...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
BÀI TẬP LUYỆN TỔNG HỢP Câu 1: Điền vào chỗ trống s hay x
Phân ...ử ; lịch ...ự ; ...ung túc ; ...ung khắc; năng ...uất ; ...uất bản ; măng ...ông ; ...ông pha ; ...ơ tán ; ...ơ mướp ; ...ốt vang; ...ắp....ếp ; ....ườn núi ; ...inh ....ản ; ...ụt ...ùi ; bổ ...ung.
Câu 2 : Tìm bộ phận âm đầu trong các tiếng in đâm dưới đây :
Làm gì, giữ gìn, giặc giã, giết giặc, tháng giêng, giếng khơi, gia đình Câu 3: (TT- 71) Hai câu dưới đây có lỗi về chính tả, ngữ pháp hay không:
a. Sau khi thi đỗ, bố tôi cho tôi một chiếc đồng hồ.
b. Các bạn ấy vừa làm việc vừa truyện trò vui vẻ.
Gợi ý :
a. Lỗi : Quan hệ lô gic TN chỉ thời gian với CN trong câu chưa hợp lí ( tôi thi đỗ chứ không phải bố tôi thi đỗ )
Sửa lại : Sau khi thi đỗ, tôi được bố tôi cho ( hoặc thưởng ) một chiếc đồng hồ.
b. Lỗi về chính tả truyện trò sửa lại chuyện trò
Câu 4 :( TT- 69- 70) Tìm phụ âm đầu trong các tiếng sau:
giếng, gió, giỏi giang, giết giặc, giễu Gợi ý :
+ Các tiếng : gió, giỏi, giang, giặc có âm đầu là “ gi ” ( vần o, oi, ang, ăc) + Các tiếng : giếng, giết, giễu có âm đầu là : “ g ”( vần iêng, iêt, iêu) Câu 5: ( TT - 68) Tìm các từ viết sai chính tả.
Tôi ngắt một chiếc lá thả xuống giòng nước. Một chú nhái bén tí síu như phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi trễm trệ trên đó. Chiếc lá thoáng chòng chành, rồi lặng lẽ xuôi giòng.
Gợi ý
Từ viết sai chính tả là những từ gạch chân
Câu 6: ( TT – 67) Xác định từ loại ( DT, ĐT, TT) của các từ sau : c. chân chính, chân chất, chân lí, chân phương, chân tướng, chân thành.
d. nổi bật, nổi danh, nổi dậy, nổi giận, nổi tiếng, nổi xung.
Gợi ý :
a. DT : chân lí, chân tướng
TT : chân phương, chân chất, chân chính, chân thành, b. ĐT : nổi dậy, nổi giận, nổi xung.
TT : nổi bật, nổi danh, nổi tiếng.
Câu 7: ( TT – 62) Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống :
Tùng mở tủ lấy quyển ảnh lưu niệm gia đình cho Vinh xem .Vinh nói - Anh chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ thế
- Cậu nhầm to rồi Tớ đâu mà tớ ông tớ đấy - Ông cậu
- ừ ông tớ ngày còn bé mà Ai cũng bảo tớ giống ông nhất mà (Theo Hải Hồ)
Câu 8: (79- 80) Chỉ ra chỗ bất hợp lí của các câu dưới đây:
a) Tôi thỉnh thoảng đến thăm anh ấy luôn.
b) Sau khi đừng lời, tôi xin chúc các vị mạnh khoẻ.
Gợi ý :
a. Bất hợp lí về 2 từ chỉ thời gian : thỉnh thoảng, luôn không thể cùng có mặt trong câu.
Sửa : Bỏ một trong 2 từ trên.
b. Lỗi : TN với nòng cốt câu không lô gic
Sửa : Trước khi dừng lời, tôi xin chúc các vị mạnh khoẻ.
Câu 9: (81- 82) Tìm lỗi về dùng từ trong các câu dưới đây, rồi sửa lại.
a) Các nhà văn, nhà báo hiểu rất rõ trọng trách quan trọng của người cầm bút.
b) Ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp.
