Viết đoạn văn tưởng tượng

Một phần của tài liệu Tài liệu bd hsg tổng hợp bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng việt lớp 4 kết nối tri thức bản giáo viên 2024 (Trang 60 - 65)

1.Chuẩn bị:

- Cần nắm vững nội dung ý nghĩa câu chuyện

- Phát huy trí tưởng tượng để thay đổi hoặc bổ sung chi tiết cho câu chuyện.

2. Cách viết: Thông thường có 3 phương án sau:

- Bổ sung chi tiết, lời kể, lời tả,… phù hợp cho câu chuyện.

- Bổ sung lời thoại của nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện, với tính cách nhân vật.

- Thay thế hoặc viết tiếp đoạn kết phù hợp với diễn biến câu chuyện.

Ví dụ:

1. Viết đoạn văn tưởng tượng cho đoạn kết trong câu chuyện Cây vú sữa.

- Viết lại đoạn kết. Thêm vào chi tiết “… Một quả rơi vào lòng cậu. Đói quá, cậu cậu đưa ngay lên miệng . Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.”

…Cậu bé sau khi nếm thử trái vú sữa, thì thấy rất ngon, nên liền đem trái chín đi chia sẻ với mọi người. Từ hôm đó, cậu thui thủi một mình trong căn nhà vắng vẻ. Cậu rất nhớ mẹ. Cậu rất hội hận vì đã làm mẹ buồn. Từ đó cậu rất ngoan ngoãn và chăm chỉ. Hằng ngày, ngoài việc dọn dẹp nhà cửa, học bài, cậu còn chăm sóc cho cây rất chu đáo. Tối tối, cậu bé ngồi bên gốc cây nhớ về mẹ mà bật khóc nức nở, đến khi mệt thì thiếp đi lúc nào không hay.

Thấy được tấm lòng của cậu bé, một bà tiên đã xuất hiện và ban cho cậu bé một điều ước.

Ngay lập tức, cậu bé ước có mẹ trở về với mình. Thế là trong ánh mắt mong chờ của cậu bé, cây vú sữa rung rinh cành lá, rơi xuống một quả vú sữa rất lớn. Từ trong đó, người mẹ dịu dàng của cậu bước ra. Quá đỗi vui sướng, cậu bé vội ôm chầm lấy mẹ, hai bàn tay siết chặt như sợ mẹ rời đi mất. Từ ngày hôm đó, ngôi nhà nhỏ lại rộn ràng tiếng cười, còn cậu bé ấy thì lúc nào cũng ngoan ngoãn, vâng lời, không để mẹ phải buồn nữa.

2.Viết đoạn văn tưởng tượng cho đoạn kết trong câu chuyện Cây khế - Viết tiếp đoạn kết.

…Chim bay đi, còn người anh tham lam thì ôm túi vàng chìm sâu xuống đáy biển. Khi người anh mất tích trên biển. Người vợ ở nhà chờ mãi không thấy chồng về láy làm lo lắng, bèn tìm đến gia đình người em nhờ em trai đi tìm chồng giúp. Người em vốn lương thiện nên đồng ý ngay. Thế là họ cùng nhau đi tìm ngườ anh. Ít lâu sau đó, họ tìm thấy người anh bị sóng đánh dạt vào một ngôi làng ven biển, thật may người anh vẫn cò sống sót. Kiếp nạn này khiến người anh nhận ra sai lầm của bản thân mình. Anh ta nhận ra sự tham lam, dối trá của bản thân rồi sẽ là thứ giết chết chính mình. Trở về nhà, người anh quyết tâm thay đổi.

Anh cùng vợ lao động chăm chỉ, cũng thường xuyên giúp đỡ người khác. Thoạt đầu, mọi người trong làng có có chút nghi ngờ, nhưng dần dần, họ cũng mở lòng đón nhận sự thay đổi tuyệt vời đó. Vậy là, cuối cùng cả gia đình người em và người anh đều có cuộc sống hạnh phúc, đoàn kết, được xóm làng mến yêu. Đối với em, đó mới thực sự là một kết thúc có hậu.

3.Viết đoạn văn tưởng tượng bằng cách đóng vai một nhân vật trong câu chuyện.

* Đề 1: Đóng vai Mi-lo thuyết phục cha cho mình tham gia lớp học chơi trống(câu chuyện Nghệ sĩ trống).

Bài làm 1:

Mặc dù cha không đồng ý cho tôi chơi trống nhưng tôi vẫn không từ bỏ đam mê.

