CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
2.2 Thực trạng đầu tư công ở Việt Nam
2.2.2. Thực trạng sử dụng vốn dành cho đầu tư công
2.2.2.3. Một số công trình đầu tư công tiêu biểu
2.2.2.3.1. Nhà máy lọc dầu Dung Quất
Nhà máy lọc dầu Dung Quất, thuộc Khu kinh tế Dung Quất, là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam xây dựng thuộc địa phận xã Bình Thuận và Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một trong những dự án kinh tế lớn, trọng điểm quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ 21.
Nhà máy chiếm diện tích khoảng 810 ha, trong đó 345 ha mặt đất và 471 ha mặt biển. Công suất tối đa của nhà máy là 6,5 triệu tấn dầu thô/năm tương đương 148.000 thùng/ngày, dự kiến đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam.
Nhà máy sản xuất khí hóa lỏng LPG, propylene, polypropylene, xăng A92 và A95, dầu hỏa, nhiên liệu phản lực, diesel và dầu nhiên liệu. Nhà máy gồm 14 phân xưởng chế biến công nghệ, 10 phân xưởng năng lượng phụ trợ và 8 hạng mục ngoại vi. Các hạng mục chính của nhà máy bao gồm:
Cảng nhập dầu thô
Khu bể chứa dầu thô
Các phân xưởng phụ trợ
Các phân xưởng công nghệ
Đường ống dẫn và khu bể chứa sản phẩm
Cảng xuất sản phẩm bằng đường biển và trạm xuất bằng đường bộ
Đê chắn sóng
Khu nhà hành chính
Nhà máy sản xuất polypropylene
Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất được chính thức khởi công ngày 28 tháng 11 năm 2005. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được xây dựng với tổng mức đầu tư là hơn 3 tỉ USD (khoảng 40.000 tỉ đồng) với tên dự án là Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất của chủ đầu tư là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.[2]
[3] nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN.
Đã có 1.046 kỹ sư và nhân viên nhà máy được đưa đi đào tạo ở nước ngoài để chuẩn bị đảm đương việc vận hành nhà máy Dung Quất trong tương lai.[3]
2.2.2.3.2. Đường Hồ Chí Minh
Đường Hồ Chí Minh là một con đường giao thông đang được thi công, dài khoảng 3.167 km và cũng là con đường thứ 2 chạy từ Bắc vào Nam Việt Nam. Tuyến đường này được xây dựng trên cơ sở nâng cấp mở rộng một số tỉnh lộ và quốc lộ cũng như làm mới một số đoạn. Các đoạn dựa trên nền quốc lộ và tỉnh lộ có sẵn được gọi là đoạn/tuyến tráng quốc lộ/tỉnh lộ.
Dự án xây dựng bao gồm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1
Thi công phần dài hơn 2000 km từ Hòa Lạc (Hà Nội) tới Bình Phước.
Ngày 5 tháng 4 năm 2000, đường Hồ Chí Minh khởi công xây dựng giai đoạn 1 và đến 30 tháng 4 năm 2008, Đường Hồ Chí Minh trên phần giai đoạn 1 đã thông tuyến.
- Giai đoạn 2
Thi công phần từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Hòa Lạc và phần Tuyến Đường N2.
Năm 2010-2020, hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc.
2.2.2.3.3. Nhà máy Thủy điện Sơn La
Tên dự án: Dự án thủy điện Sơn La
Các dự án thành phần:
1. Dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La do Tổng công ty Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư gồm:
- Công trình đầu mối: Đập chính, đập tràn tại tuyến Pa Vinh II, kết cấu bê tông trọng lực;
- Tuyến năng lượng: Cửa lấy nước; đường dẫn nước áp lực; nhà máy thuỷ điện sau đập với 6 đến 8 tổ máy; trạm biến áp, trạm phân phối điện ngoài trời;
- Đường dây tải điện 220 - 500 kV đấu nối nhà máy với hệ thống điện quốc gia;
- Nhà quản lý vận hành; nhà ở của cán bộ, công nhân viên vận hành nhà máy;
2. Dự án tái định canh định cư (theo địa bàn quản lý) do ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu, ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên là chủ đầu tư.
3. Dự án các công trình giao thông tránh ngập do Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư.
* Địa điểm xây dựng : Công trình chính thuộc địa phận xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Hồ chứa nước thuộc một số xã, huyện, trên địa bàn các tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên.
* Mục tiêu đầu tư Dự án thủy điện Sơn La :
- Cung cấp nguồn điện năng để phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Góp phần chống lũ về mùa mưa và cung cấp nước về mùa kiệt cho
Thông tin về tiến độ xây dựng nhà máy TĐSL.
- Năm 2004 – 2005, giai đoạn chuẩn bị xây dựng đã được tiến hành, bao gồm các hạng mục: xây dựng và nâng cấp quốc lộ 6 đoạn từ Hoà Bình đến trung tâm Thành phố Sơn La và các tuyến đường vào công trình như tỉnh lộ 106 dài 42 km (từ Thành phố Sơn La đến huyện Mường La), đường trở thiết bị từ cảng Tà Hộc, sân bay Nà Sản đến công trường; khởi công công trình chính vào cuối năm 2005.
- Theo dự kiến cuối năm 2010, tổ máy số 1 sẽ phát điện thương mại.
- Hoàn thành công trình vào năm 2015.