CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM MỸ
3.2.1. Một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai liên quan đến công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
3.2.1.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện văn bản đó
Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn và thực hiện trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đã được Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện Cẩm Mỹ, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp tỉnh đặc biệt quan tâm và đã được thể hiện rõ ở các tài liệu quan trọng qua các văn bản của HĐND và UBND huyện, các văn bản và thực hiện nhằm thể chế hoá, đưa pháp Luật đất đai vào cuộc sống.
Hệ thống văn bản này đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho công tác điều hành quản lý Nhà nước nói chung và công tác quản lý sử dụng đất nói riêng trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ.
Để đẩy nhanh công tác xét duyệt và thực hiện công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hiện nay Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một số văn bản và Quyết định hướng dẫn như sau:
Văn bản số 1562/TNMT ngày 31/5/2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường về xử lý các vướng mắc trong việc thực hiện cấp, đổi Giấy chứng nhận trên địa bàn tỉnh;
Quyết định số 1954/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở chuyển nguyên trạng Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
Văn bản số 4518/STNMT-CCQLĐĐ ngày 04/12/2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường về xử lý các trường hợp cấp đổi có tăng, giảm diện tích.
Quyết định số 1272/QĐ-UBND ngày 19/4/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quy trình giải quyết thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Thông báo số 133/TB-STNMT ngày 13/5/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường kết luận đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận;
Văn bản số 7704/UBND-CNN ngày 23/9/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thẩm quyền ký Giấy chứng nhận cho các trường hợp thửa đất có một phần diện tích chưa được cấp Giấy chứng nhận.
Văn bản số 4072/STNMT-CCQLĐĐ ngày 25/9/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường về một số khó khăn, vướng mắc trong công tác viết và in Giấy chứng nhận
Văn bản số 4167/STNMT-CCQLĐĐ ngày 05/10/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc cấp đổi Giấy chứng nhận có tăng, giảm diện tích
Thông báo số 513/TB-STNMT ngày 27/10/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường kết luận cuộc họp công tác đăng ký, cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận.
Quyết định số 25/2016/QĐ-UBND ngày 20/4/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai quy định về việc tách thửa
Văn bản số 3392/STNMT-VP ngày 26/7/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác xét, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Quyết định số 1807/QĐ-UBND ngày 31/5/2017 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc công bố thủ tục hành chính của ngành Tài nguyên và Môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Đồng Nai
Văn bản số 2601/STNMT-CCQLĐĐ ngày 14/6/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc chuyển mục đích các loại đất nông nghiệp.
Quyết định số 870/QĐ-STNMT ngày 23/6/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc ủy quyền ký Giấy chứng nhân.
Văn bản số 3915/STNMT-CCQLĐĐ ngày 06/7/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến hướng dẫn và giao thẩm quyền ký Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ địa chính
Huyện Cẩm Mỹ được thành lập ngày 21/8/2003 theo Nghị định 97/2003/NĐ-CP của Chính phủ trên cơ sở tách 7 xã: Xuân Quế, Sông Nhạn, Xuân Đường, Thừa Đức, Nhân Nghĩa, Long Giao, Xuân Mỹ thuộc huyện Long Khánh (cũ) (sau đổi tên là thị xã Long Khánh) và 6 xã: Xuân Bảo, Bảo Bình, Xuân Đông, Xuân Tây, Sông Ray, Lâm San thuộc huyện Xuân Lộc.
Hệ thống hồ sơ địa giới hành chính của huyện được lập theo Nghị định 97/2003/NĐ-CP của Chính phủ trên cơ sở kế thừa từ bộ hồ sơ địa giới hành chính của huyện Xuân Lộc và thị xã Long Khánh xây dựng theo Chỉ thị 364/CT-CP ngày 6/11/1991 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).
Đến nay bộ hồ sơ địa giới hành chính của huyện đã được biên tập hoàn thiện với
13 đơn vị hành chính cấp xã.
Từ những năm 1991 - 1993 huyện Xuân Lộc và thị xã Long Khánh đã tiến hành khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính cho các xã theo Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ. Kế thừa kết quả của công tác đo đạc, lập bản đồ của các xã thuộc huyện Xuân Lộc và thị xã Long Khánh, hiện nay hầu hết 13 xã huyện Cẩm Mỹ vẫn còn lưu giữ hệ thống bản đồ được thành lập theo Chỉ thị 299/TTg tuy nhiên do bộ bản đồ trước đây đo đạc bằng kỹ thuật lạc hậu không còn phù hợp và không chính xác nên được đo đạc lập lại bản đồ địa chính mới cho phù hợp với hiện trạng và thực tế.
Thực hiện dự án điều chỉnh, bổ sung dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai giai đoạn 2009 - 2010 định hướng đến 2015 đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tai Quyết định số 98/QĐ-UBND ngày 09/1/2013.
Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 12/13 xã (Long Giao, Xuân Mỹ, Nhân Nghĩa, Sông Nhạn, Thừa Đức, Xuân Quế, Xuân Đường, Sông Ray, Bảo Bình, Lâm San, Xuân Bảo, Xuân Tây) được đo đạc, thành lập lại bản đồ địa chính bằng công nghệ hiện đại ở hệ tọa độ VN 2000, đảm bảo độ chính xác cao, đáp ứng được yêu cầu về quản lý, khai thác, cập nhật chỉnh lý biến động thường xuyên.
