Nêu những khó khăn của vùng về mặt

Một phần của tài liệu Dia li 9 Giao an ca nam (Trang 43 - 48)

HS thảo luận - Hs trình bày

- Gv chuẩn kiến thức .HS qs hình ảnh

N1: Đông Bắc với độ cao trung bình và hướng núi theo hình hướng cánh cung như cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều

Vùng Tây Bắc đồi núi cao,hướng Tây Bắc –Đông Nam là chủ yếu. Có dãy Hoàng Liên Sơn đỉnh Phan- xi-păng cao 3143m, cao nhất Việt Nam( gọi là nóc nhà Việt Nam)

Hs quan sát hình ảnh ngọn núi, bia đá đỉnh Phan xi păng.

Ngoài ra vùng này còn có dải Trung du là dải đất chuyển tiếp giữa miền núi Bắc Bộ và châu thổ sông Hồng , với địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng tương đối bằng phẳng, là địa bàn quan trọng để phát triển công nghiệp, chuyên canh cây công nghiệp, đặc biệt là cây chè. Đây là vùng khá đông dân, lại có nhiều đô thị quan trọng như thành phố Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long…

N2: Hs quan sát bản đồ khí hậu Việt Nam Đặc điểm khí hậu của vùng

GV Do nằm ở vĩ độ cao chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông . Tiểu vùng Đông Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa từ phương Bắc tràn xuống mùa đông đến sớm và kết thúc muộn

“Bao giờ cho đến tháng 3 hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn”nên miền này có mùa đông lạnh kéo dài, lại chịu ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên có hiện tượng tuyết rơi như ở Sapa…Mùa hạ vùng Đông Bắc là sườn đón gió nên thường có mưa lớn ở khu vực trung du. Còn phía Tây Bắc do yếu tố địa hình cao mùa đông ít lạnh hơn, lại chịu ảng hưởng của gió Lào khô nóng vào mùa hạ.

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc như sông Hồng, sông Đà…Sông ngòi chịu ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên có giá trị rất lớn về thủy điện

N3:Thế mạnh kinh tế Vùng Đông Bắc

Thuận lợi vùng giàu có về khoáng sản

HS Quan sát bảng số liệu hãy nhận xét tài nguyên khoáng sản của vùng và xác định các mỏ than, sắt, thiếc, apati

HS Quan sát hình ảnh khai thác than, sắt,thiếc

GV Than-Quảng Ninh khai thác 15-20 triệu tấn/ năm Thiếc-Tuyên Quang, Cao Bằng

-Sắt-Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái -Apatit-Lào Cai

*Đặc điểm.

-Địa hình:

+ Phía Đông Bắc núi trung bình và núi thấp,hướng cánh cung.

+ Phía Tây Bắc núi cao,địa hình hiểm trở, hướng Tây Bắc- Đông Nam.

+ Trung du đồi bát úp xen kẽ là các cánh đồng thung lũng bằng phẳng.

- Khí hậu. Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.

-Sông ngòi.Mạng lưới sông ngòi dày đặc

* Thế mạnh kinh tế.

-Khai thác khoáng sản, phát triển nhiệt điện, thủy điện, trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt, chăn nuôi gia súc lớn…du lịch, kinh tế biển.

-Tài nguyên phong phú tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành .

GV Ngoài ra nhiều loại khoáng sản khác cũng có giá trị như Boxit, đồng, titan…

Ch: Khoáng sản nhiều sẽ thuận lợi cho ngành kinh tế nào: CN khai thác

-Tiềm năng về nhiệt điện và thủy điện: Nhiệt điện Uông Bí, Phả Lại, thủy điện Thác Bà hs qs hình ảnh -Tiềm năng về trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu…chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái như Vịnh Hạ Long được unesco công nhận là di sản thiên nhiên năm 1994, và xếp một trong 7 kì quan thiên nhiên thế giới năm 2011

Tiềm năng của vùng Tây Bắc

HS xác định vị trí các sông có tiềm năng thủy điện.Kể tên các nhà máy thủy điện mà em biết của vùng

GV: Quan sát hình ảnh. Tiềm năng về thủy điện:

Thủy điện Hòa Bình, Sơn La trên sông Đà, nhà máy Hòa Bình sản lượng điện 8,16 tỉ kwh/năm, nhà máy thủy điện Sơn La lớn nhất Đông Nam Á đã đưa vào sử dụng năm 2013 , tần suất phát điện 1,2 tỉ kwh.

