Khái niệm, đặc trưng, công tác bảo vệ và thực hiện một sô công việc trước khi khám nghiệm hiện trường tai

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật hình sự (Trang 175 - 178)

1.1. Khái niệm hiện trường tai nạn giao thông đường bộ Hiện trường tai nạn giao thông đường bộ được hiểu là nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông trên đường bộ. Cơ quan chức năng cần khám nghiệm để phát hiện, thu thập, đánh giá các dấu vết, vật chứng, các tin tức, tài liệu có liên quan tại hiện trường, phục vụ điều tra xử lý vụ việc đúng pháp luật. Hậu quả của tai nạn giao thông đường bộ là sự thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, phương tiện do hành vi vô ý của ngưdi tham gia giao thông đường bộ gây nên cho chính họ hoặc người khác.

1.2. Đặc trưng của hiện trường tai nạn giao thông đường bộ

- Địa điểm xảy ra tai nạn giao thông đường bộ có thể là

188

đường quốc lộ, đường tỉnh lộ, đường liên huyện hoặc liên xã,...

nên thường có lưu lượng xe cộ, phương tiện, người xuất hiện nhiều, thậm chí có cả động vật.

- Không có nhiều nhân chứng trực tiếp có khả năng chỉ ra chính xác, đầy đủ các dấu vết vật chứng xuất hiện trên hiện trường.

- Hiện trường tai nạn giao thông đường bộ thường không còn nguyên vẹn mà bị thay đổi theo xu thê mất đi các dấu vết ban đầu và hình thành các dấu vết mới sau khi vụ tai nạn xảy ra do thdi tiết, do việc cấp cứu nạn nhân và do các phương tiện giao thông khác qua lại hiện trường,...

Tai nạn giao thông đưdng bộ xảy ra thường để lại ở hiện trưdng hệ thống dấu vết, vật chứng trên một phạm vi rộng. Các dấu vết, vật chứng phản ánh đôi tượng tham gia giao thông và sự tác động của các đốỉ tượng này vào nhau, vào hiện trường.

1.3. Một số chú ý khi bảo vệ hiện trường, phương tiện, dâu vết, vật chứng và công việc cẩn triển khai trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường

- Khi bảo vệ hiện trường, phương tiện, dấu vết, vật chứng của vụ tai nạn giao thông đường bộ cần chú ý một số nội dung sau:

+ Việc xác định phạm vi hiện trường và tổ chức bảo vệ hiện trường phải hết sức linh hoạt nhằm tránh ùn tắc giao thông. Nếu nhất thiết phải di chuyển phương tiện, dấu vết, vật chứng, nạn nhân,... thì trước khi di chuyển phải đánh dấu vị trí, vẽ hình dạng các phương tiện, khoanh vùng hiện trường sao cho có thể

189 dựng lại và tổ chức khám nghiệm vào thời điểm khác thích hợp.

+ Tại hiện trường có người bị thương còn tỉnh hoặc bất tỉnh, khi tiến hành tổ chức cấp cứu, cứu chữa nạn nhân tại chỗ hoặc đưa nạn nhân đến cơ sở y tê phải hạn chế tôì đa việc xóa các dấu vết mới hình thành từ vụ tai nạn, hoặc làm mất các vật chứng đang có và tạo ra những dấu vết mới hoặc biến đổi những dấu vết, vật chứng đang có trên hiện trường.

+ Cần khẩn trương, chủ động sơ vấn, lấy lời khai của nạn nhân, nhân chứng, người điều khiển phương tiện giao thông để xác định rõ số lượng, tình trạng, cơ chế của các dấu vết, vật chứng, phương tiện giao thông trước khi tổ chức khám nghiệm;

mặt khác, cần có các biện pháp linh hoạt, thích hợp để bảo vệ các dấu vết, vật chứng này.

+ Nếu việc cấp cứu, cứu chữa nạn nhân đã được tiến hành trước khi khám nghiệm hiện trường, thì cần phải xác định và ghi nhận tất cả những người đã tham gia cấp cứu, cứu chữa cũng như những thay đổi do họ gây ra tại hiện trường.

- Trước khi tiến hành khám nghiệm phải chú ý thực hiện các nội dung sau:

+ Nghe báo cáo tình hình vụ tai nạn giao thông của lực lượng bảo vệ hiện trường để có những hình dung tổng quát về khu vực hiện trường, suy luận về các dấu vết, vật chứng có thể xuất hiện và có trên hiện trường, định hướng phương pháp khám nghiệm, các trang thiết bị hỗ trợ trong việc tìm kiếm, phát hiện, thu thập, bảo quản các dấu vết, vật chứng.

+ Quan sát toàn bộ địa điểm xảy ra tai nạn để xác định phạm vi hiện trường, vị trí dấu vết, nạn nhân, phương tiện; nhận định

190

hiện trường còn nguyên vẹn hay đã bị xáo trộn hoặc bị dựng hiện trường giả.

+ Xác định phạm vi khám nghiệm, phương pháp khám nghiệm, xác định điểm chuẩn để định vị vị trí phương tiện, dấu vết,... khi tiến hành khám nghiệm và vẽ sơ đồ.

+ Kiểm tra lại các thiết bị, phương tiện, công cụ phục vụ cho công tác khám nghiệm hiện trường.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật hình sự (Trang 175 - 178)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(285 trang)