Kết quả tổng hợp phiếu điều tra tình hình đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 102 - 105)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM MỸ

3.3.5. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra tình hình đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai

Để đánh giá tình hình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đề tài đã xây dựng mẫu phiếu và tiến hành điều tra các hộ gia đình, cá nhân khi tham gia thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện Cẩm Mỹ và cán bộ quản lý nhà nước về đất đai, trực tiếp giải quyết hồ sơ.

Kết quả phát phiếu, tổng hợp và phân loại như sau:

- Nhóm cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Văn phòng Đăng ký đất đai – Chi nhánh Cẩm Mỹ, công chức địa chính xã: phát lấy ý kiến 30 phiếu, thu vào 30 phiếu, ý kiến nhận xét nhìn chung đánh giá tốt, hài lòng, nhận cụ thể:

Cán bộ thường xuyên được tập huấn về các chính sách pháp luật mới, những quy định hướng dẫn mới nên tiếp cận công việc chuyên môn tốt.

Cán bộ phụ trách, giải quyết hồ sơ có trình độ và thời gian công tác lâu năm nên rất có kinh nghiệm; đa số nhân viên công tác là người địa phương nên hiểu được đời sống, trình độ của người dân nên có thái độ rất tích cực, nhiệt tình với người dân.

Khối lượng hồ sơ biến động ít nên nhìn chung ít áp lực trong thủ tục hành chính hơn so với các huyện khác. Công tác giải quyết thủ tục hành chính được UBND huyện quan tâm, chú trọng, theo đánh giá của UBND huyện tỷ lệ giải quyết hồ sơ những năm gần đây đúng và trước hạn 97-98% đáp ứng yêu cầu đề ra. Những trường hợp chậm trễ phải lập phiếu xin lỗi, trả hồ sơ phải có ý kiến cụ thể của Lãnh đạo cơ quan phụ trách.

Ngoài ra có một số ý kiến đóng góp: Phải thường xuyên phối hợp với UBND cấp xã xác minh hiện trạng trước khi thẩm tra hồ sơ (do tăng diện tích) nên mất và tốn nhiều thời gian; hồ sơ mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải rà soát hồ sơ tín chấp tại xã, thế chấp tại cơ quan và lập phiếu gửi thông tin phối hợp với ngân hàng, cơ quan công chứng chứng thực trước khi giải quyết nên ảnh hưởng đến thời gian giải quyết, năm 2016 có 05 hồ sơ cấp lại và 08 hồ sơ xác minh hiện trạng bị trễ hạn phải thông báo xin lỗi.

- Nhóm hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sử dụng đất tham gia thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa: phát lấy ý kiến trực tiếp 150 phiếu, thu vào 150 phiếu.

Trên địa bàn huyện tình hình sử dụng đất tương đối ổn định, mức độ biến động thấp, người sử dụng đất chủ yếu là địa phương, công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn cơ bản đã hoàn thành, do vậy các trường hợp điều tra thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận.

Bảng 3.12. Bảng tổng hợp kết quả phiếu điều tra

STT

1

(Nguồn: Số liệu điều tra, phỏng vấn) Nhận xét và đánh giá kết quả tổng hợp theo phiếu điều tra:

Cụ thể 150 trường hợp điều tra gồm: 92 trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới, 43 trường hợp chuyển nhượng, 07 trường hợp nhận thừa kế, 03 trường hợp tách thửa, 05 trường hợp mất Giấy chứng nhận. Trong đó: 146 trường hợp giải quyết, nhận kết quả đúng và trước thời hạn ghi trên biên nhận; 04 trường hợp bộ phận một cửa thông báo nhận kết quả đã quá hạn (01 trường hợp cấp lại do mất Giấy chứng nhận và 03 trường hợp cấp đổi) với lý do phải phối hợp với UBND cấp xã xác minh tăng diện tích, lấn chiếm và có sai sót thông tin trong quá trình niêm yết công khai.

Kết quả điều tra, phỏng vấn nhận thấy đối với 150 trường hợp đều có mức độ hài lòng về trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ nhiệt tình, lịch sự của cán bộ và cách thức cải cách tại bộ phận một cửa; lý do 04 trường hợp không hài lòng chủ yếu là do bức xúc chậm trễ trong khâu trả kết quả trễ hạn mà lỗi này là do quản lý của nhà nước không phải của người sử dụng đất, người sử dụng đất đi lại nhiều lần, thủ tục xác nhận ranh giới phức tạp do rất khó liên hệ với chủ đất giáp ranh trong khi đó ranh giới đã sử dụng rõ ràng, ổn định không tranh chấp.

Ngoài ra có một số ý kiến đóng góp của hộ gia đình, cá nhân được điều tra đề nghị cải cách thủ tục nộp lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân có thể nộp ngay tại nơi lấy kết quả thủ tục hành chính (nơi nhận Giấy chứng nhận) để thuận lợi hơn.

Từ nội dung điều tra, phỏng vấn trên nhận thấy kết quả đánh giá công tác quản lý nhà nước về mặt đất đai và thủ tục hành chính trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w