Sản lượng điện bình quân hàng năm là 10,2 tỷ kw Liên hệ : Địa phương em có những nhà máy thủy điện nào? Thác Mơ, Cần Đơn, Soocpomieng và đang hòa vào mạng lưới 500 kw quốc Gia

GDHS cần tiết kiệm điện bằng tắt các công tắc điện khi ra khỏi phòng học sinh hoạt tập thể hoặc ra về

-Tiềm năng chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp, trồng rừng bảo vệ đất khỏi bị xói mòn…

CH Hãy cho biết những thuận lợi để phát triển kinh tế vùng? Quan sát hình ảnh

N4: Những khó khăn của vùng về mặt tự nhiên Quan sát hình ảnh

Sương mù, phá rừng bừa bãi, đồi núi cao, lũ tụt, sạt lở đất, xói mòn, rét đậm rét hại

Quan sát hình ảnh

Biện pháp: Dự báo thời tiết, xây dựng đội kiểm lâm bảo vệ rừng, ủ ấm cho trâu bò vào mùa đông…

GV liên hệ: Rừng Bù Gia Mập

GD HS ý thức BV TN- MT, BV rừng và tham gia trồng rừng

Hoạt động 3 :Đặc điểm tự nhiên của vùng đã làm quá trình phân hóa tự nhiên cũng như sự phân hóa lãnh thổ chính vì vậy đời sống dân cư, xã hội của vùng chịu sự phân hóa rõ rệt của điều kiện tự nhiên.

Đặc điểm dân cư, xã hội như thế nào?

CH; Qua hình ảnh em có nhận xét gì về dân cư của vùng?

ĐA: Chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người

GV có trên 30 dân tộc sinh sống như Tày Nùng, Mông…

*Khó khăn : Địa hình chia cắt phức tạp, thời tiết diễn biến thất thường, khoáng sản trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp, xói mòn đất , sạt lở đất , lũ quét ….

III. Đặc điểm dân cư ,xã hội : + Đặc điểm :

- Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người . Người Việt ( Kinh )cư trú ở hầu hết các địa phương .

GV: Nguyễn Thị Kim Chi

Cho HS QS H 17.2

Dựa vào bảng 17.2 Nhận xét về sự chênh lệch trình độ phát triển dân cư xã hội của hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc .

HS: Trình bày có sự chênh lệch đáng kể

CH. Vì sao các chỉ tiêu của vùng Tây Bắc thấp hơn so với tiểu vùng Đông Bắc? HS Khá- Giỏi

ĐA: Vì địa hình cao cát xẻ mạnh, ảnh hưởng gió tây khô nóng…

CH: Vì sao trung du là địa bàn đông dân và kinh tế xã hội phát triển hơn miền núi?

ĐA: Có vị trí liền kề với đồng bằng sông Hồng, nguồn nước khá dồi dào, mặt bằng xây dựng tốt, khí hậu đỡ khắc nghiệt hơn. Có nhiều cơ sở công nghiệp và đô thị đã hình thành và đang phát triển, là địa bàn trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc. Nguồn đất tương đối lớn, giao thông dễ dàng.

HS quan sát hình ảnh ruộng bậc thang HS quan sát hình ảnh Sapa- Lào Cai

CH: Đời sống của đồng bào dân tộc ngày nay như thế nào?

ĐA: Đã có bước phát triển....

CH: Nêu những thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.?

HS Quan sát hình ảnh

ĐA: khai thác đất dốc, trồng cây công nghiệp , dược liệu , rau quả cận nhiệt và ôn đới … )

QS về văn hóa thì đa dạng

CH: Về mặt tự nhiên, dân cư xã hội vùng còn gặp những khó khăn gì?