Ban ngày tôi chăm chú lắng nghe tất cả những âm thanh xung quanh: tiếng những tàu lá cọ đu đưa trong gió, tiếng vỗ cánh của những chú chim ruồi, âm thanh phát ra khi tôi chụm hai chân rồi nhảy vào vũng nước,… Khi màn đêm buông xuống, tôi ngồi trên bãi cát và lắng nghe âm thanh của biển cả. Tôi khẽ hỏi những con sóng xô bờ: Tại sao mình không thể trở thành một tay trống nhỉ?. Thế rồi, tôi thuyết phục cha cho tôi tham gia một lớp nhạc cụ.

Trống tim-pan-ni, trống công-ga, trống bông-gô,… loại nào tôi cũng chơi được. Tôi hăng say luyện tập cho đến 1 ngày nghe tiếng trống của tôi, ai cũng muốn nhún nhảy. Cứ cố gắng như vậy, cuối cùng tôi đã trở thành một nghệ sĩ trống nổi tiếng thế giới.

Bài làm 2:

Sau khi quyết tâm theo đuổi đam mê chơi trống của mình, em đã trở về nhà để trò chuyện với bố. Lần đầu tiên, em dám nhìn thẳng vào đôi mắt bố, để ói về khát vọng của mình:

- Bố ơi, bố hãy cho con được tham gia học chơi trống ở lớp nhạc cụ được không ạ?

- Sao con lại muốn học chơi trống? Từ trước đến nay, chỉ có con trai ở đảo mình mới được chơi trống thôi con ạ. - Bố tôi dịu dàng trả lời.

- Nhưng con yêu chơi trống lắm bố ạ. Lúc nào con cũng mơ ước được trở thành một tay trống được biểu diễn cho mọi người cùng xem. - Tôi tha thiết xin bố.

Lần này, bố nghiêm túc nhìn tôi chăm chú một hồi lâu. Dường như bị ngọn lửa khát vọng trong hai mắt tôi, thuyết phục. Bố đặt tờ báo trên bàn xuống, và hỏi lại tôi bằng giọng điệu vô cùng nghiêm túc:

- Con thật sự thích chơi trống đến vậy ư? Kể cả việc học trống có nhiều khó khăn, và có lẽ mọi người trên đảo sẽ không ủng hộ con?

- Vâng! Con chắc chắn ạ! - Tôi trả lời chắc nịch.

Và thế là, bố đã đồng ý cho tôi được tham gia học chơi trống như ước muốn của mình.

* Đề 2: Đóng vai ông nhạc sĩ nói lên suy nghĩ khi nghe thấy lời thì thầm của bé Mai.

Bài làm

Tôi đã nhìn thấy cô bé Mai đứng trước nhà tôi. Cô bé lầm nhầm cả chục lần lời xin lỗi, mắt vẫn nhoà nước. Rồi cô bé thì thầm: “Ông Bụt ơi, cứu con!". Nghe thấy những lời thì thầm ấy của cô bé, tôi thầm nghĩ đây chắc hẳn là một cô bé ngoan, cô bé không cố ý.

Không một chút do dự tôi quyết định mua chậu lan mới thay cho chậu lan cũ. Hôm sau, cô bé Mai vô cùng ngạc nhiên và sung sướng khi nhìn thấy chậu lan. Vẫn là một nhành hoa tím biếc bung nở tuyệt đẹp. Nghe tiếng cười trong veo vui tươi của cô bé tôi cũng thấy vui lây

* Đề 3: Đóng vai Sơn Tinh kể lại cuộc chiến đấu vớI Thuỷ Tinh.

Bài làm

Hôm ấy, tôi đã mang lễ vật đến sớm hon Thuỷ Tinh và được cưới nàng Mị Nương. Khi đang đưa nàng về nhà, tôi tôi chợt nghe thấy tiếng Thuỷ Tinh thét gọi từ phía xa: “Sơn Tinh đứng lại!”. Thế rồi hắn hô mưa gọi gió, dâng dâng nước ngập hết nhà cửa, ruộng vườn. Thấy vậy tôi dùng phép thuật bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi. Thế là nước lũ bị chặn lại. Thuỷ Tinh tức giận càng dâng nước lên cao. Nhưng hắn dâng nước cao bao nhiêu thì tôi càng dời núi lên cao bấy nhiêu. Cuối cùng hắn không thể thắng được tôi đành phải bỏ cuộc. Thế là tôi lại cùng Mị Nương tiếp tục lên đường về núi Tản. Từ đó chúng tôi có một cuộc sống hạnh phúc bên nhau.

