Trong chuỗi cung ứng, sản xuất là hoạt động quan trọng và cần thiết để tạo ra sàn phẩm cung ứng cho thị trường. Hoạt động sàn xuất ưong một chuỗi cung ứng gồm ba loại hoạt động chi tiết: thiết kế sàn phẩm, lập lịch trình sản xuất và quản lý các cơ sở sản xuất.
3.Ỉ.3.I. Thiết kế sản phẩm
Thiết kế sản phẩm là việc doanh nghiệp tạo ra một sàn phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tại sao phải thiết kế sản phẩm?
Trong phạm vi chuỗi cung ứng, mục đích của việc thiết kế là tạo ra sản phẩm mới với ít bộ phận, quy trình thiết kế đơn giản và có thể sàn xuất (hoặc lắp ráp) thành phẩm từ những bán thành phẩm. Các bộ phận cùa một sản phẩm có thể mua từ một nhóm nhỏ các nhà cung cấp.
Hàng tồn kho có thể được lưu trữ dưới dạng bán thành phẩm. Doanh nghiệp không phải lưu giữ một lượng lớn hàng tồn kho thành phẩm, mà vẫn có thể đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng băng cách lắp ráp các bán thành phẩm thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Trong chuỗi cung ứng, thiết kế sản phẩm chính là việc định hình, định dạng cho sản phẩm đó. Nếu chuỗi cung úng càng linh hoạt, phản ứng nhanh và chi phí hiệu quả thì sản phẩm đó sẽ thành công trên thị trường.
Vỉ dụ: Công ty Fantastic thiết kế và sản xuất một hệ thống giải trí gia đình mới, với ti vi màn hình rộng và âm thanh vòm. Các linh kiện trong hệ thống giải trí này được mua từ 12 nhà cung cấp khác nhau. Khi nhu cầu thị trường tăng, công ty phải tăng khối lượng sản xuất, nên việc quàn lý, kiểm soát chất lượng đối với 12 nhà cung cấp này là một thách thức. Nếu có sự chậm trễ từ bất kỳ nhà cung cấp nào cũng có thể làm chậm tiến độ sàn xuất. Vì thế, công ty phải lưu trữ sản phẩm để dự phòng.
Trong thực tế, một số nhà cung cấp của Fantastic có vấn đề về chất lượng nên họ quyết định ngưng sản xuất sản phẩm cũ, và sản xuất linh kiện mới với các tính năng tương tự, nhưng không phải là một sự thay thế hoàn toàn chính xác. Trước tình hình đó, công ty Fantastic phải tạm ngưng sàn xuất hệ thống giải trí gia đình, và đội ngũ kỹ sư của Fantastic đã thiết kế lại một phần của hệ thống để có thể sử dụng các linh kiện mới. Trong thời gian này, hàng hóa dự trữ của Fantastic dần cạn kiệt và doanh số bị giảm.
Thời gian này, trên thị trường, công ty Nimble đã đưa ra một sản phẩm cạnh tranh. Nimble thiết kế sản phẩm có ít bộ phận hơn và sừ dụng các thiết bị của 4 nhà cung cấp. Chi phí mua sắm giảm nhiều do họ chỉ mua của 4 nhà cung cấp thay vì 12 nhà cung cấp như Fantastic. Vì thế, Nimble không có sự chậm trễ trong sản xuất (do thiếu linh kiện) và việc lắp ráp sàn phẩm được thực hiện dễ dàng hơn.
Fantastic là công ty đi tiên phong trên thị trường phải đấu tranh với một chuỗi cung ứng phức tạp, Nimble đã đưa sản phẩm ra thị trường với chi phí thấp hơn và đáng tin cậy hơn. Kết quả, Nimble với chuỗi cung ứng phàn ứng nhanh và ít tốn kém đã chiếm thị phần của Fantastic.
Tóm lại, ví dụ trên cho thấy, thiết kế sàn phẩm sẽ xác định được hình dạng của chuỗi cung ứng, điều này có ảnh hưởng lớn đến chi phí và tính sẵn có của sàn phẩm. Nếu các nhà cung cấp và nhà sản xuất phối hợp với nhau trong việc thiết kế một sản phẩm thì cơ hội thành công sẽ cao hơn.
3.ỉ.3.2. Lập lịch trình sản xuất
Lập lịch trình sản xuất (hay lập kế hoạch sản xuất) là việc phân bổ năng lực sẵn có (máy móc thiết bị, lao động và cơ sở vật chất) cho những công việc trong hoạt động sản xuất cần phải được thực hiện. Mục đích là sử dụng năng lực sẵn có một cách hiệu quả nhất.
Lập lịch trình sản xuất là quá trình tạo ra sự cân bằng giữa các mục tiêu cạnh tranh:
Tỳ lệ sử dụng cao: Thời gian sản xuất dài, các cơ sờ sàn xuất và phân phối sản phẩm được tập trung, nhăm hưởng lợi thế nhờ quy mô.