HS QS hình ảnh

ĐA: Thiếu quần áo ấm vào mùa đông, thiếu nhà trẻ, thiếu nước sinh hoạt, thiếu trường

CH: Giải pháp để góp phần nâng cao đời sống các dân tộc trong vùng?

ĐA: Phát triển cơ sở hạ tầng, nước sạch nông thôn, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo

- Trình độ dân cư,xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc .

- Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc Đổi mới . + Thuận lợi :

- Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất ( canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp , dược liệu , rau quả cận nhiệt và ôn đới … )

- Đa dạng về văn hóa + Khó khăn :

- Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế .

- Đời sống người dân còn nhiều khó khăn .

IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập

1Tổng kết Làm bài tập nối cột A với cột B làm nổi bật trọng tâm bài Tìm hiểu trò chơi vui để học

2.Hướng dẫn học tập

*- Học bài và hoàn thành vở bài tập .

- Chuẩn bị bài 18 : Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ( tiếp theo ).

Đọc và xem kĩ hình 18.1 và suy nghĩ trả lời các câu hỏi có trong bài - Chuẩn bị máy tính

Rút kinh nghiệm

...

...

Tuần : 10

Ngày soạn: 17/10/2017 Ngày dạy: 28/10/2017 Tiết 20

Bài 18 : VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ( tiếp theo )

I. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức:

- Trình bày được thế mạnh kinh tế ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, thể hiện ở một số ngành công nghiệp ,nông nghiệp , lâm nghiệp , sự phân bố của các ngành đó .

- Nêu được tên các trung tâm kinh tế và các ngành kinh tế của từng trung tâm . 2. Kĩ năng:

- Phân tích bản đồ kinh tế để hiểu và trình bày được sự phân bố của các ngành kinh tế công nghiệp , nông nghiệp của vùng .

- Phân tích bảng số liệu để trình bày tình hình phát triển kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ . 3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và có ý thức tiết kiệm NL 4.Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung:Phân tích số liệu, thảo luận, giải quyết vấn đề, gợi mở -Năng lực chuyên biệt:Tư duy, Số liệu thống kê, tranh ảnh,hợp tác II. Chuẩn bị giáo viên – học sinh :

1. Giáo viên : - Bản đồ tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ - Bản đồ kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Một số tranh ảnh

2. Học sinh : Sách giáo khoa . III. Tổ chức hoạt động dạy và học : 1.ổn định tổ chức: BCSS

Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 9A5 9A6 9A7

SS Vắng

2. Kiểm tra bài cũ

- Xác định vị trí giới hạn của vùng TD- MN BB. Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển KT-XH của Trung du và miền núi Bắc Bộ?10đ

- Trình bày đặc điểm DC, XH và những TL, KK đối với sự phát triển KT-XH của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?10đ

3. Giới thiệu bài

- Các yếu tố tự nhiên , dân cư xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đa dạng . Trên cơ sở đó vùng đã phát triển kinh tế như thế nào ?Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay .

3/ Bài mới :

GV: Nguyễn Thị Kim Chi

Hoạt động của thầy và trò Nội dung + Hoạt động1: Tình hình phát triển kinh tế (NL)

- Quan sát bản đồ kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Thảo luận nhóm 3’ (bàn)

- Vùng có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp nào ? - Ngành công nghiệp nào phát triển nhất ?

- Xác định nơi phân bố các ngành công nghiệp đó . - Hs trình bày

- Gv chuẩn xác

-Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc còn phát triển thuỷ điện thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?

- Việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản quá mức sẽ làm cho nguồn tài nguyên này ntn? Cần phải làm gì để khắc phục?

Liên hệ, GD HS ý thức sử dụng NL tiết kiệm, hiệu quả.

- Xác định vị trí các nhà máy thủy điện , nhiệt điện

- Xác định vị trí các các trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí hoá chất?

- Việc xây dựng thuỷ điện Hoà Bình có ý nghĩa gì ? - Minh họa hình ảnh về thủy điện Hòa Bình?