Gợi ý :
a. Có sự trùng lặp về nghĩa của từ trọng trách, quan trọng từ quan trọng coi là thừa.
Bởi vì trọng trách có nghĩa là trách nhiệm lớn, nặng nề, quan trọng.
b. Trong các từ ngôn ngữ tiếng Việt , từ ngôn ngữ được coi là thừa. Bởi vì tổ hợp từ tiếng Việt, tiếng chính là tiếng nói và ngôn ngữ.
Sửa lại :
- Các nhà văn, nhà báo hiểu rất rõ trọng trách của người cầm bút.
- Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp.
Câu10 : (TT- 88) Trong câu văn sau, có lỗi chính tả hay không?
Chú mèo mướp đứng trên nóc trạn trong bếp nói trõ xuống:
- Lũ chuột kia, hãy đợi đấy!
Gợi ý :
Câu văn có 2 lỗi chính tả là trạn, trõ sửa lại : chạn, chõ
Câu 11: (98) Tìm từ có tiếng thành điền vào chỗ trống trong từng câu sau:
a) Nhà ấy con cái đều ... cả ( thành đạt) b) Nó đã ... nhận khuyết điểm. ( thành khẩn)
c) Nhân dân ta quyết tam bảo vệ ... của cách mạng. ( thành quả ) d) Anh ấy nói ... nhiều thứ tiếng. ( thành thạo)
e) Họ đã lập được ...xuất sắc. ( thành tích)
Câu 17:( 98) Với mỗi lời giải nghĩa dưới đây, hãy tìm một thành ngữ tương ứng:
a) Làm việc không công: làm việc công mà không có thù lao.
( ăn cơm nhà vác tù và hành tổng) b) Bước đường cùng, không có lối thoát.
( Chuột chạy cùng sào)
c) Có những biện pháp mạnh như thuốc đắng mới sửa chữa được lỗi lầm, làm khỏi bệnh.
( Thuốc đắng dã tật)
Câu 12 :(tt – 97 ) Chọn từ ngữ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống : nhanh tay, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng, nhanh trí, nhanh nhảu, nhanh nhẹn.
h. ...ứng khẩu nhanh. (nhanh trí) i. ...đỡ lời hộ. ( nhanh miệng) j. Mồm miệng ... ( nhanh nhảu) k. Tác phong... ( nhanh nhẹn) l. ...chạy thoát. ( nhanh chân)
m. ...giành được cái gậy. ( nhanh tay) n. ...nhìn thấy trước. ( nhanh mắt)
Câu 13 : ( TT – 83) Hai câu dưới đây có phải là câu sai không ? Vì sao?
a. Cô bé cúi mặt xuống để giấu giọt nước mắt đang rơi lã chã.
B. Rất mong đồng chí thu xếp thời gian tới dự đông đủ.
c. Thầy hiệu trưởng đọc diễn văn bế giảng hội nghị.( bế mạc) Câu văn sau có mấy cách hiểu :
Công việc nhà chồng chị lo liệu tất cả.
Gợi ý:
- 2 câu đầu sai về quan hệ lô gic giọt nước mắt ( một giọt) không thể rơi lã chã và câu thứ 2 đồng chí ( 1 người) không thể kết hợp với dự đông đủ
- Sửa lại :
a. Cô bé cúi mặt xuống để giấu những giọt nước mắt đang rơi lã chã.
B. Rất mong các đồng chí thu xếp thời gian tới dự đông đủ.
Câu văn sau có 3 cách hiểu tương ứng với 3 vị trí ngưng giọng và dặt dấu phẩy như sau:
- Công việc, nhà chồng chị lo liệu tất cả.
- Công việc nhà, chồng chị lo liệu tất cả.
- Công việc nhà chồng, chị lo liệu tất cả.
Câu 14: Đặt dấu phẩy vào trong mỗi câu dưới đây và cho biết tác dụng của dấu phẩy đó trong câu :
a) Trong lớp tôi thường xung phong phát biểu ý kiến.
b) Cô giáo khen cả nhóm làm bài tốt cho mỗi bạn một điểm 10.
