CHƯƠNG 6 XẢY DỤNG CHUỖI CUNG ÚNG HIỆU QUẢ
6.3. CÁC BƯỚC XÂY DỤNG CHUỖI CUNG ỬNG HIỆU QUẢ
6.3.2. Thiết kế chiến lược
Khi mục tiêu kinh doanh được xác định và các mục tiêu hiệu suất liên quan được thiết lập, bước tiếp theo công ty cần thực hiện là thiết kế chiến lược để thực hiện điều này. Chiến lược có thể được định nghĩa đơn giàn là “việc sử dụng các phương tiện để đạt được mục đích”. Nói cách khác, một chiến lược sử dụng các hoạt động kinh doanh (phương tiện) cùa một công ty để đạt được các mục tiêu (kết thúc) của nó.
Để thiết kế một chiến lược phù hợp, chủng ta sẽ phải xem xét các hoạt động của chuỗi cung ứng được thực hiện trong công ty. Để đạt được mục tiêu hiệu suất đã được đặt ra đòi hỏi phải cài tiến một trong bốn hoạt động để quản lý chuỗi cung ứng:
(1) . Kế hoạch (2) . Nguồn cung (3) . Sản xuất (4) . Phân phối
6.3.2. Ỉ. Thiết kế ý tưởng
Hãy bắt đầu xây dựng chiến lược băng cách suy nghĩ về một danh sách các ý tưởng cải tiến cho các hoạt động của công ty. Câu hỏi được đặt ra là: "Điều gì hầu như không thể làm được, nhưng nếu nó được thực hiện, sẽ làm thay đổi đáng kể cách công ty đang thực hiện việc kinh doanh?"
Có nhiều cách để thay đổi bối cảnh kinh doanh, một trong những cách có thể thực hiện là làm điều gì đó mới và khác biệt. Trong trường hợp không tìm thấy ý tưởng mới, hãy tìm cách cải thiện đáng kể các hoạt động hiện tại để đạt được hiệu suất cao hơn và tiết kiệm chi phí hơn. Hiệu quả
tốt hơn trong các hoạt động hiện tại sẽ hiếm khi mang lại thắng lợi lớn trong kinh doanh, nhưng chúng giúp đảm bảo sự tồn tại của công ty.
Các công ty nên dành thời gian để lên một danh sách lớn các ý tường.
Những ý tưởng tốt được xem là nguyên liệu thô để từ đó hình thành chiến lược kinh doanh. Khi một nhóm ý tưởng đủ lớn đã được tạo ra, hãy chọn lọc từ ba đến sáu ý tưởng được xem là có tác động mạnh nhất. Đây chính là những ý tưởng sẽ mang lại nhiều cải tiến trong các hoạt động hoặc chỉ tiêu hiệu suất, cũng là những ý tưởng hứa hẹn sẽ giúp công ty có khả năng thu hồi vốn lớn nhất và mang lại thành công cao nhất. Các ý tưởng này sẽ là nền tàng cho việc xây dựng chiến lược của công ty.
Chúng ta sẽ cùng xem xét các nội dung có khả năng liên quan đến việc chọn lọc ý tưởng:
- Xem xét một số ý tưởng hứa hẹn nhất đã được đề xuất. Những ý tưởng này sẽ diễn ra như thế nào trong vài năm tới? Làm thế nào để những ý tưởng này kết hợp với nhau để tạo thành một bức tranh lớn cho thấy được viễn cành mà công ty mong muốn đạt được từ vị trí hiện tại, đây được hiểu là việc thực hiện các mục tiêu của công ty?
- Những công việc phải làm, những quy trình vận hành mới và hệ thống thông tin nào cần được tạo ra để thực hiện những ý tường này? Dự đoán tốt nhất về thời gian cần thiết để tạo ra các hệ thống và quy trình vận hành mới này là gì?
- Những ý tưởng này có liên quan với nhau như thế nào? Việc áp dụng một ý tường có được xây dựng dựa trên việc thực hiện một ý tưởng trước đó không? Việc thực hiện những ý tưởng này cần tuân theo trình tự nào?
