Hoàn thành kiểm toán

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty xyz do công ty tnhh kiểm toán avn việt nam thực hiện (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH

1.2. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.2.3 Hoàn thành kiểm toán

Khi kết thúc cuộc kiểm toán, KTV phát hành báo cáo kiểm toán để đưa ra ý kiến của mình về BCTC. Để đưa ý kiến kiểm toán về BCTC, KTV phải kết luận

rằng liệu đã đạt được sự đảm bảo hợp lý về BCTC, xét trên phương diện tổng thể, không còn sai sót trọng yếu do nhầm lẫn hay gian lận. Để đạt được mục đích này, KTV thường tiến hành các thủ tục dưới đây:

Đánh giá tổng thể trước khi lập báo cáo kiểm toán

Xem xét các khoản nợ tiềm tàng: Các khoản nợ ngoài ý muốn có thể phát sinh làm ảnh hưởng đến BCTC như các khoản tiền có thể bị phạt bồi thường do kiện tụng, những tranh chấp về thuế với cơ quan thuế, các bảo lãnh về công nợ của người khác, các cam kết đặc biệt...

Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính:

Đối với những sự kiện cần phải điều chỉnh báo cáo tài chính: là những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, cung cấp các bằng chứng về các sự việc đã tồn tại trong năm tài chính. KTV phải điều chỉnh các khoản mục đã ghi nhận hoặc ghi nhận những khoản mục chưa được ghi nhận.

Đối với các sự kiện không cần phải điều chỉnh báo cáo tài chính: là các sự kiện cung cấp dấu hiệu về các sự việc phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC. Nếu vấn đề là trọng yếu và có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC thì cần phải công bố trong Thuyết minh báo cáo tài chính (nội dung, số liệu của sự kiện, ước tính ảnh hưởng tài chính hoặc lý do không thể ước tính được).

Xem xét về giả định hoạt động liên tục của khách hàng:

-Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc người đứng đầu doanh nghiệp) cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.

-Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.

Đánh giá tổng quát kết quả kiểm toán

Sau khi hoàn thành các công việc kiểm toán cho từng phần hành, KTV cần phải tổng hợp, đánh giá các thông tin đã thu thập được nhằm soát xét được toàn bộ quá trình kiểm toán.

Để đạt được mục đích này thông thường KTV phải làm các thủ tục sau đây:

Sử dụng các thủ tục phân tích để kiểm chứng tính xác thực của các thông tin thu thập được đối với từng phần hành trên BCTC.

Đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng kiểm toán phục vụ cho việc ra quyết định của KTV.

Tổng hợp các sai sót được phát hiện được của tất cả các khoản mục trên BCTC xem sai sót nào là trọng yếu, sai sót nào có thể bỏ qua để phục vụ cho mục đích đưa ra ý kiến KTV.

Kiểm tra, soát xét lại hồ sơ kiểm toán để đánh giá công việc của từng KTV trong nhóm. Bên cạnh đó xem xét liệu các chuẩn mực kiểm toán đã được tuân thủ trong quá trình thực hiện, khắc phục những xét đoán sai lệch của KTV.

Yêu cầu đơn vị cung cấp thư giải trình của BGĐ để giải đáp những thiếu sót và tồn tại của đơn vị.

Kiểm tra lại các khai báo trên BCTC có đúng đắn và phù hợp chuẩn mực kế toán hiện hành hay không.

Xem xét các thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã được kiểm toán.

Sau khi thực hiện các thủ tục trên, KTV cần đánh giá tổng hợp kết quả kiểm toán. Các sai sót sẽ được tổng hợp, so sánh với ngưỡng sai sót có thể bỏ qua để quyết định xem có chấp nhận khoản mục đó hay không. Sau đó KTV tổng hợp toàn bộ sai sót xem có vượt mức

trọng yếu hay không, KTV sẽ tiếp tục làm các thủ tục kiểm toán bổ sung hoặc trao đổi với KH về các bút toán cần điều chỉnh. Nếu KH đồng ý điều chỉnh sai sót hoặc đưa ra giải thích phù hợp thì các mục tiêu kiểm toán khoản mục đã đạt được. Nếu các sai sót không được điều chỉnh và KH không đưa ra giải thích hợp lý thì KTV có thể đưa ra một báo cáo chấp nhận từng phần hoặc không chấp nhận khoản mục này.

Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

Sau khi hoàn thành tất cả các thủ tục kiểm toán trên, báo cáo kiểm toán sẽ được phát hành. Theo Chuẩn mực kiểm toán số 700 – “Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC”: “Báo cáo kiểm toán phải nêu rõ ý kiến của KTV và Công ty kiểm toán về các BCTC trên phương diện phản ánh (hoặc trình bày) trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, trên phương diện tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), và việc tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan.”.

Căn cứ kết quả kiểm toán sau khi kết thúc chương trình kiểm toán, KTV xác định loại ý kiến kiểm toán thích hợp cho việc phát hành báo cáo kiểm toán:

• Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần (hay chấp nhận toàn bộ);

• Ý kiến kiểm toán chấp nhận từng phần (chấp nhận có ngoại trừ);

• Ý kiến kiểm toán không chấp nhận (ý kiến trái ngược);

• Ý kiến kiểm toán từ chối (từ chối đưa ra ý kiến).

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty xyz do công ty tnhh kiểm toán avn việt nam thực hiện (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w