+ Hoạt động 2 : Ngành nông nghiệp

- Kể tên các loại cây trồng chủ yếu của vùng ? - Xác định nơi phân bố cây : lúa, ngô, chè, hồi.

- Nhận xét về cơ cấu cây trồng

- Vì sao chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước ? HS Khá- Giỏi

- Vùng nuôi nhiều loại gia súc gì ? Vì sao ? - Nghề rừng của vùng phát triển ra sao?

- Nông nghiệp của vùng gặp khó khăn trở ngại gì ?

Liên hệ: vùng Đông Nam Bộ trồng cay công nghiệp và ăn quả

GDHS ý thức bảo vệ cây trồng + Hoạt động 3 : Dịch vụ

- Xác định những tuyến đường chủ yếu của vùng . - Nhận xét mạng lưới giao thông của vùng .

- Hệ thống dịch vụ ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ như thế nào ?

- Tìm trên lược đồ hình 18.1, các tuyến đường sắt, đường ô tô xuất phát từ Thủ đô Hà Nội đi đến các thị xã của các tỉnh biên giới Việt Trung và Việt Lào.

- Nêu tên một số hàng hóa truyền thống của Trung du và miền núi Bắc Bộ trao đổi với đồng bằng sông Hồng.

- Tìm trên lược đồ hình 18.1, các cửa khẩu quan trọng:

Móng Cái, Đồng Đăng, Lào Cai.

IV. Tình hình phát triển kinh tế 1. Công nghiệp

- Thế mạnh chủ yếu là khai thác và chế biến khoáng sản , thủy điện . - Các ngành phát triển :

+ Khai thác khoáng sản : than , sắt

….

+ Năng lượng : Nhiệt điện ( Uông Bí 150.000 KW ) , thủy điện ( Hòa Bình 1.92 triệu KW ), ( Sơn La đang xây 2.4 triệu KW )…

- Các ngành khác : luyện kim( Thái Nguyên ) , cơ khí( hạ Long ) , hóa chất( Việt Trì ) , công nghiệp nhẹ , chế biến lương thực thực phẩm . 2. Nông nghiệp

- Sản phẩm đa dạng ( nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới) quy mô sản xuất tương đối tập trung. Một số sản phẩm có giá trị trên thị trường( chè, hồi, hoa quả,…)

+Trồng trọt:

- Cây lương thực : Lúa, ngô - Cây công nghiệp: Chè , hồi - Cây ăn quả : Vải thiều , mận ,..

+ Chăn nuôi : trâu , bò, lợn, thủy sản + Lâm nghiệp: nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông-lâm kết hợp. .

3. Dịch vụ :

- Dịch vụ du lịch có nhiều điều kiện phát triển .

- Kể tên một số điểm du lịch

+ Hoạt động 4 : Các trung tâm kinh tế

- Xác định vị trí địa lý của các trung tâm kinh tế. Nêu các ngành sản xuất đặc trưng của mỗi trung tâm.

- Những TP nào đang trở thành các trung tâm KT của vùng?

V. Các trung tâm kinh tế:

- Thái Nguyên ( gang thép ) - Việt Trì ( hóa chất ) - Hạ Long ( đóng tàu ) IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập

1Tổng kết

*- Công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có ngành tiêu biểu nào? Ngành nào phát triển mạnh hơn ?

- Việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa như thế nào ?

2.Hướng dẫn học tập

*- Học bài và làm bài tập 3 trang 69 sgk .

- Chuẩn bị bài 19: Thực hành : Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ .

+Trả lời câu hỏi gợi ý trong bài thực hành . + Chuẩn bị com pa , bút chì, thước .

Rút kinh nghiệm

………

……….

Tổ trưởng kí Ngày 18/10/2017

******************************

Tuần : 11

Ngày soạn: 24/10/2017 Ngày dạy: 31/10/2017

Tiết 21

BÀI 19. TH: ĐỌC BẢN ĐỒ, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

Một phần của tài liệu Dia li 9 Giao an ca nam (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(236 trang)
w