Câu 15 : Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong những trường hợp sau:
a. Tôi dốc ngược chiếc tất ra, không phải là một đâu nhé, mà có tới ba em búp bê:
một bé trai bằng gỗ, một bé gái bằng vải tóc xoăn bạch kim và một bé gái nhỏ mũm mĩm bằng giấy bìa bồi.
b. Ông cười, bảo tôi:
- Nín đi con. Hôm nay là Nô- en, trước khi đi ngủ, con hãy cầu nguyện xin ông già Nô- en cho con một con búp bê.
Câu 16:
a) Tìm thành ngữ trái nghĩa với từng thành ngữ sau:
Khỏe như voi ; Nhanh như sóc.
b) Đặt câu với mỗi thành ngữ trái nghĩa tìm được.
Câu 17:Tìm lỗi sai trong các câu sau rồi em sửa lại cho đúng.
1) Chiếc áo mà mẹ mới mua cho em.
2) Hàng ngày, em ngủ dậy.
3) Cái áo đã xuệch xoạc.
4) Bạn Dũng lúc thì hiền lành, lúc thì chăm chỉ.
5) Cô gái đó vừa xinh lại vừa học kém.
6) Bạn Lan rất chân chính, nghĩ sao nói vậy.
7) Người nào tự tin, người đó sẽ không tiến bộ được.
8) Chúng ta cần tố cáo những khuyết điểm của bạn để giúp nhau cùng tiến bộ.
Bài 18: Xác định TN,CN,VN trong các câu sau:
a) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.
b) Chợ Năm căn ồn ào, đông vui, tấp nập.
c) Từ cái căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố thủ đô.
d) Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua vài cái bánh rợm.
e) Trên nên cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.
Bài 19: Xác định từ loại và chức vụ ngữ pháp của từ thật thà trong các câu sau : e) Chị Loan rất thật thà.
f) Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến.
g) Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe.
h) Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Loan
Bài 20: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu văn sau và nghệ thuật đó được thể hiện qua câu nào ?
a) Khi mặt trời lên tỏ Nước xanh chuyển màu hồng Cờ trên tàu như lửa
Sáng bừng cả mặt sông
B) Đã tan tác những bóng thù hắc ám Đã sáng lại trời thu tháng tám
Trên đường ta về lại thủ đô
Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ !
a) Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảng khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý
Bài 21: Dùng biện pháp đảo ngữ để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm.
a. Nước sông Hương xanh biêng biếc, màu hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ.
b. Giữa trời khuya tĩnh mịch, một vầng trăng vằng vặc trên sông, một giọng hò mái đẩy thiết tha dịu dàng.
c. Một biển lúa vàng vây quanh em, hương lúa chín thoang thoảng đâu dây.
d. Xa xa, những ngọn núi nhấp nhô, máy ngôi nhà thấp thoáng, vài cánh chim chiều bay lững thững về tổ.
Câu 22: Viết về người mẹ, nhà thơ Trần Quốc Minh đã có những hình ảnh so sánh rất hay trong bài thơ Mẹ:
Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
Hãy cho biết: Những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ đã giúp em cảm nhận được điều gì tốt đẹp ở người mẹ kính yêu.
Bài 23: Trong bài thơ Trong lời mẹ hát của nhà thơ Trương Nam Hương có những câu viết về người mẹ như sau :
Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao Mẹ ơi, trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa.
Theo em, đoạn thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ gì của tác giả ?
BÀI TẬP TỔNG HỢP TIẾNG VIỆT LỚP 4 Học sinh...
Bài 1: Xác định CN,VN, TN trong mỗi câu sau và cho biết mỗi câu đó thuộc kiểu câu kể gì em đã học.
- Suối chảy róc rách.
- Tiếng suối chảy róc rách.
- Lớp thanh niên ca hát, nhảy múa. Tiếng chiêng, tiếng cồng, tiếng đàn tơ- rưng vang lên.
- Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ rải trên lề các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
- Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường.
- Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên , gì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm.
- Vào những buổi chiều mùa hè, lũ trẻ chúng em lại thi nhau thả những cánh diều đủ hình dáng, đủ màu sắc lên tận trời xanh.
- Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng đã bắt đầu kết trái
- Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.
- Ngoài bờ ruộng, người ta đã nói chuyện râm ran, đã gọi nhau í ới.
- Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào lê, mận.
- Con mèo nhảy làm đổ lọ hoa.
- Vì những điều mà nó hứa với cô giáo, nó quyết tâm học giỏi.
- Đã qua rồi cái thời túp lều nửa sàn nửa đất, xiêu vẹo dựa vào lưng núi.
- Đất nước Việt Nam núi cao, biển rộng, phong cảnh hữu tình, thủ đô phồn hoa.
- Mặt hồ sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xoá, nước réo ào ào.
- Bạn Mai được thi học sinh giỏi là phải.
- Em bé hát làm cả nhà vui.
- Mỗi buổi chiều, Huế thường trở về trong nỗi yên tĩnh lạ lùng.
- Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính. ( đảo ngữ) - Mọi người nhìn cái xe mới mua và khen cái xe rất đẹp.
- Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vết sáng màu lá mạ tươi tắn.
- Nhẫn đứng ngây người nhìn đàn bò.
- Đàn bò tràn lên phủ vàng rực cả sườn đồi.
- Ngoài đường, tiếng chân người chạy lép nhép.
- Tiếng mưa rơi lộp độp.
- Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.
- Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thì thầm dưới chân thi nhau toả mùi hương.
- Khi làn gió chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ, bập bùng cháy.
- Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.
- Hoa loa kèn mở rộng năm cánh, rung rinh dưới nước.
- Sóng vỗ loong boong trên mạn thuyền.
- Tiếng sóng vỗ loong boong trên mạn thuyền.
- Nó rời nhà lúc bảy giờ sáng.
- Tôi, qua màng nước mắt, nhìn mẹ và em trèo lên xe.
- Hôm qua, trên đường làng, lúc 11 giờ trưa đã xảy ra một vụ ẩu đả.
- Tôi nhìn bạn, ngạc nhiên.
- Trâu là loài động vật ăn cỏ.
- Con trâu nhà em đang ăn cỏ.
- Em mang cỏ cho trâu ăn.
- Người nông dân coi trâu như người bạn.
- Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông.
- Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương Bài 2: Nhận xét chỗ sai của mỗi câu sau và sửa lại cho đúng.
- Khi những hạt mưa xuân nhè nhẹ rơi trên lá non.
………
…………...
...
...
...
- Mỗi đồ vật trong căn nhà nhỏ bé, đơn sơ mà ấm cúng.
………
…………...
...
...
...
- Hình ảnh bà chăm sóc tôi từng li, từng tí.
………
…………...
...
...
- Tâm hồn em vô cùng xúc động khi nhìn lên ánh mắt thương yêu trìu mến của Bác.
………
………...
...
...
...
- Bố nó khuyên nó sẽ chăm học.
………
………...
...
...
...
...
- Các nhà văn, nhà báo hiểu rõ trọng trách của người cầm bút.
………
…………...
...
...
...
- Ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp.
………
………...
...
...
...
Bài 3: Dựa vào nghĩa của tiếng cảnh hãy xếp các từ : thắng cảnh, cảnh cáo, phong cảnh, cảnh giác, cảnh vật, cảnh tỉnh thành hai nhóm và cho biết nghĩa của tiếng cảnh trong mỗi nhóm đó.
