Hơn hai thế kỷ qua, hoạt động sản xuất đã được công nhận là yếu tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của các quốc gia (Kumar và Suresh, 2008). Quan điểm truyền thống về hoạt động sàn xuất bắt đầu từ thế kỷ XVIII khi Adam Smith nhận ra lợi ích kinh tế của việc chuyên môn hóa lao động. Ông đã đề xuất phương thức chia công việc thành nhiều nhiệm vụ phụ, và phân công người lao động thực hiện các công việc chuyên biệt
nhằm giúp họ có kỹ năng làm việc hiệu quả hơn. Đến đầu thế kỷ XX, F.W.
Taylor đã thực hiện lý thuyết của Smith và phát triển trường phái quản lý khoa học. Từ đó đến năm 1930, nhiều kỹ thuật đã được phát triển theo quan điểm truyền thống. Thông tin tóm tắt về những đóng góp trong hoạt động sản xuất được trình bày trong Bàng 3.1.
Bảng 3.1. Những đóng góp trong hoạt động sản xuất Thời
gian (năm)
Những đóng góp Tác giả
1776 Chuyên môn hóa lao động trong sản
xuất. Adam Smith
1799 Các bộ phận có thể thay thế cho nhau, hạch toán chi phí.
Eli Whitney and others
1832
Phân công lao động theo kỹ năng; phân công công việc theo kỹ năng; những điều cơ bản về nghiên cứu thời gian.
Charles Babbage
1900
Quản lý khoa học thời gian học tập và nghiên cứu làm việc phát triển; phân chia kế hoạch và thực hiện công việc.
Frederick w.
Taylor
1900 Chuyển động nghiên cứu việc làm. Frank B. Gilbreth 1901 Kỹ thuật lập lịch trình cho nhân viên,
công việc trong chế tạo máy móc. Henry L. Gantt 1915 Kích thước lô kinh tế để kiểm soát hàng
tồn kho. F.w. Harris.
1927 Quan hệ con người. Elton Mayo.
1931
Suy luận thống kê áp dụng cho chất lượng sản phẩm: biểu đồ kiểm soát chất lượng.
W.A. Shewart.
Thời gian (năm)
Những đóng góp Tác giả
1935 Lấy mẫu thốnạ kê áp dụng để kiểm soát chất lượng, kiểm tra kế hoạch lấy mẫu.
H.F. Dodge &
H.G. Roming.
1940 Các ứng dụng nghiên cứu hoạt động trong Thế chiến II.
P.M. Blacker và những người khác.
1946 Máy tính kỳ thuật số.
John Mauchlly and
J.p. Eckert.
1947 Lập trình tuyến tính.
G.B. Dantzig, Williams và những người khác.
1950 Lập trình toán học, tuyến tính và ngẫu nhiên.
A. Chames, W.W.
Cooper và những người khác.
1951 Máy tính kỹ thuật số thưomg mại, tính
toán quy mô lớn. Sperry Univac.
1960 Hành vi tổ chức, tiếp tục nghiên cứu về con người tại nơi làm việc.
L. Cummings, L.
Porter.
1970
Tích hợp các hoạt động vào chiến lược và chính sách tổng thể, ứng dụng máy tính vào sản xuất, Lập kế hoạch và kiểm soát, Lập kế hoạch yêu cầu vật liệu (MRP).
w. Skinner J.
Orlicky and G.
Wright.
1980 Các ứng dụng năng suất và chất lượng từ Nhật Bản: robot, CAD-CAM.
W.E. Deming and J. Juran.
1985 Phá bỏ thói quen sản xuất hàng loạt. Wickham Skinner.
Ngúồn: Kumar & Suresh (2008, tr.2), Sushil & Martin (2014, tr.2).
Thời gian (năm)
Những đóng góp Tác giả
1998 Khai sáng Six Sigma: Kiểm soát Chất
lượng. Claudia H.
2000
Nền kinh tế mới: Một nhà sàn xuất giao dịch kiểu cũ lấy nguyên nhân từ công nghệ cao với sản xuất qua Internet.
Barnaby J. Feder.
Hoạt động sản xuất trở thành thuật ngữ được chấp nhận từ những năm 1930 đến 1950. Khi các công trình của F.w. Taylor được biết đến rộng rãi hom, các nhà quản lý đã phát triển các kỹ thuật tập trung vào hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực sản xuất. Hoạt động của người công nhân được xem xét một cách chi tiết đế loại bỏ những thao tác thừa, gây lãng phí nhằm đạt được hiệu quả công việc cao hơn. Đồng thời, các nhà xã hội học, tầm lý học và các nhà khoa học xã hội khác bắt đầu nghiên cứu về hành vi cùa con người trong môi trường lao động. Ngoài ra, các nhà kinh tế học, toán học và xã hội học đã đóng góp các phương pháp phần tích mới hơn, tinh vi hơn.
Từ những năm 1970, có hai thay đổi trong quan điểm về hoạt động sản xuất: (1) Lĩnh vực dịch vụ được xem là hoạt động sản xuất, mờ rộng hoạt động sản xuất sang các tổ chức dịch vụ. (2) Nhấn mạnh đến việc tổng hợp và phần tích hoạt động sản xuất, thay vì chỉ thực hiện phân tích hoạt động sàn xuất đơn giản như trước đây (Kumar và Suresh, 2008, tr.3).