Lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty xyz do công ty tnhh kiểm toán avn việt nam thực hiện (Trang 41 - 57)

CHƯƠNG 2. KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ

2.2. THỰC HIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XYZ DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AVN VIỆT NAM THỰC HIỆN

2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán

a) Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng

Đây là bước công việc đầu tiên của Công ty Kiểm toán AVN Việt Nam thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán, quy trình tìm hiểu về khách hàng giúp KTV phụ trách có được cách nhìn tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, các chính sách và quy định của công ty áp dụng; đồng thời cũng là cơ sở để KTV xác định rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và lên lịch trình cũng như phạm vi của thủ tục kiểm toán. Việc thu thập tìm hiểu thông tin khách hàng trong mỗi cuộc kiểm toán phụ thuộc vào đối tượng khách hàng.

Bước công việc này được tiến hành với từng khách hàng, nếu khách hàng thường xuyên hoặc đã được AVN Audit kiểm toán nhiều năm thì AVN Audit có thể liên lạc trực tiếp với KH hay KH có thể liên lạc với AVN Audit khi có nhu cầu về kiểm toán. Đối với Công ty CP XYZ Việt Nam là khách hàng lâu năm nên các thông tin chung về khách hàng đã được lưu ở hồ sơ thường trực, KTV thực hiện kiểm toán đối với khách hàng này chỉ cần cập nhật những thay đổi trong năm có liên quan chẳng hạn như chính sách, nhân sự, ban lãnh đạo, bộ máy kế toán.... Mặc dù là khách hàng thường xuyên nhưng việc ghi thư chào tới khách hàng là việc cần thiết trong mọi trường hợp nhằm đạt được sự nhất trí chung giữa công ty và khách hàng về kế hoạch sơ bộ mà công ty đã lập.

Đánh giá mức độ rủi ro của hợp đồng: Việc trả lời những câu hỏi cũng như tìm hiểu các thông tin cơ bản nhằm giúp KTV và DN kiểm toán đánh giá được mức độ rủi ro của hợp đồng là cao, thấp hay trung bình. Đối với Công ty CP XYZ, sau khi tìm hiểu các vấn đề có liên quan, KTV và DN kiểm toán đánh giá mức độ rủi ro của hợp đồng là trung bình, làm cơ sở cho việc đưa ra kết luận là chấp nhận duy trì khách hàng

Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng theo mẫu A120- Phụ lục A01.

b) Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán.

Chuẩn bị nhân sự cho cuộc kiểm toán

Sau khi xem xét hợp đồng, tìm hiểu và chấp nhận khách hàng. Công ty tiến hành dự kiến nhân sự cần cho cuộc kiểm toán. Đối với Công ty CP XYZ là khách

hàng truyền thống nên AVN đã lựa chọn các thành viên trong nhóm kiểm toán chủ yếu là những thành viên đã kiểm toán từ năm trước vì những thành viên này đã có những hiểu biết về công ty từ trước. Việc chuẩn bị nhân sự cho cuộc kiểm toán được thực hiện nhằm đảm bảo tuân theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và đảm bảo cuộc kiểm toán được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Hợp đồng kiểm toán và thư hẹn kiểm toán.

Khi đã quyết định chấp nhận kiểm toán và chuẩn bị nhân lực cho cuộc kiểm toán, AVN trực tiếp gặp gỡ khách hàng, thỏa thuận và lập hợp đồng.

Hợp đồng kiểm toán quy định rõ các nguyên tắc và nội dung cơ bản của các thỏa thuận giữa công ty kiểm toán với khách hàng về các điều khoản và điều kiện của hợp đồng kiểm toán về trách nhiệm của công ty kiểm toán và khách hàng khi thực hiện hoặc thay đổi các điều kiện của hợp đồng kiểm toán. Đây là cơ sở pháp lý cho việc cung cấp và thực hiện dịch vụ, giúp hai bên có được những thỏa thuận mong muốn nhằm mang lại lợi ích cho cả hai bên công ty.

Hợp đồng kiểm toán giữa AVN Audit và Công ty CP XYZ được trình bày theo mẫu A210 – Phụ lục A02.

Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán.

Thư gửi khách hàng do Công ty AVN lập và gửi đến đơn vị Công ty CP XYZ nhằm mục đích thông tin cho KH về kế hoạch kiểm toán. Thư gửi khách hàng nêu rõ các thành viên tham gia kiểm toán, phạm vi và các công việc cụ thể mà công ty phải thực hiện, thời gian kiểm toán và các yêu cầu đối với đơn vị khách hàng.

Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán được trình bày theo mẫu A230 – Phụ lục A03

Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp.

Trước khi tiến hành kiểm toán, AVN sẽ gửi cho khách hàng một bảng danh mục các tài liệu cần khách hàng cung cấp để phục vụ cho cuộc kiểm toán; đảm bảo tài liệu được cung cấp đầy đủ để cuộc kiểm toán được diễn ra thuận lợi, tạo điều kiện cho các KTV sẽ dễ dàng tìm hiểu và kiểm tra nhanh chóng trong thời gian kiểm toán. Các tài liệu này sẽ được AVN lưu giữ lại trong hồ sơ thường trực và hồ sơ làm việc làm bằng chứng cho cuộc kiểm toán.

Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp được trình bày theo mẫu A240 – Phụ lục A04.

Phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán.

Việc phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán thể hiện các công việc cụ thể của từng thành viên trong nhóm kiểm toán đối với tất cả các bước công việc cần thực hiện trong cuộc kiểm toán.

Phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán được trình bày theo mẫu A250.2 – Phụ lục A05

Cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán

Qua việc kiểm tra, trưởng nhóm đã nhận thấy rằng không có các vấn đề ảnh hưởng trọng yếu đến tính độc lập và thực hiện về tính độc lập của các thành viên nhóm kiểm toán. Cam kết này được ký bởi các thành viên nhóm kiểm toán.

Cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán được thực hiện theo mẫu A260 – Phụ lục A06

Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV.

Với mục tiêu đảm bảo không tồn tại các yếu tố trọng yếu có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của KTV đã tham gia nhóm kiểm toán, nội dung kiểm tra được thực hiện về quan hệ giữa công ty kiểm toán hoặc thành viên nhóm kiểm tra với khách hàng. Công ty Kiểm toán AVN hoặc thành viên nhóm kiểm toán sẽ tự kiểm tra về tính độc lập của mình.

Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV được trình bày theo mẫu A270 – Phụ lục A07

Biện pháp đảm bảo tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán

Để đảm bảo đúng với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán; các biện pháp nhằm đảm bảo tính độc lập của công ty kiểm toán và các thành viên trong nhóm kiểm toán được thể hiện qua bảng câu hỏi.

Biện pháp đảm bảo tính độc lập của thành viên trong nhóm kiểm toán được trình bày theo mẫu A280 – Phụ lục A08

Trao đổi với ban giám đốc về kế hoạch kiểm toán

KTV có thể thảo luận một số vấn đề về kế hoạch kiểm toán với BGD của đơn vị được kiểm toán nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện và quản lý cuộc kiểm toán.

Người thực hiện mẫu A290 là trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là chủ nhiệm kiểm toán.

Trao đổi với giám đốc về kế hoạch kiểm toán được trình bày theo mẫu A290 – Phụ lục A09

c) Tìm hiểu khách hàng và môi trường làm việc.

Thu thập thông tin về khách hàng là một bước không thể thiếu được trong khi tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, thông qua thực hiện thu thập thông tin về khách hàng cho phép kiểm toán viên có thể thu thập được những thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng, về quy trình hạch toán và đánh giá các chính sách được sử dụng trong hạch toán và qua đó đánh giá được các rủi ro tiềm tàng. Đồng thời xác định và tìm hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng trọn yếu tới BCTC, qua đó giúp xác định các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. Từ đó, đưa ra cơ sở cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp.

Tìm hiểu khách hàng và môi trường làm việc ở Công ty CP XYZ được thực hiện theo mẫu A310 – Phụ lục A10.

d) Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính

Đây là bước thực hiện phân tích các biến động trên Bảng cân đối kế toán và các biến động trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời, tiến hành phân tích các hệ số như: Hệ số thanh toán, hệ số đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh, hệ số khả năng sinh lời, hệ số nợ, ...Qua đó KTV có được cái nhìn tổng quát về tình hình và hoạt động kinh doanh của đơn vị phục vụ cho quá trình kiểm toán.

Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính được trình bày theo mẫu A510

e) Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Theo quy định và hướng dẫn của CMKiT Việt Nam số 315, việc đánh giá KSNB ở cấp độ DN giúp KTV xác định rủi ro có sai sót trọng yếu (đặc biệt là rủi ro do gian lận). Từ đó, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo.

KSNB ở cấp độ DN thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của DN. Do đó, KSNB ở cấp độ DN đặt ra tiêu chuẩn cho các thành phần khác của KSNB. Hiểu biết tốt về KSNB ở cấp độ DN sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá KSNB ở cấp độ DN bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 3 thành phần của KSNB: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Quy trình đánh giá rủi ro; (3) Giám sát các kiểm soát.

Trên thực tế, cách thức tổ chức KSNB cho khoản mục doanh thu BH &

CCDV tại mỗi doanh nghiệp rất khác nhau, tùy thuộc vào quy mô và đặc điểm hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Để tìm hiểu hệ thống KSNB đối với khoản mục doanh thu BH & CCDV KTV sử dụng bảng câu hỏi nhằm kiểm tra xem thực tế KSNB có vận hành đúng như mô tả của đơn vị hay không. Từ những hiểu biết về KSNB, KTV đưa ra đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát, nhận diện những điểm mạnh – điểm yếu của KSNB nhằm giảm thiểu hoặc mở rộng các thử nghiệm cơ bản. Nếu rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu được đánh giá thấp hay trung bình, KTV sẽ thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để kiểm định lại mức đánh giá rủi ro kiểm soát ban đầu. Kết quả các thử nghiệm kiểm soát là cơ sở để KTV xác định quy mô, phạm vi của thử nghiệm cơ bản cần thiết. Ngược lại, nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá cao thì KTV sẽ không thực hiện thử nghiệm kiểm soát và gia tăng phạm vi, quy mô thực hiện các thử nghiệm cơ bản.