- Những thay đổi nào cần phải được thực hiện trong các hoạt động và làm thế nào quản lý được những sự thay đổi này?
- Điều quan trọng là phải nhìn thấy bức tranh lớn kéo dài trong khoảng thời gian vài năm và cũng phải phân đoạn bức tranh lớn này thành các giai đoạn nhỏ hơn. Có thể tóm tắt cách tiếp cận này qua câu nói sau:
“Hãy nghĩ lớn, bắt đầu từ việc nhỏ và thực hiện nhanh chóng”.
Ví dụ /.’Tập đoàn M có thể lựa chọn một số ý tường khi xây dựng chuỗi cung ứng cho việc sản xuất xe ô tô, cụ thể như sau
CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
DỊCH vụ KHÁCH
HÀNG Được đo lường bằng:
- Tỳ lệ lấp đầy;
- Giao hàng đúng hạn;
- Hàng bị trả lại.
HIỆU QUẢ NỘI
Bộ Được đo bằng:
Vòng quay hàng tồn kho;
- Lợi tức bán hàng;
- Tiền mặt.
NHU CẦU LINH HOẠT Được đo bằng:
- Vòng đời sản phẩm;
- Cao hơn khà năng;
- Bên ngoài khả năng.
PHÁT TRIẾN
SẢN PHÁM Được đo bằng:
- Sản phẩm mới được bán ra;
- % doanh thu;
- Vòng đời sản phẩm.
Kế hoạch
Dự báo nhu cầu
X X
Định giá sản phẩm
X
Quàn lý hàng tồn kho
X X X
Nguồn cung
Xác định nguồn ■ cung
X X
Tín dụng và các khoản phải thu
X
Sản xuất Thiết kế sản phẩm
X
Lịch trình sản xuât
X
Quản lý cơ sờ sản xuất
X X
Bảng 6.2 Lựa chọn các mục tiêu hiệu suất
Nguồn: Hugos, M. (2011)
Phân phối
Quản lý đơn hàng
X X X
Kế hoạch phân phối
X X
Qui trình trả hàng
X X
Trong ví dụ này, với mục tiêu đã được trình bày trong nội dung 6.3.1., tập đoàn M đã đưa ra các ý tưởng trong quá trình thực hiện mục tiêu, bao gồm: dự báo nhu cầu, định giá sàn phẩm, tín dụng và các khoản phải thu, thiết kế sàn phẩm và lập lịch trình sản xuất. Tất cả các ý tưởng này đều hướng tới thực hiện các mục tiêu mà tập đoàn đã đề ra.
63.2.2. Thiết kế hệ thống khái niệm
Sau khi trình bày các ý tường, để thực hiện chiến lược nhằm hướng đến các mục tiêu kinh doanh, các công ty phải tiến hành thiết ké hệ thống khái niệm. Thiết kế hệ thống khái niệm là phác thảo một cách chi tiết các nội dung cụ thể của một hệ thống hoặc một tập hợp các hệ thống. Việc tạo ra một số thiết kế khái niệm khác nhau cho các hệ thống sẽ đáp ứng các tiêu chí hiệu suất mà công ty mong muốn đạt được. Trong đó bao gồm:
- Áp dụng thiết kế quan trọng trước tiên từ quan điểm của các quy trình kinh doanh được hỗ trợ;
- Phác thảo các thao tác khác nhau được thực hiện;
- Lưu ý loại thông tin được yêu cầu và tạo bởi mỗi thao tác.
Ví dụ 2: Đối với chiến lược phát triển của tập đoàn M, chúng ta có thể phác thảo hệ thống khái niệm trong công đoạn “thiết kế mẫu xe hoi”
như sau:
Thiết kếxe hơi: là quá trình hoàn thiện một chiếc xe cà về kiểu dáng lẫn mô hình chuyển động. Để cho ra một mẫu xe vận hành êm ái, cảm giác lái tối ưu và ngoại hình đẳng cấp thì công ty cẩn phải thực hiện công đoạn thiết kế theo một quy trình bài bản, chi tiết, chính xác. Quy trình này bắt đầu từ việc phác thảo mô hình cho đến khi sàn xuất hàng loạt.
