SỰ BIẾN ĐỔI CỦA TỪ VỰNG

Một phần của tài liệu Dẫn luận ngôn ngữ TỔNG QUAN về NGÔN NGỮ và NGÔN NGỮ học (Trang 44 - 48)

Ngôn ngữ phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Nhưng ngôn ngữ biến đổi và phát triển không đồng đều ở các mặt. So với ngữ âm và ngữ pháp, từ vựng biến đổi nhanh nhất. Những thay đổi trong đời sống xã hội của một dân tộc đã in dấu ấn vào từ vựng của ngôn ngữ dân tộc đó. Quá trình biến đổi, phát triển của từ vựng thể hiện qua hai hiện tượng: sự rơi rụng bớt từ ngữ và sự xuất hiện các từ ngữ mới.

I. SỰ BIẾN MẤT CỦA TỪ NGỮ TRONG TỪ VỰNG

1. Ngôn ngữ chỉ lưu giữ lại những yếu tố hữu ích;những yếu tố thừa, không phù hợp với nhu cầu sử dụng của con người đều bị loại bỏ. Sự biến mất của các từ ngữ tuân theo nguyên tắc trên.

Ví dụ: Trước đây tiếng Việt có những từ như han (hỏi), tác (tuổi), dấu (yêu), vì (nể), mảng (mải mê), thái y, thái giám ... nhưng ngày nay chúng không còn được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày nữa.

2. Nguyên nhân của sự biến mất của từ ngữ a. Nguyên nhân trong ngôn ngữ:

- Từ bị rơi rụng do đã có một từ đồng nghĩa thay thế. Những từ biến mất được gọi là từ cổ, người ta chỉ có thể tìm thấy trong tục ngữ, ca dao, văn thơ cổ hoặc trong một số tiếng địa phương.

Ví dụ: áy (héo) behold “thấy” (see) bui (duy, riêng) slay “giết” (kill) ca (hòm) steel “ngựa” (horse) cộc (biết) foe “kẻ thù” (enemy) khôn (khó, không thể)

min (tôi, tao)

- Từ bị rơi rụng do sự biến đổi ngữ âm. Dạng ngữ âm cũ của từ sẽ mất đi, dạng mới hình thành và thế chỗ của nó.

Ví dụ: mlời → lời tèm → chèm

- Từ bị rơi rụng do sự rút gọn từ

Nếu từ nào đó có dạng rút gọn thì dạng nguyên ban đầu dần dần nhường chỗ cho dạng rút gọn bởi vì những từ thông dụng thường có xu hướng ngắn hơn các từ không thông dụng.

Ví dụ: Tiếng Anh thay thế từ television bằng dạng rút gọn TV (hoặc tele) aeroplane bằng dạng rút gọn plane

refrigerator bằng dạng rút gọn fridge

Trong tiếng Việt cũng có hiện tượng tương tự: “Liên Xô” thay cho “Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết”, “vô tuyến” thay thế “vô tuyến truyền hình”.

b. Nguyên nhân ngoài ngôn ngữ:

- Từ bị rơi rụng do đối tượng được từ gọi tên bị mất đi.

Trong quá trình phát triển của lịch sử, nhiều sự vật hiện tượng không tồn tại nữa thì tên gọi của chúng trở nên lỗi thời, không còn được sử dụng nữa. Những từ bị rơi rụng theo nguyên nhân này được gọi là từ lịch sử.

Ví dụ: Khi Việt Nam không còn quan lại phong kiến thì tên gọi của các chức tước phẩm hàm trở thành từ lịch sử, ta chỉ có thể tìm thấy trong các tiểu thuyết lịch sử và văn học cổ điển: “thượng thư”, “tể tướng”, “tuần phủ”, “án sát", lãnh binh”, “đề đốc”, “chánh tổng”, “lý trưởng” ...

- Từ bị mất đi do sự kiêng kị tên gọi.

Các ngôn ngữ trên thế giới hầu như đều có hiện tượng kiêng kị tên gọi, tránh gọi tên một số đối tượng nào đó.

