CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của đầu tư công
2.3.2. Hạn chế trong đầu tư công
2.3.2.1. Đầu tư công tăng cao, nhưng còn tồn tại nhiều bất cập
Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tư cao nhất thế giới, chiếm trên 40% GDP. Trong đó, đầu tư công chiếm tỷ lệ khá lớn (hơn 10% GDP đầu tư cơ sở hạ tầng). Mỗi năm, Việt Nam phải bỏ ra lượng tiền đầu tư công bằng khoảng 17 – 20% GDP, trong khi đó thì tại các nước trong khu vực con số này chỉ dưới 5%, như Trung Quốc là 3,5%, Indonesia 1,6%… Đó là một xu thế ngược với yêu cầu giảm đầu tư công vào nền kinh tế, tăng đầu tư phát triển từ các nguồn vốn xã hội khác.
Theo TS. Vũ Tuấn Anh – Viện Kinh tế Việt Nam, trong những năm gần đây tổng vốn đầu tư trong xã hội cũng đã liên tục tăng cao. Tính theo giá so sánh năm 1994, tổng số vốn đầu tư đã tăng từ 115 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên 371 nghìn tỷ đồng năm 2009, gấp 3,2 lần, bình quân mỗi năm tăng 13,9% .
Xét về cơ cấu, khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng đầu tư xã hội, mặc dù tỷ trọng của khu vực này đã giảm từ 59,1% vào năm 2000 xuống còn 33,9% năm 2008, thấp hơn tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, nhưng năm 2009 lại tăng trở lại mức 40,6% và trở về vị trí số một trong cơ cấu vốn đầu tư xã hội.
Tốc độ tăng vốn đầu tư ở cả nước và trong tất cả các khu vực đều cao hơn (gấp khoảng hai lần) so với tốc độ tăng GDP. Khu vực có vốn FDI có tốc độ tăng đầu tư cao nhất, bình quân mỗi năm 19,8%, khu vực kinh tế ngoài nhà nước 15%, còn khu vực Nhà nước 11%.
Trong khi lao động trong khu vực nhà nước không thay đổi bao nhiêu, thì trình độ trang bị vốn của lao động khu vực nhà nước đang tăng lên nhanh chóng. Tài sản cố định và vốn đầu tư dài hạn của một lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước năm 2004 có 160 triệu đồng; năm 2005 là 239 triệu đồng, năm 2006 tăng lên đến 418 triệu đồng và năm 2007 đạt 511 triệu đồng (trung
trang bị vốn đã tăng hơn 3 lần cho lao động của khu vực kinh tế Nhà nước.
Đầu tư công dàn trải và lãng phí
Trên thực tế sự gia tăng của đầu tư công kể trên chính là biểu hiện của đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Theo TS. Vũ Thành Tự Anh, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, từ nay đến năm 2020, ngân sách cần bỏ ra trung bình 15 tỉ USD/năm để đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy hoạch đã được duyệt.
Đây là con số khổng lồ so với quy mô của nền kinh tế Việt Nam. Nhưng quy hoạch đó được “vẽ” bởi những đơn vị, địa phương không có chức năng điều phối. Càng “vẽ” càng hoành tráng làm cho việc đầu tư thêm dàn trải, phức tạp vì ai cũng đi tranh giành nguồn vốn có hạn.
Sự gia tăng của đầu tư công là biểu hiện của việc thất thoát nguồn vốn Bên cạnh việc nguồn lực bị phân bổ dàn trải dẫn đến kém hiệu quả thì còn có một tình trạng không thể không kể đến đó là việc các dự án bị “thổi vốn” quá cao dẫn đến hậu quả là thất thoát và lãng phí .
Lấy ví dụ con đường cao tốc khởi đầu từ quận 2 (TP.HCM) và kết thúc tại Dầu Giây (Đồng Nai) với thiết kế 4 làn xe chạy có tổng chiều dài xây dựng chỉ 51 km. Tổng giá trị đầu tư dự án tính tại thời điểm cuối năm 2007 là 932,4 triệu USD.
Nói về con số này, Jonathan Pincus, Giám đốc Chương trình giảng dạy Fulbright trong một hội thảo gần đây không giấu vẻ ngạc nhiên. “Gần 1 tỷ USD chỉ để làm hơn 50 km đường là quá lớn.
Đầu tư công còn thiếu đồng bộ
Kế đến, sự gia tăng trong đầu tư công không đi kèm với đầu tư vào các vùng các lĩnh vực phụ trợ hay dự án có liên quan, hay nói cách khác là sự thiếu đồng bộ trong đầu tư công cũng đang là một hạn chế nổi bật.
Điều dễ thấy là đầu tư công trong những năm qua đã làm thay đổi đáng kể kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Tuy nhiên, đánh giá hiệu quả của đầu tư công đòi hỏi không chỉ đo đếm số lượng những kết quả đạt được mà còn phải xem xét mối tương quan về lượng giữa số vốn đã bỏ ra và kết quả đạt được.
Một phương pháp phổ biến dùng để đánh giá vai trò của đầu tư nói chung đối với tăng trưởng kinh tế là phân tích sự đóng góp của các yếu tố vào sự tăng trưởng GDP. Ở đây người ta sử dụng hàm sản xuất, với hai yếu tố đầu vào cơ bản là vốn (K) và lao động (L). Sự gia tăng sản lượng trong nền kinh tế là do hai phần chính: (1) Sự gia tăng của các yếu tố đầu vào K, L; (2) Sự gia tăng về năng suất bằng hệ số năng suất nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity – TPF). Phương pháp luận để ước lượng nguồn tăng trưởng dựa trên hàm sản xuất của Solow (1957).