Phác thảo mô hình ô tô’, được các nhà thiết kế thực hiện ngay khi có ý tưởng hay nguồn cảm hứng. Vì vậy, sẽ có hàng ngàn bản phác thảo ra đời dựa trên những ý tường khác nhau trước khi chúng được hiện thực hoá.
Mất khoảng 4-6 năm thì một chiếc xe hơi mới được hoàn thiện và công bố trên thị trường. Vì vậy, để đảm bảo tính khả thi cho phác thảo của mình, các nhà thiết kế sẽ lưu ý đến xu hướng phát triển của thị trường trong tương lai, từ đó lựa chọn mô hình xe phù hợp.
Đặc biệt, chiếc xe có được ưa chuộng hay không phụ thuộc rất nhiều vào ngoại hình như kiểu dáng thân xe, khung gầm. Ngoài ra, trong giai đoạn này, các nhà thiết kế cần xác định được hệ thống dẫn động mà xe sử dụng. Yếu tố này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất cũng như các vấn đề kỹ thuật khác của xe.
Các chi tiết nội thất cũng được lên phác thảo từ đầu. Tuy nhiên, so với ngoại thất, các thiết thiết kế nội thất sẽ trải qua nhiều công đoạn hơn để đảm bảo hài hòa và tương xứng với tổng thể. Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của một chiếc ô tô.
Hoàn thiện thiết kếxe hoi, đảm bảo tính khả thi’, vẫn là mô hình ô tô được vẽ trên bản thảo, nhưng thay vì thô sơ như bước phác họa, mô hình ô tô lúc này đã có nhiều điều chỉnh để cân đối, hài hòa giữa sáng tạo nghệ thuật và tính ứng dụng trong thực tế. Dựa trên những hệ thống động cơ sẵn có, cơ cấu truyền động và các yêu cầu an toàn, mọi bộ phận trên ô tô sẽ được chi tiết hóa và tái cấu trúc trong quá trình này.
Cụ thể hóa thiết kế xe hoi trên mô hình đấtsét: từ các bản vẽ 2D, thiết xe hơi được cụ thể hoá bằng cách chuyển thành mô hình 3D thông qua các phần mềm thiết kế. Nhờ đó, người nhìn dễ dàng hình dung cấu trúc của sản phẩm một cách khách quan và toàn diện hơn.
Sau đó, từ các bàng vẽ và hình chiếu, mô hình vật lý bằng đất sét sẽ được dựng lên. Lúc này, mô hình chi là bản thu nhỏ thay vì kích thước thật để tiết kiệm thời gian. Chỉ khi mô hình là lựa chọn cuối cùng mới được thực hiện ở kích thước thực.
Mô hình ô tô đầy đủ: phần lớn mô hình ở giai đoạn này đều làm từ đất sét. Tuy nhiên, một số chi tiết đã được thay thế bằng vật liệu tổng hợp hoặc polymer để giảm trọng lượng. Nếu muốn tăng thêm độ chân thực cho
mô hình đầy đủ này, các kỹ sư có thể sử dụng các chất liệu khác thay vì đất sét. Mục đích cuối cùng của công đoạn này là tạo nên sản phẩm mô hình với kích thước thực và quảng bá hình ảnh với công chúng.
Lựa chọn chất liệu, màu sắc ô tô', công đoạn này được thực hiện sau khi đã hoàn thiện quá trình thiết kế nội, ngoại thất. Tất cả những yếu tố như màu sơn, chất liệu, cách trang trí các chi tiết... đều được săn lùng và lựa chọn tỉ mỉ. Đầy cũng là công đoạn tìm kiếm loại vật liệu, màu sắc tối ưu nhất để ứng dụng vào hàng trăm, thậm chí hàng nghìn chi tiết nhò. Bên cạnh đó, việc bố trí các chi tiết trên bảng táp lô và vô lăng cũng được chọn lọc và điều chỉnh một cách công phu nhằm tạo ra một thiết kế hoàn hảo đến tay người tiêu dùng.