Riêng bản đồ địa chính xã Xuân Đông được thành lập 1992 theo hệ tọa độ HN 72, đến năm 2007 được Văn phòng Đăng ký đất đai số hóa, chuẩn hóa theo hệ tọa độ VN 2000. Tuy nhiên, mức độ biến động đến nay là rất lớn do đa số diện tích thuộc xã nằm trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung. Do vậy nhu cầu mua bán, sang nhượng, tách hợp thửa để xây dựng chuồng trại của các doanh nghiệp chăn nuôi là rất lớn dẫn tới ranh giới bị biến động. Hiện nay địa phương đang tiếp tục kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận chủ trương đo đạc thành lập lại bộ bản đồ địa chính xã Xuân Đông theo hệ tọa độ VN 2000 nhằm thống nhất quản lý trên địa bàn.
Bảng 3.1. Tổng hợp số lượng bản đồ địa chính theo tỷ lệ
STT Đơn vị hành chính
1 Xã Xuân Bảo
2 Xã Bảo Bình
3 Xã Xuân Tây
4 Xã Xuân Đông
5 Xã Sông Ray
6 Xã Lâm San
7 Xã Xuân Mỹ
8 Xã Thừa Đức
9 Xã Xuân Đường
10 Xã Sông Nhạn
11 Xã Xuân Quế
12 Xã Nhân Nghĩa
13 Xã Long Giao
Tổng số toàn huyện
Hiện tại công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính của huyện Cẩm Mỹ được thực hiện theo quy định của Luật đất đai. Ranh giới hành chính của huyện được xác định tương đối rõ ràng, mốc giới ngoài thực địa được định vị tương đối cụ thể theo tiêu chuẩn.
Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. Đến nay, huyện Cẩm Mỹ có tổng 669 tờ bản đồ địa chính với tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000. Toàn bộ 13/13 xã huyện Cẩm Mỹ hiện đều có hệ thống bản đồ địa chính chính quy, trong đó có 12/13 xã đã đo đạc lập lại bản đồ địa chính mới.
3.2.1.3. Thực trạng công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính
Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính: Cho đến nay hầu hết các xã, các cơ quan đơn vị, các chủ sử dụng đất đều đã tiến hành kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất; 13/13 xã đã lập hồ sơ địa chính theo quy định của Luật đất đai, Nghị định, Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính để theo dõi và quản lý.
Việc lập và lưu trữ hồ sơ địa chính gắn với việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chỉnh lý Giấy chứng nhận trên địa bàn huyện được giao cho Văn phòng Đăng ký đất đai – Chi nhánh Cẩm Mỹ thực hiện. Hồ sơ địa chính ban đầu gồm hệ thống bản đồ địa chính, sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính và các hồ sơ liên quan kèm theo. Đến nay toàn huyện có 669 tờ bản đồ địa chính; có 165 sổ bộ địa chính.
Sổ mục kê đất đai: Toàn huyện có 43 quyển được lập theo đúng nguyên tắc lập sổ là lập theo thứ tự tờ bản đồ số 1 đến tờ bản đồ cuối cùng, số thứ tự thửa đất cũng được đánh số theo thứ tự số thửa đất số 1 đến số thửa cuối cùng của tờ bản đồ.
Sổ địa chính có 83 quyển được lập theo mẫu sổ quy định tại Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sổ địa chính được lập ở cấp xã nhằm theo dõi các thửa đất và chủ sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sổ theo dõi biến động đất đai có 13 quyển ghi các thông tin về người đăng ký biến động, thời điểm, các thông tin về thửa đất và nội dung biến động.
Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có 26 quyển được Văn phòng Đăng ký đất đai - Chi nhánh Cẩm Mỹ lập và quản lý. Sổ được cập nhật thường xuyên ngay khi có quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND huyện.
Ngoài ra, để quản lý tốt hồ sơ địa chính, Văn phòng Đăng ký đất đai - Cẩm Mỹ
đã lập các loại sổ theo dõi từng loại hồ sơ cụ thể. Bao gồm:
Sổ đăng ký giao dịch đảm bảo, áp dụng cho việc đăng ký thế chấp, xóa thế chấp quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà.
Sổ theo dõi phiếu chuyển thông tin nghĩa vụ tài chính, áp dụng cho việc kê khai, chuyển thông tin thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.
Sổ theo dõi cấp trích lục bản đồ
Sổ theo dõi giao nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sổ theo dõi giao nhận và tiến độ giải quyết đơn thư, khiếu nại liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Huyện Cẩm Mỹ đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính theo đúng quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT, Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT và Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mô hình dữ liệu tập trung, trong đó cơ sở dữ liệu được đặt tập trung tại Hệ thống điều hành và tích hợp dữ liệu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Quá trình khai thác, cập nhật chỉnh lý biến động được thực hiện thông qua phần mềm cơ sở dữ liệu Tài nguyên và Môi trường - Phân hệ Quản lý đất đai (sử dụng thống nhất trên toàn tỉnh). Hiện nay, phần mềm này hoạt động tương đối ổn định và hiệu quả đáp ứng cơ bản các yêu cầu đề ra, tuy nhiên việc kết nối và chia sẽ dữ liệu chỉ dừng lại ở mức cấp tỉnh và cấp huyện. Trong tương lai cần phát triển thêm xuống cấp xã để phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai được hiệu quả hơn.