất tăng 0,017 tấn/ha khi các nhân tố khác không đổi.

+ Hệ số của phân bón là rất nhỏ 0,000 nên trong trường hợp này chi phí phân bón không có tác động đến năng suất.

+ Hệ số của chi phí chăm sóc là -0,014; có nghĩa là khi các nhân tố khác cô định thì năng suất giảm 0,014 tấn/ha nếu chi phí làm cỏ tăng 1 đ.

+ Biến chi phí tưới tiêu có hệ số là– 0, 048; có nghĩa là khi các nhân tố khac không đổi thì cứ 1 đ chi phí tưới tiêu tăng lên thì làm năng suất giảm 0,048 tấn/ha.

+ Hệ số của biến thu hoạch là – 0,113; có nghĩa là khi chi phí thu hoạch tăng 1 đ thì năng suất giảm 0,113 tấn/ha trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.

+ Biến chi phí phơi sấy có hệ số là– 0,040; có nghĩa là khi chi phí phơi sấy tăng 1 đ thì năng suất giảm 0,040 tấn/ha khi các nhân tố khác không đổi.

+ Hệ số của biến chi phí khác là – 0,038; có nghĩa là khi chi phí khác tăng 1 đ thì năng suất sẽ giảm 0,038 tấn/ha.

Tóm lại, các nhân tố gây ảnh hưởng đến năng suất được phản ánh ở bảng sau:

BẢNG 18: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008

Các nhân tố làm tăng năng suất Các nhân tố làm giảm năng suất

1) Diện tích 1) Chi phí cày xới

2) Kinh nghiệm 2) Chi phí giống

3) Chi phí gieo trồng 3) Chi phí chăm sóc

4) Chi phí phân thuốc 4) Chi phí tưới tiêu 5) Chi phí thu hoạch 6) Chi phí phơi sấy 7) Chi phí khác

(Nguồn: 50 hộ phỏng vấn năm 2008)

Như vậy, các nhân tố làm tăng năng suất là diện tích; kinh nghiệm; chi phí gieo trồng và chi phí phân thuốc còn các nhân tố còn lại của mô hình làm giảm năng suất. Tuy nhiên, các yếu tố diện tích và kinh nghiệm tuy có làm tăng năng suất nhưng về mặt thống kê không đủ cơ sở để kết luận. Để tăng năng suất lúa vụ Đông Xuân nông dân cần tăng chi phí gieo trồng, chi phí thuốc và tiến hành giảm các loại chi phí như: cày xới, giống, chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch, phơi sấy và chi phí khác. Đây là những đề xuất dựa vào kết quả thống

kê với số mẩu khá nhỏ (50 hộ phỏng vấn) nên cũng chưa đủ cơ sở đề đề xuất này có hiệu quả trên diện rộng, vì thế kết luận chỉ mang tính tham khảo.

5.1.2. Lợi nhuận:

Qua việc sử dụng phần mềm Stata 8 để phân tích các số liệu điều tra ta có các thông số sau:

Dựa vào kết quả kiểm định cho thấy P = 0,000 là quá bé, điều này cho thấy mô hình đứa ra là có ý nghĩa ở mức 1%. Với R2 = 95,47% nên có thể nói các yếu tố ảnh hưởng khá chặt chẽ với năng suất và có 95,47 % độ biến động của mô hình do các biến đưa vào tác động còn lại 4,53% là do các biến ngoài mô hìnhảnh hưởng.

Phương trình hồi quy tuyến tính phản ánh mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận có dạng :

(2) Y2= 6.262 + 1.933X1 + 1.333X2 - 0.726X3 + 0.075X4 – 0.058X5 – 0.047X6– 0.142X7 – 0.072X 8– 0.103X9 + 0.423X10 – 0.114X11 –0.107X12 + 0.028X13 +1.717X14

Dựa vào phương trình (2) ta có các giải thích sau:

- Biến năng suất có hệ số là 1,933; điều này chứng tỏ khi năng suất tăng 1 tấn/ha thì lợi nhuận sẽ tăng 1,933 đ khi các nhân tố khác không đổi.