Phân tích tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam theo sự đóng góp của các nhân tố trong thời gian 1990-2007 cho thấy vấn dề mô hình tăng trưởng dựa quá nhiều vào đầu tư nổi lên rõ rệt trong nhữn năm gần đây. Các nhân tố phát triển theo chiều sâu ngày càng kém tác động, trong khi quá chú trọng tốc độ tăng trưởng dựa vào tăng nguồn đầu tư. Trong những năm 1990-1992, yếu tố vốn chỉ đóng góp từ 7% đến 13% mức tăng trưởng, trong khi TFP năm cao nhất 1991 đạt tới gần 75%. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997- 1998 yếu tố vốn tăng nhanh chóng và chiếm khoảng gần 60%, yếu tố lao động khoản 15%-20% và yếu tố năng suất tổng hợp chiếm 25-30% .
năm Tốc độ tăng GDP(%) K L TFP
2000 6.8 47.4 13.8 38.8
2001 6.9 59.8 8.2 19.4
2002 7.1 44.2 27.7 28.1
2003 7.3 72.1 43.7 -15.8
2004 7.8 61.5 21.0 17.5
2005 8.4 59.8 16.4 23.8
2006 8.2 57.1 14.3 28.6
2007 8.4 59.5 14.8 25.7
2008 6.3 63.8 29.0 7.2
2009 5.3 72.5 34.2 -6.7
2010 6.8 65.4 29.3 5.3
2011 5.8 62.8 27.6 9.6
Nguồn: tính toán từ số liệu của tổng cục thống kê Biểu đồ 6: Phần đóng góp tăng trưởng GDP của các yếu tố (%)
Nguồn: Kết quả tính toán theo số liệu của Tổng cục Thống kê.
trưởng, đóng góp tới 46% mức độ tăng trưởng, nhân tố lao động khá ổn định, chỉ chiếm tỷ lệ 20%, nhân tố tiến bộ công nghệ và quản lý chiếm 34%, nhưng đã ngày càng đi xuống, mặc dù khi phân tích sâu thì việc ứng dụng tiến bộ công nghệ, như công nghệ thông tin, viễn thông, năng lượng, xây dựng, sinh học đã được nâng lên.
Thước đo hiệu quả vốn đầu tư thường được dùng phổ biến hiện nay là hệ số suất đầu tư (Incremental Capital Output Ratio – ICOR), hay còn gọi là hệ số sử dụng vốn, hệ số đầu tư tăng trưởng, hay tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm. Hệ số này phản ảnh cần bao nhiêu đồng vốn tăng thêm để tạo ra một đơn vị tăng lên của GDP.
Biểu đồ 7: So sánh tốc độ tăng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ năm 2010
Nguồn: Báo cáo ước tính hàng tháng của Tổng cục Thống kê
Nếu xét hiệu quả đầu tư từ tổng vốn đầu tư, để tăng một đồng GDP cần bỏ ra 5,2 đồng vốn, có thể thấy hiệu quả đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2007 thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước đây (chỉ vào khoảng 2-3 trong thời gian 1970-1984). Khi ở trình độ phát triển thấp tương đương với Việt Nam hiện nay vào những năm 1950-1975, hệ số ICOR của Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ dao động trong khoảng 1-2.
tích lũy tài sản
Tính theo tổng vốn đầu tư
Tính theo tổng tích lũy tài sản
Toàn nền kinh tế 5.2 3.5
Kinh tế nhà nước 7.8 4.9
Kinh tế ngoài nhà nước 3.2 2.2
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 5.2 4.3
Nguồn: Kết quả tính toán của Bùi Trinh (2009) theo số liệu của Tổng cục Thống kê.
Kết hợp với bảng trên có thể nhận xét, vốn đầu tư của toàn nền kinh tế kém hiệu quả là do suất đầu tư của khu vực của nhà nước quá cao và của khu vực đầu tư nước ngoài thuộc loại cao, trong khi khu vực kinh tế ngoài nhà nước lại có hiệu quả đồng vốn hợp lý. Nếu so sánh xét hiệu quả đầu tư theo tổng tích luỹ tài sản, thì ICOR của toàn nền kinh tế Việt Nam thuộc loại cao, song không vượt quá nhiều so với một số nước Đông Nam Á.
Đặc biệt là hiệu quả đầu tư thấp của các doanh nghiệp nhà nước. Điều hiển nhiên là đầu tư của khu vực nhà nước không thể có hiệu quả kinh tế cao như đầu tư của khu vực tư nhân, bởi vì trong nhiều trường hợp mục đích của đầu tư công không phải nhằm vào lợi nhuận và hiệu quả kinh tế
Hậu quả xấu không tránh khỏi là một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả, thậm chí đứng trên bờ vực phá sản mà Vinashin là trường hợp điển hình.
2.3.2.3. Đầu tư công và hệ quả nợ công
Đầu tư công gia tăng nhưng hiệu quả sử dụng vốn thấp, dự án không có khả năng sinh lời trong khi một phần vốn không nhỏ trong số đó là do vay nợ nước ngoài tất yếu dẫn đến việc nợ công gia tăng.TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã lưu ý một chuỗi số liệu quan trọng. Trong