Thử nghiệm và sàng lọc các chi tiết ô tôphù họp: sau khi lựa chọn được một sồ chất liệu, màu sắc... để trang bị lên ô tô, đội ngũ kỹ sư sẽ tiến hành thử nghiệm, sàng lọc.
Quá trình này giúp nhà sản xuất đánh giá được độ bền màu, khả năng chống chịu, tính an toàn... của các vật liệu, từ đó tìm ra được lựa chọn tối ưu nhất.
Các cuộc thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện khắc nghiệt như nóng, lạnh, mưa gió, ánh sáng mặt trời trực tiếp, tiếp xúc với tay chân con người... Nếu không vượt qua những điều kiện này, nhà thiết kế sẽ phải lựa chọn chất liệu và màu sắc khác thay thế.
Cho tới thời điểm này, những chi tiết nội, ngoại thất vẫn còn rời rạc nhưng các kỹ sư đã có thể mường tượng ra mẫu xe tương lai. Dựa vào đó, họ sẽ đánh giá và đưa ra quyết định có nên sản xuất mẫu xe này hay không.
Phê duyệt mô hình ô tô: khi mẫu "thiết kế xe hơi ” được phê duyệt, hình ảnh chiếc ô tô sẽ được sử dụng để quảng bá rộng rãi. Mục đích của việc tiếp thị mô hình ô tô này là để khảo sát ý kiến người tiêu dùng, tiếp thị kinh doanh hoặc đi xa hơn nữa.
Sản xuất ô tô hàng loạt: từ những phản hồi cùa người tiêu dùng khi quảng bá sản phẩm ra thị trường, công ty sẽ quyết định việc sản xuất hàng loạt. Từ đó, họ sẽ thay đổi một số chi tiết sao cho phù hợp, kèm theo đó là hoàn thiện các thông số sản phẩm, thông tin cần thiết cho dây chuyền sản xuất, tiêu chuẩn đánh giá cho chiếc xe đầu tiên...
Ó.3.2.3. Hướng dẫn chiến lược để thiết kế hệ thống
Đối với chuỗi cung ứng hoặc các chuỗi hoạt động khác, việc thiết kế hệ thống có thể nhanh chóng trở thành một công việc rất phức tạp. Do đó, ban lãnh đạo công ty cần phải tích cực tham gia cùng với nhân viên kỹ thuật trong việc hướng dẫn chiến lược để thực hiện thiết kế cho hệ thống.
Chính nhờ hoạt động này mà giám đốc kinh doanh có thể thực hiện quyền kiểm soát rất hiệu quả đối với chiến lược mà công ty sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu, và việc này thật sự cần thiết để đưa ra quyết định tốt nhất.
Các hướng dẫn sau đây sẽ cung cấp cơ sở để so sánh các thiết kế khác nhau và lựa chọn ý tưởng thiết kế có cơ hội thành công cao nhất. Nếu một thiết kế tôn trọng tất cả bảy nguyên tắc (được trình bày ngay sau đây) được xem là tổt nhất, nó vẫn có thể là một thiết kế khả thi nếu vi phạm một hoặc hai nguyên tắc (miễn là nó không không vi phạm nguyên tắc đầu tiên trong số bảy nguyên tắc được đề cập). Nếu một thiết kế vi phạm ba hoặc nhiều nguyên tắc, thì thiết kế này được xem là có thiếu sót nghiêm trọng và rất khó có khả năng được xây dựng thành công.