- Biến giá bán có hệ số là 1,333 điều này chứng tỏ khi giá lúa tăng 1 đ/kg thì lợi nhuận tăng 1,333đ khi các nhân tố khác không đổi.

- Biến kinh nghiệm có hệ số là 0,028; yếu tố giải thích là khi số năm kinh nghiệp tăng 1 năm thì lợi nhuân tăng 0,028 đ khi các nhân tố khác không đổi.

- Biến diện tích có hệ số là 1,717; yếu tố này có ý nghĩa là khi diện tích tăng lên 1 ha thi lợi nhuận tăng lên 1,717 đ khi các nhân tố khác không đổi.

- Các biến về chi phí:

+ Biến chi phí cày xới có hệ số là– 0,726; điều này chứng tỏ khi chi phí cày xới tăng 1 đ/công thì lợi nhuận giảm 0,726 đ khi các nhân tố khác không đổi.

+ Biến chí phí giống có hệ số là 0,075; điều này chứng tỏ khi chi phí giống tăng lên 1 đ thì lợi nhuận tăng 0,075 đ. Theo lý thuyết toán học thìđây là một điều vô lý nhưng thực tế vẫn có thể xảy ra bởi vì lợi nhuận tăng trong trường hợp này có thể là do áp dụng khhoa học kỹ thuật vào sản xuất hay các chi phí khác giảm xuống.

+ Biến chí phí gieo trồng có hệ số là -0,058; điều này chứng tỏ khi chi phí gieo trồng tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,058 đ khi các nhân tố khác không đổi.

+ Biến chí phí thuốc có hệ số là – 0,047; điều này chứng tỏ khi chi phí thuốc tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,047 đ khi các nhân tố khác không đổi.

+ Biến chí phí phân bón có hệ số là – 0,142; điều này chứng tỏ khi chi phí phân bón tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,142 đ khi các nhân tố khác không đổi.

+ Biến chi phí chăm sóc có hệ số là – 0,072; điều này chứng tỏ khi chi phí chăm sóc, làm cỏ tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,072đ khi các nhân tố khác không đổi.

+ Biến chi phí tưới tiêu có hệ số là – 0,103; chứng tỏ khi chi phí tưới tiêu tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,103 đ khi các nhân tố khác không đổi.

+ Biến chi phí thu hoạch có hệ số là 0,423; chứng tỏ khi chi phí thu hoạch tăng 1 đ thì lợi nhuận tăng 0,423 đ khi các nhân tố khác không đổi.

+ Biến chi phí phơi sấy có hệ số là – 0,114; điều này có ý nghĩa là khi chi phí phơi sấy tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,114đ khi các nhân tố khác không đổi.

` + Biến chi phí khác có hệ số là – 0,107; điều này có ý nghĩa là khi chi phí khác tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,107 đ khi các nhân tố khác không đổi.

BẢNG 19: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN VỤ ĐÔNG XUÂN CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008

Các nhân tố làm tăng lợi nhuận Các nhân tố làm giảm lợi nhuận

1) Năng suất 1) Chi phí cày xới

2) Giá bán 2) Chi phí gieo trồng

3) Diện tích 3) Chi phí thuốc

4) Kinh nghiệm 4) Chi phí phân bón

5) Chi phí giống 5) Chi phí chăm sóc 6) Chi phí thu hoạch 6) Chi phí tưới tiêu

7) Chi phí phơi sấy 8) Chi phí khác

(Nguồn :Xử lý số liệu của 50 hộ phỏng vấn năm 2008 bằng Stata 8)

Như vậy, ta thấy các nhân tố có ảnh hưởng là tăng lợi nhuận vụ Đông Xuân là năng suất, giá, kinh nghiệm và diện tích còn các yếu tố còn lại làm giảm lợi nhuận. Tuy nhiên cũng như năng suất, yếu tố diện tích và kinh nghiệm không có đủ cơ sở về mặt thống kê để có kết luận chính xác. Để làm tăng lợi nhuận nông hộ cần tăng chi phí giống, chi phí thu hoạch lên đồng thời tiến hành giảm các khoản còn lại thuộc yếu tố chi phí.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện bình tân vĩnh long (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)