Ví dụ: Ngư dân Việt Nam tránh tên “voi” của một loài cá mà gọi thành “cá ông”. Trong nhiều ngôn ngữ Ấn Âu, người ta không gọi thẳng tên con gấu mà gán cho nó những cái tên khác nhau: “người ăn mật” (tiếng Nga),

“màu hung” (tiếng Đức), “kẻ liếm láp” (tiếng Latvia) ...

II. SỰ XUẤT HIỆN TỪ NGỮ MỚI

Các từ ngữ mới xuất hiện để thỏa mãn nhu cầu định danh các sự vật, hiện tượng trong đời sống của con người. Xã hội càng phát triển, nhu cầu đó của con người càng lớn, từ vựng lại có thêm nhiều đơn vị mới. Trong

tiếng Việt hiện nay, lĩnh vực nào cũng có nhiều từ ngữ mới xuất hiện: “tin học”, “phần cứng”, “phần mềm”,

“dữ liệu”, “con trỏ” trong kỹ thuật; “bia đen”, “đĩa từ”, “rau sạch”, “cầu truyền hình” ... trong đời sống; Opec, SNG, “đường dây nóng” ... trong chính trị; “từ xa”, “chính qui không tập trung”, “bán trú”, “dân lập”, “tín chỉ”, “học phần” ... trong giáo dục.

Có hai con đường cơ bản tạo nên từ ngữ mới:

1. Cấu tạo từ mới bằng các chất liệu và qui tắc sẵn có trong ngôn ngữ dân tộc

Đây là con đường đầu tiên và quan trọng hơn cả. Ngoài các phương thức cấu tạo từ phụ gia, ghép, láy, chuyển từ loại mà chúng tôi sẽ đề cập đến ở chương sau, trong phần này xin đề cập đến các cách thức tạo từ sau:

a. Phương thức phức hợp (blending):

Phương thức này hòa đúc hai từ có sẵn để tạo nên từ mới. Người ta giữ lại các yếu tố được coi là có giá trị nhất về mặt ngữ nghĩa của cả hai từ để tạo ra một đơn vị hoàn chỉnh mới.

Ví dụ: “smog” (khói sương) được tạo ra từ hai từ “smoke” (khói) và ‘fog” (sương). Tương tự là các hiện tượng sau:

beatel: beat (và) hotel

anacom: analog (và) computer văn nghệ: văn học (và) nghệ thuật ngữ văn: ngôn ngữ (và) văn học khoa giáo: khoa học (và) giáo dục

công nông binh: công nhân, nông dân (và) binh lính điều nghiên: điều tra (và) nghiên cứu

khiếu tố: khiếu nại (và) tố cáo b. Phương thức rút gọn:

Phương thức rút gọn là phương thức tạo từ bằng cách lược bớt một phần của đơn vị đã có.

Ví dụ: public house → pub (quán rượu) omnibus → bus (xe buýt) mathematics → math (toán học) modern → mod (mốt)

telephone → phone (điện thoại)

helicopter → copter (máy bay lên thẳng) Sơn Tây → Sơn

Thanh Hóa → Thanh toán học → toán c. Phương thức viết tắt:

Phương thức viết tắt là phương thức ghép các con chữ (âm) ở đầu hoặc cuối từ trong một nhóm từ với nhau để tạo nên một từ mới.

Ví dụ: WB: (World Bank - ngân hàng quốc tế)

CIA: (Central Intelligence Agency - Cục tình báo trung ương) UNESCO: (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization - Tổ chức văn hóa giáo dục khoa học Liên Hiệp Quốc) ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội

d. Hiện nay trong tiếng Việt xuất hiện các tên gọi tổ chức kinh tế xã hội như Habubank, Hanel ...

Những tổ hợp này được tạo ra bằng cách dịch tiếng Việt sang tiếng Anh rồi rút gọn lại theo phương thức phức hợp. Ví dụ:

Công ty điện tử Hà Nội → Hanoi Electronics Company → Hanel

Ngân hàng phát triển nhà ở Hà Nội→ Hanoi Building Bank → Habubank

Nguyễn Thiện Giáp đã gọi các hiện tượng trên là những sáng tạo mới trong cấu tạo từ.