Bảy nguyên tắc thiết kế hệ thống là:
1. Liên kết chặt chẽ giữa thiết kế hệ thống với mục tiêu kinh doanh và mục tiêu hiệu suất mà chúng dự định đạt được. Đe bất kỳ dự án phát triển hệ thống nào thành công, dự án đó phải hỗ trợ trực tiếp cho việc tổ chức hoặc hiện thực hóa để hướng tới thực hiện một hoặc nhiều mục tiêu cùng lúc. Một hệ thống mới có hiệu quả là một hệ thống có thể tạo ra cơ hội kinh doanh và tạo ra giá trị khi được xây dựng. Đồng thời, hệ thống mới sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho công ty nếu nó có thể hỗ trợ việc khai thác hiệu quả cơ hội kinh doanh đã được công ty nhận diện.
2. Sử dụng hệ thống để thay đổi bối cành cạnh tranh. Hãy tự đặt mình vào vị trí cùa khách hàng và xác định thử những điều gì hầu như không thể làm được, nhưng nếu có thể làm được, về cơ bản sẽ làm thay đổi hoạt động công ty theo hướng tích cực. Các câu hỏi có thể được đặt ra để tạo ra sự thay đổi đáng kể cho công ty, bao gồm:
- Tìm kiếm cơ hội để tạo ra sự chuyển đổi hoặc thay đổi giá trị của công ty trong thị trường đang phục vụ như thế nào?
- Những công việc có thể thực hiện giúp công ty tiết kiệm chi phí đáng kể hoặc tăng năng suất?
Sau đó, hãy tự đặt mình vào vị trí của đối thủ cạnh tranh và tìm cách trả lời cho những câu hỏi sau:
- Những việc công ty có thể làm mà đối thủ ít có khả năng nhìn thấy trước hoặc nhanh chóng phàn công hoặc sao chép?
- Những việc công ty có thể làm mang lại giá trị tốt hon đối thủ cạnh tranh hoặc có lợi thế hơn đối thủ?
Từ đó, công ty phải tự xác định rằng, nếu chúng ta chấp nhận rủi ro lớn hơn và chịu chi phí lớn hơn để phát triển một hệ thống, thì phải đảm bảo rằng đó là một hệ thống sẽ thay đổi cục diện cạnh tranh.
3. Tận dụng điểm mạnh của hệ thống cơ sở hạ tầng hiện tại. Khi các hệ thống hiện có đã được chứng minh theo thời gian là có tính ổn định và có khả năng phục hồi, thì hãy tìm cách kết hợp chúng vào việc thiết ke các hệ thống mới cho công ty để đảm bảo hoàn thành mục tiêu. Thiết kế của một hệ thống chính là biểu hiện ra bên ngoài của chiến lược đang được sử dụng. Việc xây dựng các hệ thống mới dựa trên thế mạnh cùa các hệ thống cũ đó được xem là “chọn lọc tự nhiên” trong quá trình phát triển của công ty. Các hệ thống mới được áp dụng chỉ cung cấp giá trị đối với các hoạt động kinh doanh mới, đối với các hoạt động tương tự, không có sự thay đổi, thì việc thay thế các hệ thống cũ bàng các hệ thống mới sẽ tiêu tốn rất nhiều chi phí và cần nhiều thời gian để chứng minh hiệu quà.
4. Sử dụng sự kết hợp đơn giản nhất có thể giữa công nghệ và thủ tục kinh doanh để hướng tới mục tiêu hiệu suất tối đa. Sự kết hợp này làm giảm sự phức tạp và rủi ro liên quan đến hệ thống. Việc công ty sử dụng các sự kết hợp khác nhau giữa công nghệ và quy trình kinh doanh sẽ đạt được từng mục tiêu hiệu suất khác nhau, qua đó làm giảm chi phí, độ phức tạp của toàn bộ công việc và tăng xác suất thành công nói chung.
5. Thiết kế hệ thống đảm bào tính linh hoạt trong quá trình phát triển.
Các công ty nên chia thiết kế hệ thống thành nhiều thành phần hoặc mục tiêu riêng biệt và càng nhiều càng tốt. Từ đó, nên thực hiện điều hành công việc đồng thời với từng mục tiêu riêng lẻ. Theo cách này, sự chậm trễ trong công việc đối với một mục tiêu sẽ không ảnh hưởng đến tiến độ công việc