CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
2.2 Thực trạng đầu tư công ở Việt Nam
2.2.2. Thực trạng sử dụng vốn dành cho đầu tư công
2.2.2.2. Đầu tư công theo địa phương
Đối với địa phương, vốn đầu tư được phân bổ theo hai cấp ngân sách là trung ương và các tỉnh. Tỷ lệ đầu tư cho hai cấp vào khoảng 60%: 40% trong
thay đổi bao nhiêu trong thời gian từ năm 2002 cho đến nay.
Xin đi cụ thể vào tổng quan tình hình đầu tư công của hai địa phương là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.
Thành phố Hồ Chí Minh - Tỉ lệ đầu tư công trên GDP
Biểu đồ 4 : Tỉ lệ đầu tư công trên GDP
Nguồn: Nguyễn Hoàng Anh
Trên biểu đồ, có thể thấy tỉ lệ đầu tư công/GDP của thành phố vào khoảng 4-6%, thấp hơn nhiều so với mức tỉ lệ 8-11% của cả nước. Nguyên nhân của điều này là do ở thành phố, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh nên tổng nhu cầu đầu tư xã hội có thể thu hút đầu tư từ các nguồn này. Nhờ vậy, giảm nguồn đầu tư từ ngân sách, nộp phần lớn ngân sách về Trung ương để phân bổ cho các địa phương khác có nhu cầu lớn hơn, mà không tự huy động được. Vì vậy, khoản tiền có thể sử dụng cho đầu tư phát triển càng không được bao nhiêu.
- Vốn đầu tư từ ngân sách phân theo ngành
Để có một cái nhìn đầy đủ hơn về các khoản đầu tư từ ngân sách, ta có thể xem xét bảng số liệu sau:
thành phố
Nguồn: Cục Thống kê thành phố, Niên giám thống kê các năm 2001 – 2007.
Bảng cơ cấu vốn này cho thấy thành phố tập trung vốn ngân sách vào đầu tư cho các lĩnh vực: vận tải kho bãi và thông tin liên lạc, phục vụ cá nhân – cộng đồng, giáo dục và đào tạo. Trong đó vận tải kho bãi và thông tin liên lạc chiếm tỉ lệ lớn nhất, gần 50% tổng vốn ngân sách. Điều này cho thấy thành phố hiện đang tập trung rất nhiều cho việc đầu tư hạ tầng giao thông, vận tải, thông tin liên lạc, nhằm tạo nền móng cho phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, khi phân tích bảng cơ cấu vốn đầu tư công này cũng cho thấy một số lĩnh vực quan trọng như khoa học công nghệ, quản lý nhà nước, y tế có tỉ lệ đầu tư thấp nên mức độ phát triển của những lĩnh vực này cũng bị ảnh hưởng nhất định.
Thành phố Đà Nẵng
Trong giai đoạn 2005-2009, quy mô đầu tư công ở Đà Nẵng có xu hướng giảm nhẹ trong hai năm 2006, 2007 và tăng mạnh trở lại trong hai năm 2008, 2009, đến năm 2009 đạt 9.335 tỷ đồng (Bảng 3); tốc độ tăng bình quân của giai đoạn này là 12,65%/năm, thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng bình
tư nước ngoài, tương ứng là 53,25%/năm và 39,03%/năm.
Bảng 3 : Vốn Đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006- 2009 phân theo khu vực kinh tế.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng
Biểu đồ 5 : Cơ cấu đầu tư phát triển ở thành phố Đà Nẵng phân theo khu vực kinh tế
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng
Nếu xét về tỷ trọng của đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Đà Nẵng cho thấy một xu hướng khá tốt khi tỷ trọng của đầu tư công đang có xu hướng ngày càng giảm đi, từ 79,07% năm 2005 xuống thấp nhất là 43,78% vào năm 2008 và tăng nhẹ trở lại, đạt 55,37% năm 2009. Xu hướng
đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tăng khá từ 13,73% lên 32,92% và tỷ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhẹ từ 7,2% lên 11,7% trong cùng giai đoạn 2005-2009.
Đối với vùng kinh tế, mặc dù trong chiến lược phát triển dài hạn có định hướng phát triển vùng và các vùng kinh tế lớn đều có quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, nhưng trên thực tế đã chưa sử dụng trực tiếp công cụ đầu tư công để thúc đẩy sự phát triển vùng theo những định hướng đã vạch ra. Thậm chí ngay cả việc thống kê vốn đầu tư đã thực hiện theo vùng cũng rất khó vì các dự án không có số liệu tính theo địa giới vùng.