Mức tồn kho thấp: Phù hợp với thời gian sản xuất ngắn, nguyên liệu được giao kịp thời, nhăm hạn chế tối đa việc ứ đọng vốn trong hàng tồn kho.
Mức độ dịch vụ khách hàng cao: Trường hợp này yêu cầu mức tồn kho cao hoặc sản xuất nhiều lần với thời gian ngắn. Mục đích là đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng và không bị thiếu hàng tồn kho.
Khi một loại sản phẩm duy nhất được thực hiện tại một cơ sở sản xuất chuyên dụng, lập lịch trình sản xuất là tổ chức và vận hành cơ sở sản xuất chuyên dụng một cách hiệu quả để đáp ứng nhu cầu sản phẩm.
Khi các loại sản phẩm khác nhau được thực hiện tại một cơ sở đơn lập hoặc trên một dây chuyền sản xuất duy nhất, điều này sề phức tạp hơn.
Vì mỗi sản phẩm sẽ phải sản xuất trong một thời gian nhất định, sau đó chuyển sang sản xuất các loại sản phẩm khác.
Đe lập lịch trình cho một cơ sở sản xuất đa sản phẩm, cần thực hiện các bước sau:
Bước ỉ: Xác định kích thước lô hàng kỉnh tế cho từng loại sản phẩm.
Việc tính toán kích thước lô hàng kinh tế liên quan đến việc cân bàng giữa chi phí thiết lập sàn xuất cho một loại sàn phẩm với chi phí dự trữ sản phẩm dưới dạng hàng tồn kho. Cụ thể như sau:
Neu việc thiết lập tiến hành thường xuyên và quá trình sàn xuất thực hiện theo lô nhỏ thì hàng tồn kho sẽ ở mức thấp, nhưng chi phí sàn xuất sẽ cao hơn do hoạt động thiết lập tăng.
Ngược lại, nếu việc thiết lập tiến hành ít hơn và quá trình sản xuất thực hiện theo lô lớn thì hàng tồn kho sẽ ở mức cao, chi phí dự trữ hàng tồn cũng cao, nhưng chi phí sản xuất sẽ giảm do hoạt động thiết lập giảm.
Bước 2: Thiết lập trình tự sản xuất cho mỗi loại sản phẩm.
Nguyên tắc cơ bản là nếu hàng tồn kho cho một loại sản phẩm thấp hơn so với nhu cầu dự kiến của nó, thì việc sản xuất các sản phẩm này nên được lập kế hoạch trước các sản phẩm khác (có mức hàng tồn kho cao hơn so với nhu cầu dự kiến của chúng).
Phương pháp phổ biến là lập lịch trình sản xuất dựa trên khái niệm về một sản phẩm “hết thời gian”. Việc hết thời gian là số ngày hoặc số tuần để tiêu dùng cạn kiệt các sản phẩm tồn kho cho nhu cầu dự kiến của nó.
Công thức “Thời gian tiêu thụ hết hàng tồn kho” được tính như sau:
Trong đó:
R : Thời gian tiêu thụ hết hàng tồn kho.
p : Số đơn vị sản phẩm tồn kho hiện có.
D : Nhu cầu sàn phẩm cho một ngày hoặc tuần.
Ví dụ: Công ty A tồn kho 10.000 thùng nước suối chai 500ml. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong 1 ngày là 1.000 thùng, số ngày sử dụng hết sản phẩm nước suối chai 500ml tồn kho là:
R= P/D = 10.000/1.000= 10 ngày.
Lập lịch trình sản xuất là quá trình lặp đi lặp lại việc tính toán “Thời gian tiêu thụ hết hàng tồn kho” cho tất cả các sản phẩm. Hoạt động sàn xuất đầu tiên hãy chọn các sàn phẩm có giá trị R thấp nhất và lên lịch sản xuất nó cho lần tới. Tiếp đến, chọn các sản phẩm có R cao hơn. Quá trình này được lặp lại thường xuyên để tạo ra một lịch trình sản xuất trong tương lai.
Ví dụ: Công ty B có số liệu sàn phẩm dầu ăn tồn kho cuối tháng 5 như sau:
stt Tên sản phẩm Đơn vị tính
Số lưựng tồn kho
Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm
bình quân 1 ngày
1 Dầu hướng dương Thùng 900 90
2 Dầu hạt cải Thùng 1.400 100
3 Dầu mè Thùng 1.000 200
Yêu cầu:
(1) Tính số ngày tiêu thụ hết ba ioại sản phẩm dầu ăn nói trên của Công ty B theo phương pháp “hết thời gian”.
Nội dung câu (1) được trình bày tóm tắt trong bảng dưới đây.