4. Viết đoạn văn kết thúc khác cho một câu chuyện đã nghe, đã đọc.

Bài 1. Viết kết thúc khác cho câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn.

Bài làm:

Hôm đó Thi Ca đến lớp học với một cánh tay phải đã được chữa lành. Vừa thấy Thi Ca, cả lớp hoan hô và chạy đến hỏi han. Minh cũng muốn chạy đến nhưng còn xấu hổ vì trước đó đã lỡ lời làm Thi Ca buồn. Khi Thi Ca ngồi vào bàn chỗ cạnh Minh, cậu bé lúc này mới nói: “Tớ đã xoá vệt phấn đi rồi. Tớ xin lỗi vì lúc trước không biết là tay cậu bị đau.

Bạn đã khỏi hẳn chưa? Thi Ca tươi cười nhìn Minh nói: “Tớ cũng xin lỗi vì lúc trước đã làm

cậu bị nguệch chữ khi viết bài. Chúng mình làm hoà nhé! Minh gật đầu. Từ đó hai bạn là đôi bạn thân chẳng bao giờ giận nhau nữa.

Bài 2: Viết kết thúc khác cho câu chuyện Bài học quý.

Chim sẻ cứ mỗi lần nhìn thấy những hạt kê nhỏ bé mà chim chích chia cho mình lại thấy ân hận và xấu hổ vì lúc trước đã tham lam không chia sẻ cùng bạn. Mùa đông ấy, trời thạt lạnh, chim sẻ lại được bà gửi cho một hộp thóc thơm phức. Nó nghĩ ngay đến chim chích và bay thẳng đến nhà bạn để gọi: “ Chích ơi mau đến nhà tớ thôi. Tớ có món quà đặc biệt dành cho cậu!”. Thế là hai chú chim nhỏ ríu rít cùng nhau bay về nhà chim sẻ. Mùa đông năm ấy dường như đỡ lạnh hơn vì tình bạn của chim sẻ và chim chích ngày càng gắn bó.

5. Viết bài văn tưởng tượng và kể lại một câu chuyện có ba nhân vật: Bà mẹ ốm, người con và một bà tiên.

Bài làm 1:

Một gia đình nọ có hai mẹ con. Bà mẹ khoảng 40 tuổi. Người con gái khoảng mười tuổi. Một lần, người mẹ ốm nặng. Cô con gái thương mẹ lắm, tận tụy chăm sóc mẹ ngày đêm nhưng bệnh của người mẹ vẫn không thuyên giảm.

Nghe có người nói muốn chữa khỏi bệnh cho mẹ phải đi tìm một bông hoa lạ mọc trong rừng sâu. Nơi ấy không có người qua lại vì có nhiều rắn rết. Tuy rất sợ rắn rết nhưng vì thương mẹ nên người con quyết chí lên đường. Cô đi vào rừng, đi mãi vẫn chưa đến nơi có bông hoa lạ. Chân tay cô đã bị gai rừng cào xước đến chảy máu. Cô vẫn không nản chí. Đến bên một dòng suối, nước chảy xiết, cô không thể lội qua được. Cô ngồi khóc. Bỗng một bà tiên xuất hiện. Bà hỏi cô với giọng nhân từ:

-Vìsaoconkhóc?

Côlẽphépthưa:

- Dạ, thưa bà, mẹ con ốm nặng, phải có bông hoa rừng lạ mới chữa khỏi bệnh. Con đi

hái hoa nhưngđếnđâyconkhôngquađượcdòngsuốinày.

Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô bé, bà tiên đã tặng cô bé bông hoa lạ đó.

Nhận bông hoa quý, cô bé cám ơn bà tiên rồi xin phép về ngay để kịp chữa bệnh cho mẹ.

Nhờ bông hoa lạ đó, người mẹ khỏi bệnh. Hai mẹ con sống vui vui vẻ, khỏe mạnh.

---HẾT BÀI 1--- Bài làm 2:

Ngày xửa ngày xưa, có một gia đình chỉ có hai mẹ con. Người mẹ khoảng 45 tuổi, còn người con gái chỉ độ chín mười tuổi. Nhà họ rất nghèo nhưng sống phúc đức nên được bà con lối xóm thương yêu, quý mến.

