Địa lí các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Dia li 9 Giao an ca nam (Trang 93 - 96)

ÔN TẬP HỌC KÌ I

II. Địa lí các ngành kinh tế

+ Một số thành tựu và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế nước ta.

+Thành tựu :

- Sự tăng trưởng kinh tế nhanh, tương đối vững chắc .

- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá . - Trong công nghiệp có một số ngành công nghiệp trọng điểm .

- Sự phát triển sản xuất hàng hoá xuất khẩu thúc đẩy ngoại thương và đầu tư nước ngoài . - Nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu .

+ Khó khăn :

- Nhiều tỉnh huyện nhất là miền núi còn các xã nghèo (xóa đói giảm nghèo ).

- Nhiều loại tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm .

- Vấn đề việc làm, phát triển văn hoá , giáo dục , y tế ...chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội (thiếu việc làm) . + Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

+ Nhân tố tự nhiên: Tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản.

+ Tài nguyên đất: đa dạng ,là tư liệu của ngành sản xuát nông nghiệp , có 2 nhóm đất cơ bản :

- Đất phù sa tập trung các đồng bằng châu thổ và các đồng bằng ven biển miền trung . đất phù sa có diện tích 3 triệu ha thích hợp trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất feralit tập trung chủ yếu miền núi và trung du . các loại đất feralit chiếm diện tích trên 16 triệu ha thích hợp trồng rừng , cây công nghiệp , cây ăn quả , một số cây hoa màu .

+ Tài nguyên khí hậu : Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn thời tiết và khí hậu :

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm : Làm cho cây cối phát triển quanh năm , sinh trưởng nhanh , có thể tiến hành nhiều vụ trong năm .

- Khí hậu nước ta phân hoá đa dạng : Có thể trồng nhiều loại cây trồng nhiệt đới , cận nhiệt , ôn đới làm đa dạng các sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp .

- Tuy nhiên khí hậu nước ta có nhiều mưa bão , lũ lụt , hạn hán , các loại nấm mốc, sâu bệnh có hại dễ phát sinh , phát triển ảnh hưởng đến năng suất chất lượng sản phẩm .

+ Tài nguyên nước: phong phú, phân bố không đều trong năm .

+ Tài nguyên sinh vật: phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi.

+ Nhân tố kinh tế – xã hội: Điều kiện kinh tế - xã hội là yếu tố quyết định đến sự phát triển.

+ Dân cư và lao động nông thôn: chiếm tỉ lệ cao, nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.

+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật: ngày càng hoàn thiện .

+ Chính sách phát triển nông nghiệp: nhiều chính sách nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

+ Thị trường trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng.

+ Trình bày tình hình phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp

- Đặc điểm chung: phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, trồng trọt vẫn là ngành chính.

- Trồng trọt:

+ Tình hình phát triển: Cơ cấu đa dạng. Lúa là cây trồng chính. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa bình quân đầu đầu người không ngừng tăng. Cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển khá mạnh. Có nhiều sản phẩm xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, trái cây.

+ Phân bố: các vùng trọng điểm lúa( đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng ), các vùng phân bố cây công nghiệp chủ yếu ( Tây Nguyên , Đông Nam Bộ ).

- Chăn nuôi:

+ Tình hình phát triển: chiếm tỉ trọng còn nhỏ trong nông nghiệp; đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh.

+ Phân bố: trâu (Trung du và miền núi Bắc Bộ , Bắc Trung Bộ ), bò ( Duyên hải Nam Trung Bộ ), lợn, gia cầm ( đồng bằng sông Hồng , đồng bằng sông Cửu Long ).

+ Thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta, vai trò của từng loại rừng - Thực trạng và phân bố:

+ Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp.

+ Khai thác gỗ: khai thác và chế biến gỗ, lâm sản chủ yếu ở niền núi, trung du.

+ Trồng rừng: Tăng tốc độ che phủ rừng, phát triển mô hình nông lâm kết hợp.

- Vai trò của các loại rừng:

+ Rừng sản xuất ; cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu .

+ Rừng phòng hộ : Bảo vệ môi trường sinh thái , phòng chống thiên tai, bảo vệ đất , chống xói mòn + Rừng đặc dụng : Bảo vệ các giống loài quý hiếm .

+ Mô hình nông lâm kết hợp : Bảo vệ rừng và nâng cao đời sống nhân dân .

+ Những thuận lợi và khó khăn ngành thuỷ sản nước ta trong quá trình phát triển . + Thuận lợi :

- Vùng biển rộng , mạng lưới sông ngòi dày đặc . - Nhiều ngư trường đánh bắt lớn .

- Có nhiều bãi tôm cá .

- Dọc bờ biển có nhiều vùng nước lợ , nước mặn , rừng ngập mặn , ngoài khơi có các đảo , quần đảo + Khó khăn :

- Chịu ảnh hưởng thiên tai .

- Dịch bệnh , môi trường bị ô nhiễm và suy thoái .