(2) Lập lịch trình sàn xuất sản phẩm dầu ăn trong tháng 6 cho Công ty B.
stt Tên sản phẩm
Số lượng tồn kho
(thùng)
Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm bình
quân 1 ngày (thùng/ngày)
Số ngày tiêu thụ hết
hàng tồn kho (ngày)
p D R = P/D
1 Dầu hướng dương
900 90 10
2 Dầu hạt cải 1.400 100 14
3 Dầu mè 1.000 200 5
Nội dung câu (2) được trình bày tóm tắt trong bảng dưới đây.
stt Tên sản phẩm Ghi chú
1 Dầu mè “Dầu mè” sản xuất trước nhất 2 Dầu hướng
dương
“Dầu hướng dương” sàn xuất sau “Dầu mẽ'99
3 Dầu hạt cải “Dầu hạt cải” sản xuất sau “Dầu hướng dương”
Tóm lại: Lập lịch ưình sản xuất là hoạt động cân băng liên tục giữa tỷ lệ sử dụng cao, mức hàng tồn kho thấp và mức độ dịch vụ khách hàng cao. được trình bày trong hình 3.2.
Tỷ lệ sử dụng cao Sản xuất dài hạn, tập trung sản xuất và phân
phối.
Mức hàng tồn kho thấp
Sản xuất ngắn hạn, vận chuyển nguyên liệu đúng số lượng,
Mức độ dịch vụ khách hàng cao Sàn xuất ngắn hạn, nhưng nhiều lần, mức
tồn kho cao.
Hình 3.2. Sắp xếp lịch trình sản xuất
Nguồn: Michael H. Hugos (2011) 3.I.3.3. Quản lý cơ sở sản xuất
Cơ sở sản xuất là các địa điểm để thực hiện hoạt động sản xuất và lưu giữ nguyên vật liệu, hàng hóa. Thông thường, cơ sờ sản xuất bao gồm các nhà máy và kho lưu trữ hàng hóa.
Quàn lý các cơ sở sản xuất xem địa điểm như là một cơ sờ có săn và tập trung vào việc làm thế nào để sử dụng các năng lực sẵn có một cách tốt nhất. Điều này liên quan đến các quyết định về: vai trò cùa mỗi cơ sở, phân bổ năng lực cho mỗi cơ sở, phân bổ nhà cung cấp và thị trường cho mỗi cơ sờ.
Vai trò của mỗi cơ sở: phụ thuộc vào quyết định những hoạt động nào sẽ được thực hiện trong cơ sở nào. Ví dụ: Công ty may mặc c có hai cơ sở. Cơ sở 1: chuyên may sản phẩm áo Jacket. Cơ sờ 2: may sản phẩm áo quần trẻ em. Những quyết định này có ảnh hưởng lớn đến sự linh hoạt của chuỗi cung ứng.
Nếu một cơ sở chỉ thực hiện một chức năng duy nhất hoặc chi phục vụ một thị trường duy nhất, thì sẽ rất khó chuyển sang thực hiện một chức năng khác hoặc phục vụ một thị trường khác khi nhu cầu của chuỗi cung ứng thay đồi.
Phân bổ năng lực cho mỗi cơ sở: nhà quản trị cần quyết định phân bổ năng lực sàn xuất cụ thể (máy móc thiết bị và lao động) cho các cơ sở.
Phân bổ năng lực sản xuất có tác dụng mạnh đến hoạt động của chuỗi cung ứng và khả năng sinh lời. Nếu phân bổ quá ít năng lực cho một cơ sở, khiến cho cơ sở đó thiếu khả năng đáp ứng nhu cầu và mất doanh thu.
Ngược lại, nếu phân bổ quá nhiều năng lực cho một cơ sở, dẫn đến tỷ lệ sử dụng thấp và chi phí chuồi cung ứng sẽ cao hơn.
Phân bổ nhà cung cấp và thị trường cho mỗi cơ sở: việc này phụ thuộc vào hai quyết định đầu tiên.
Tùy thuộc vào vai trò của mỗi cơ sờ và năng lực phân bổ cho cơ sở mà cơ sở này sẽ đòi hỏi một số loại nhà cung cấp và một số loại sản phẩm nào đó.
Các quyết định về nhà cung cấp và thị trường để phân bổ cho một cơ sở sẽ ảnh hưởng đến các chi phí như vận chuyển nguyên vật liệu từ hhà cung cấp đến cơ sở và vận chuyển thành phẩm từ cơ sở đến khách hàng.
Những quyết định này thường ảnh hường đến khả năng tổng thể của chuỗi cung ứng trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường. Như vậy, quản lý cơ sở sàn xuất là quàn lý việc sử dụng, phân bổ năng lực, phân bổ nhà cung cấp và thị trường cho mỗi cơ sở một cách hợp lý nhất nhàm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Tóm lại: Hoạt động sản xuất trong một chuỗi cung ứng là thực hiện những phần việc như thiết kế sản phẩm, lập lịch trình sản xuất và quản lý các cơ sở sàn xuất sao cho mang lại hiệu quà tốt nhất.