Một ngày nọ, sau buổi đi làm đồng về, người mẹ nhuốm bệnh nằm liệt giường. Bà con lối xóm đến thăm nom giúp đỡ tiền bạc, thuốc thang, chạy chữa cho bà nhưng bệnh tình của bà không thuyên giảm mà mỗi ngày mỗi nặng thêm. Hằng ngày, cô bé túc trực bên giường bệnh không rời mẹ một bước. Nhiều lúc, cô phải nhịn ăn nhường phần cho mẹ. Tuy vất vả thiếu thốn đủ đường nhưng cô bé không bao giờ than vãn một điều gì. Rồi một hôm mệt quá, cô bé thiếp đi lúc nào không biết.

Trong giấc chiêm bao, cô bé nghe một tiếng nói thì thầm bên tai:

- Cháu muốn cứu mẹ thì hãy vượt qua chín ngọn đồi ở phía tây. Đến đó có một ngôi nhà bên vệ đường. Cháu cứ vào nhà gõ cửa sẽ có người giúp cháu chữa khỏi bệnh cho mẹ.

Cô bé tỉnh dậy, mong trời mau sáng để thực hiện lời dặn của thần linh trong giấc chiêm bao. Trời vừa hửng sáng, cô bé vội chạy sang nhà hàng xóm nhờ trông hộ mẹ cho mình rồi tạm biệt mẹ già ra đi. Sau bảy ngày trèo đèo lội suối, vượt qua bao nhiêu rừng rậm, thác nghềnh, cô bé đã đến được ngôi nhà bên vệ đường. Vừa mới gõ cửa thì một bà cụ tóc trắng như cước, đôi mắt hiền từ phúc hậu tay chống gậy trúc bước ra, nói:

- Ta đợi cháu ở đây mấy ngày rồi. Ta rất quý tấm lòng hiếu thảo của cháu. Đây là một lọ thuốc thần, cháu hãy cầm lấy mang về chữa bệnh cho mẹ. Cháu chỉ cần cho mẹ uống một viên thôi, mẹ cháu sẽ khỏi. Số thuốc còn lại tùy cháu sử dụng.

- Bà ơi! Cháu cảm ơn bà nhiều lắm!

- Thôi, cháu hãy mau trở về. Mẹ cháu và dân làng đang mong đấy.

Nói xong, bà tiên và cả ngôi nhà biến mất. Cô bé vội vã lên đường trở về nhà. Sau khi chữa khỏi bệnh cho mẹ, cô bé còn dùng số thuốc còn lại cứu sống không biết bao nhiêu người nữa. Từ đó, cuộc sống của hai mẹ con họ thật đầm ấm, hạnh phúc. Họ sống trong tình thương yêu đùm bọc của dân làng.

Bài làm 3:

Xưa, có hai mẹ con nghèo khổ kia sống ở một làng nọ. Bà mẹ lam lũ cấy thuê gặt mướn nuôi con. Người con là một cô bé lên mười, chăm học, cơm nước giặt giũ đỡ đần cho mẹ.

Vì gắng sức lao động, bà mẹ ốm nặng. Cô bé hết lòng chăm sóc mẹ sớm hôm không quản một việc gì. Cô bé còn ra đồng phụ người lớn đem mạ để kiếm ít tiền vì cô còn bé quá, chưa cấy được. Người mẹ ngày một bệnh nặng. Nhà có chút tiền dành dụm cũng không đủ thuốc thang. Đi phụ đếm mạ về, cô bé tất tả lo cho mẹ ăn cháo, uống thuốc.

Xong việc, cô lựa lưng vào chân giường lòng thầm cầu nguyện Trời, Phật giúp mẹ khỏi bệnh. Bỗng một bà tiên hiện ra nơi ngưỡng cửa. Bà đến bên giường bệnh, vuốt tóc cô bé rồi đưa cho cô một gói thuốc bột. Bà tiên dặn:

- Hòa thuốc này với nước sôi để nguội rồi cho mẹ uống ngay. Ta thương con là một đứa con hiếu thảo nên đến giúp con đó.

Cô bé lạy tạ bà tiên, ngẩng đầu lên thì bà đã biến mất. Cô vội vàng hòa thuốc cho mẹ uống. Kì diệu thay, mẹ cô ngồi ngay dậy, người khỏe khoắn như chẳng có bệnh gì. Cô bé thuật lại cho mẹ biết chuyện bà tiên đến giúp đỡ ra sao. Hai mẹ con quỳ xuống tạ ơn bà tiên.

Hai mẹ con lại sống hạnh phúc như xưa.