Sau giai đoạn tìm hiểu KSNB, KTV sẽ đánh giá HTKSNB và rủi ro kiểm soát ở khoản mục doanh thu, KTV có thể đánh giá rủi ro kiểm soát ở 3 mức độ: Cao ( có thể ở mức tối đa nếu HTKSNB của khách hàng không hữu hiệu hoặc KTV không đủ cơ sở để đánh giá HTKSNB của khách hàng hữu hiệu). Trung bình và Thấp.

Khi đánh giá về HTKSNB và rủi ro kiểm soát. KTV tiến hành trên giấy tờ làm việc: “Đánh giá HTKSNB và rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu ” được trình bày trên ( GLV A610 – Phụ lục All), do bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn nên tạo điều kiện cho KTV làm việc hiệu quả hơn trong áp lực về thời gian. Tuy nhiên việc ra kết luận về rủi ro kiểm soát và hệ thống KSNB của công ty CP XYZ Việt Nam đơn thuần vẫn dựa trên kinh nghiệm xét đoán hình thành trong nhận thức của KTV căn cứ trên những thông tin thu được từ khách hàng và những tác động bên ngoài đến tình hình kinh doanh của đơn vị. Do được đánh giá bằng cảm tính nên kết luận về HTKSNB và rủi ro kiểm soát chưa chính xác. Vì vậy, để việc đánh giá được chính xác hơn công ty áp dụng chương trình đánh giá HTKSNB và rủi ro kiểm soát khoa học và chính xác hơn.

KTV tiến hành trao đổi với BGĐ và các cá nhân về gian lận. KTV cần xem xét các yếu tố dẫn đến gian lận cho cả hai loại gian lận: lập BCTC gian lận và biển thủ tài sản; sau đó, đánh giá xem có tồn tại rủi ro trọng yếu hay không.

KTV trình bày trên mẫu ( GLV A620 – Phụ lục A12 ) f) Xác định mức trọng yếu

Qua quá trình tìm hiểu sơ bộ về khách hàng, KTV tiến hành ước tính ban đầu về mức trọng yếu cho tổng thể BCTC từ đó phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục. Xác định mức trọng yếu được lập và phê duyệt theo chính sách của công ty.

KTV sẽ được thông báo về mức trọng yếu kế hoạch và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thể hiện đầy đủ hay chưa.

Mức trọng yếu được đánh giá cho các khoản mục trên BCTC của Công ty CP XYZ phụ thuộc vào tình hình cụ thể tại công ty và tùy thuộc vào sự xét đoán nghề nghiệp của các KTV thực hiện kiểm toán khoản mục đó.

Đối với Công ty CP XYZ, KTV lựa chọn tiêu chí lợi nhuận trước thuế xác định mức trọng yếu . KTV ước lượng mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC của Công ty CP XYZ là 4.022.145.235.

Xác định mức trọng yếu được trình bày theo mẫu A710

g) Tổng hợp đánh giá rủi ro cấp độ BCTC và cấp độ cơ sở dẫn liệu

KTV xem xét hoạt động kinh doanh của khách hàng để đưa ra đánh giá rủi ro cấp độ BCTC và cấp độ cơ sở dẫn liệu. KTV trình bày theo mẫu A810 trong chương trình kiểm toán mẫu

h) Tổng hợp kế hoạch kiểm toán

Đây là bước tổng hợp lại tất cả các vấn đề cần lưu ý khi thực hiện kiểm toán các vấn đề phát hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán để lên một mẫu tổng hợp làm công cụ để trao đổi thông tin với các chủ nhiệm kiểm toán, thành viên BGĐ và khách hàng.

Nội dung thực hiện:

• Phạm vi công việc và yêu cầu dịch vụ khách hàng [ A210]

• Mô tả DN, môi trường kinh doanh và các thay đổi lớn trong nội bộ DN [A310]

• Phân tích sơ bộ và xác định sơ bộ khu vực rủi ro cao [A510]

• Xác định ban đầu chiến lược kiểm toán dựa vào kiểm tra kiểm soát hay kiểm tả cơ bản [A400, A600]

• Mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch [A710]

• Tổng hợp đánh giá rủi ro cấp độ BCTC và cấp độ cơ sở dẫn liệu [A810]

• Xem xét sự cần thiết phải sử dụng chuyên gia cho hợp đồng kiểm toán

Từng nội dung đề cập trong mẫu này đều được các thành viên của AVN Audit trao đổi, thảo luận kỹ càng, đảm bảo toàn bộ các thành viên nhóm kiểm toán đều nắm vững các yêu cầu của cuộc kiểm toán

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty xyz do công ty tnhh kiểm toán avn việt nam thực hiện (Trang 41 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w