- Vốn đầu tư lớn trong khi ngư dân phần nhiều còn khó khăn.

+ Một số ngành công nghiệp trọng điểm nước ta phát triển trên cơ sở nguồn tài nguyên . - Công nghiệp năng lượng: Than, dầu mỏ, khí đốt , thủy năng .

- Công nghiệp luyện kim: Sắt, đồng, chì, kẽm,crôm...

- Công nghiệp hoá chất: Than, dầu khí, a patit, phốt pho ríc...

- Công nghiệp vật liệu xây dựng: Đất sét , đá vôi ...

- Công nghiệp chế biến: Nguồn lợi sinh vật biển, rừng, các sản phẩm nông, lâm ,ngư nghiệp.

+ Sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm

- Công nghiệp khai thác nhiên liệu: khai thác than ( Quảng Ninh ), khai thác dầu khí( thềm lục địa phía Nam thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu ).

GV: Nguyễn Thị Kim Chi

- Công nghiệp điện: nhiệt điện ( Phả Lại , Ninh Bình , Phú Mỹ), thủy điện Hòa Bình, Sơn La ( đang xây dựng ) .

- Một số ngành công nghiệp nặng khác:

+ Công nghiệp cơ khí điện tử ( Thành phố Hồ Chí Minh , Hà Nội , Đà Nẵng ).

+ Công nghiệp hóa chất (Thành phố Hồ Chí Minh , Biên Hòa , Hà Nội ).

+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng( Đồng bằng sông Hồng , Bắc Trung Bộ ).

+ Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: ( Thành phố Hồ Chí Minh , Hà Nội , Hải Phòng ) + Công nghiệp dệt may: ( Thành phố Hồ Chí Minh , Hà Nội , Đà Nẵng ) .

+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp nước ta.

- Nguồn tài nguyên tự nhiên về nông lâm ngư nghiệp nước ta rất phong phú.

- Lực lượng lao động dồi dào,có truyền thống trong các ngành chế biến thực phẩm.

- Các sản phẩm chế biến được nhiều người tiêu thụ,các nước trên thế giới ưa chuộng như tôm,cá,trái cây . - Dân số đông tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong nước, ngoài ra còn có các thị trường nước ngoài vốn ưa chuộng các sản phẩm nông sản thuỷ sản nước ta .

+ Vai trò ngành dịch vụ đối với sản xuất và đời sống .

+ Cung cấp nguyên, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế.

+ Tạo ra các mối quan hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.

+ Tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế.

+ Vì sao nói Hà Nội ,thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất ở nước ta ?

- Đây là hai đầu mối giao thông vận tải , viễn thông lớn nhất nước ta .

- Ở đây tập trung nhiều trường đại học , các viện nghiên cứu , các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu . - Là hai trung tâm thương mại , tài chính , ngân hàng lớn nhất .

- Các dich vụ : Quảng cáo , bảo hiểm , tư vấn , văn hoá , nghệ thuật ...cũng luôn dẫn đầu . + Tình hình phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải nước ta .

- Có đủ các loại hình vận tải, phân bố rộng khắp cả nước, chất lượng đang được nâng cao.

+ Đường bộ: chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất, được đầu tư nhiều nhất; các tuyến quan trọng quốc lộ 1A, Ql 5 , đường Hồ Chí Minh ...

+ Đường sắt: tuyến quan trọng đường sắt Thống Nhất .

+ Đường sông: mới được khai thác ở mức độ thấp, tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long và lưu vực vận tải sông Hồng.

+ Đường biển: gồm vận tải ven biển và vận tải quốc tế. Hoạt động vận tải biển quốc tế được đẩy mạnh ,ba cảng biển lớn nhất cả nước Hải Phòng , Đà Nẵng , Sài Gòn.

+ Đường hàng không: hàng không Việt Nam đã và đang phát triển theo hướng hiện đại hóa; ba đầu mối chính trong nước và quốc tế: Hà Nội ( Nội Bài ) , Đà Nẵng , Thành phố Hồ Chí Minh ( Tân Sơn Nhất ) + Đường ống: vận tải đường ống ngày càng phát triển, chủ yếu chuyên chở dầu mỏ và khí.

+ Những điều kiện cần thiết phát triển ngành du lịch - Phải có tài nguyên du lịch phong phú :

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên : phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt , nhiều động ,thực vật quí hiếm .

+ Tài nguyên du lịch nhân văn : Các công trình kiến trúc , di tích lịch sử , lễ hội truyền thống , văn hoá dân gian ..

- Có các địa điểm du lịch nổi tiếng được xếp hạng di sản thế giới như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẽ Bàng , Cố đô Huế , Mĩ Sơn - Hội An .

- Cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu . - Phải có nhu cầu về du lịch .

IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1Tổng kết

GV Tóm tắt nội dung ôn tập

2.Hướng dẫn học tập

Học bài chuẩn bị từ bài 17 đến bài 30 tiết sau ôn tập tiếp theo

Một phần của tài liệu Dia li 9 Giao an ca nam (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(236 trang)
w