Bài làm 4:

Ở một thị trấn nhỏ có hai mẹ con cậu bé kia sống trong một cái nhà gỗ ọp ẹp. Bà mẹ làm thuê để kiếm tiền nuôi con. Cậu bé học lớp bốn chăm ngoan, hiền hậu. Công việc nặng nhọc khiến bà mẹ ngày một gầy ốm rồi ngã bệnh. Cậu bé hết lòng chăm sóc mẹ và thay mẹ đi làm ở chỗ mẹ cậu đã làm. Vì cậu sức yếu nên cậu chỉ được chút tiền lương. Mẹ cậu bệnh ngày một nặng. Cậu bé gom góp số tiền ít ỏi, ra phố mua cho mẹ thang thuốc tốt hơn. Cậu đi nhanh trên con đường vắng thì thấy một túi xách bị đánh rơi. Có lẽ cái túi rơi nặngnên miệng túi toác ra để lộ những xấp tiền dày cộm. Cậu ngẩng phẳt đầu lên nhìn về phía trước chỉ thấy một bà lão chống gậy đang đi chầm chậm. Số tiền này không phải là ít - cậu nghĩ thầm - rồi ôm lấy cái túi, chạy tất tả theo bà cụ:

-Bàơi!Bàđánhrơitúixáchnày.

Bà lão dừng ngay lại, đưa mắt nhìn cậu có ý hỏi. Cậu bé thở hổn hển:

- Thưa bà, cái túi xách này là của bà, phải không ạ?

Bàlãocườihiềnhậu:

- Quả con là đứa trò thật thà, hiếu thảo. Ta là tiên, chờ con ở đây để thử lòng con đó.

Bàlãođưachocậumộtgóinhỏdặn:

- Con hòa thuốc này cho mẹ uống. Chỗ tiền này ta cho con mang về giúp mẹ mở một cửa hàng nhỏ. Con về ngay đi.

Dứt lời. Bà lão biến mất. Cậu quỳ xuống lạy tạ bà tiên rồi chạy như bay về nhà.

Mẹ cậu khỏi bệnh và nhờ số tiền của bà tiên giúp, mở một tiệm tạp hóa, không phải làm thuê gánh mướn nữa. Hai mẹ con sống lương thiện, hạnh phúc bên nhau.

Bài làm 5:

Ở một làng chài ven biển, có một cậu bé đang chăm sóc mẹ bị ốm nặng. Đã đủ thứ thuốc thang mà mấy tháng ròng trôi qua, mẹ cậu vẫn chưa đỡ bệnh.

Có người mách cậu rằng trên hòn đảo xa kia có loại táo đỏ có thể cứu sống mẹ cậu.

Không phân vân, cậu bé lên đường tìm loại táo đó. Cậu đi nhờ bằng thuyền lớn rồi cập bờ bằng thúng câu, vượt qua bao sóng to, gió dữ, đến hòn đảo chẳng có một bóng người, chỉ thấy mênh mông san hô ven bờ như ngăn người bước đến. Cậu cố sức đặt bàn chân lên lối đi hẹp, men đến chỗ san hô đo đỏ. Lối đi lởm chởm đá nhọn chọc thủng giày làm chân cậu rướm máu. Đây rồi! Cây táo đỏ đây. Cậu đưa tay toan ngắt lấy táo thì gốc táo tự dưng chĩa ra muôn nghìn gai nhọn đâm vào tay cậu đau điếng, rồi một bà tiên áo đỏ hiện ra. Cả cười:

- Người muốn lấy vị thuốc quý này phải tự cắt tay mình để máu chảy vào gốc mới được cho táo đỏ. Con có dám làm điều đó không?

Không chút ngần ngại, cậu bé rút con dao nhíp bên mình, ấn sâu vào lòng bàn tay. Máu chảy từ tay cậu tưới lên gốc táo. Lạ lùng sao. Gai của táo rụng đi và nhánh táo tự rơi vào tay cậu. Vết cắt tay cũng tự lành ngay. Bà tiên chỉ tay ra biển:

- Táo đỏ chỉ dành cho người con nào dũng cảm và hiếu thảo. Con đúng là một người con như vậy. Bây giờ con hãy trở về nhà nhanh lên!

Một chiếc thuyền có cánh buồm đỏ thắm đã đậu sát chân bờ chờ cậu. Cậu bé lạy tạ bà tiên, thuyền đưa cậu thoáng chốc về đến nhà. Mẹ cậu ăn táo, bà hồi phục nhanh chóng. Cậu bé sung sướng sà vào lòng mẹ. Mẹ cậu ôm lấy cậu. Bây giờ không có gì có thể chia cắt hai mẹ con cậu nữa.

Một phần của tài liệu Tài liệu bd hsg tổng hợp bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng việt lớp 4 kết nối tri thức bản giáo viên 2024 (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)