………
………
………
………
Bài 4 : Phân các từ sau thành ba nhóm: “quan tâm, quan hệ , quan văn, quan võ, lạc quan, sĩ quan, quan lại, quan sát, quan khách, tham quan, chủ quan, khách quan.”
a. Những từ trong đó Quan có nghĩa là “quan chức”………
b. Những từ trong đó Quan có nghĩa là “nhìn, xem”………
c. Những từ trong đó Quan có nghĩa là “liên hệ, gắn bó.”………
Bài 5: Từ quyết định trong các câu sau là động từ hay tính từ?
a. Tôi quyết định về nhà bố mẹ để xin lỗi và nói với bố tôi rằng tôi yêu ông ấy.
b. Quyết định ấy dường như đã làm giảm đi phần nào áp lực nặng nề trong lòng tôi.
c. Tôi rất hài lòng vì quyết định của mình.
Bài 6: Từ câu : “ Thành làm bài tập .” , hãy viết ra 3 câu hỏi theo các mục đích khác nhau (khen , chê , hỏi điều chưa biết )
………
………...
...………
………
Bài 7: Xác định từ loại của từ gạch chân trong mỗi câu sau:
a. Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn.
b. Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
c. Mẹ rất vui khi thấy con tiến bộ.
d. Nhà nó có của ăn, của để.
Bài 8: Chuyển hai câu sau thành câu cảm bằng cách thay thế các từ in nghiêng bằng một từ chỉ tình cảm, thái độ:
a. Mùa xuân, cậy gạo có rất nhiều chim .
b. Vậy là chúng em đã được đến thăm quảng trường Ba Đình.
Bài 9: Chuyển câu “Minh mời Huệ vào nhà chơi”
a. Câu hỏi.
b. Câu khiến.
Bài 10: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi.
a. Ở nhà, Hằng có học bài không?
b. Cô giáo hỏi Hằng ở nhà có học bài không?
c. Hằng hãy nói cho cô biết ở nhà em có học bài không?
d. Em đi chơi ở đâu?
e. Em đâu có đi chơi?
BÀI TẬP TỔNG HỢP TIẾNG VIỆT LỚP 4
Bài 1: Xác định CN,VN, TN trong mỗi câu sau và cho biết mỗi câu đó thuộc kiểu câu kể gì em đã học.
- Lớp thanh niên ca hát, nhảy múa. Tiếng chiêng, tiếng cồng, tiếng đàn tơ- rưng vang lên.
- Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ rải trên lề các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
- Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường.
- Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên , gì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm.
- Vào những buổi chiều mùa hè, lũ trẻ chúng em lại thi nhau thả những cánh diều đủ hình dáng, đủ màu sắc lên tận trời xanh.
- Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng đã bắt đầu kết trái
- Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ vẫn còn rõ nét.
- Ngoài bờ ruộng, người ta đã nói chuyện râm ran, đã gọi nhau í ới.
- Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào lê, mận.
- Con mèo nhảy làm đổ lọ hoa.
- Vì những điều mà nó hứa với cô giáo, nó quyết tâm học giỏi.
- Đã qua rồi cái thời túp lều nửa sàn nửa đất, xiêu vẹo dựa vào lưng núi.
- Đất nước Việt Nam núi cao, biển rộng, phong cảnh hữu tình, thủ đô phồn hoa.
- Mặt hồ sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xoá, nước réo ào ào.
- Bạn Mai được thi học sinh giỏi là phải.
- Em bé hát làm cả nhà vui.
- Mỗi buổi chiều, Huế thường trở về trong nỗi yên tĩnh lạ lùng.
- Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính. ( đảo ngữ) - Mọi người nhìn cái xe mới mua và khen cái xe rất đẹp.
- Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vết sáng màu lá mạ tươi tắn.
- Nhẫn đứng ngây người nhìn đàn bò.
- Đàn bò tràn lên phủ vàng rực cả sườn đồi.
- Ngoài đường, tiếng chân người chạy lép nhép.
- Tiếng mưa rơi lộp độp.
- Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.
- Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thì thầm dưới chân // thi nhau toả mùi hương.
- Khi làn gió chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ, bập bùng cháy.
- Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.
- Hoa loa kèn mở rộng năm cánh, rung rinh dưới nước.
- Sóng vỗ loong boong trên mạn thuyền.
- Tiếng sóng vỗ loong boong trên mạn thuyền.