2. Vay mượn từ ngôn ngữ khác:

a. Trong quá trình phát triển, ngôn ngữ nào cũng tiếp nhận thêm từ ngữ của ngôn ngữ khác, hình thành nên lớp từ vay mượn của các ngôn ngữ.

Ví dụ: Trong tiếng Việt có các từ vay mượn:

- từ gốc Hán: anh hùng, câu lạc bộ, độc lập, mậu dịch ...

- từ gốc Pháp: ga, xăng, sơ mi, xà phòng, cà phê ...

- từ gốc Anh: mít tinh, bốc, ten nít ...

Trong tiếng Anh có các loại từ vay mượn:

- từ gốc Hy Lạp cổ: telephone, thermodynamic ...

- từ gốc Pháp: table, chair, country, art, fine ...

- từ gốc La tinh: wine, butter, street, post, animal ...

- từ gốc Hà Lan: luck, slim, boss ...

Giáo sư Nguyễn Thiện Giáp chia từ vay mượn thành 4 loại:

- Từ ngoại lai: Từ ngoại lai là những từ được vay mượn cả hình thức và ý nghĩa và có sự thay đổi nào đó cho phù hợp với người bản ngữ. Ví dụ về các từ ngoại lai trong tiếng Việt: ac qui, bulông, pho mát, axêtilen, amiăng, apácthai ... Những từ ngoại lai có thể được để nguyên dạng gốc như blouse, New York, Michael Jackson ...

- Ghép lai: Ghép lai là quá trình tạo ra từ ngữ có hình thức một phần vay mượn, một phần bản ngữ nhưng ý nghĩa thì hoàn toàn vay mượn.

Ví dụ: Trong các thuật ngữ tiếng Việt: đài rada, vũ khí lade, sóng radio, bom ba càng ... thì các yếu tố “rada”,

“lade”, “radio”, “bom” là yếu tố ngoại lai.

- Sao phỏng cấu tạo từ: Sao phỏng cấu tạo từ là quá trình dùng chất liệu của ngôn ngữ mình để tạo một đơn vị từ vựng nào đó dựa theo mẫu về kết cấu của đơn vị tương ứng trong ngôn ngữ khác. Từ sao phỏng chỉ vay mượn mẫu cấu tạo từ của các từ trong ngôn ngữ khác.

Ví dụ: Tiếng Việt có các từ sao phỏng của tiếng Pháp:

“chắn bùn” sao phỏng “garde boue”

“chiến tranh lạnh” sao phỏng “guerre froide”

- Sao phỏng ngữ nghĩa: Sao phỏng ngữ nghĩa là quá trình vay mượn ngữ nghĩa của từ nước ngoài tạo ra các từ có hình thức bản ngữ còn ngữ nghĩa là ngoại lai.

Ví dụ: từ “ngôi sao” vay nghĩa “diễn viên xuất sắc” của từ “star” (tiếng Anh) từ “ngựa” vay nghĩa “đơn vị sức kéo” của từ “cheval” (tiếng Pháp)

b. Quá trình đồng hóa từ vay mượn:

Các từ vay mượn phải chịu sự biến đổi theo qui luật của ngôn ngữ tiếp nhận. Người ta gọi đó là quá trình đồng hóa từ vay mượn của các ngôn ngữ chủ thể.

Quá trình đồng hóa từ vay mượn diễn ra trên ba mặt:

- Đồng hóa về ngữ âm:

Mỗi ngôn ngữ có một hệ thống ngữ âm riêng. Khi từ chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác phải có sự biến đổi hình thức của mình cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ tiếp nhận. Ví dụ các từ tiếng Pháp đi vào tiếng Việt đã biến đổi để phù hợp với ngữ âm tiếng Việt như: thêm thanh điệu, thay phụ âm kép bằng phụ âm đơn, bỏ âm câm v.v...

garde → gác gramme → gam poste → bốt ...

- Đồng hóa về ngữ nghĩa:

Tùy theo hệ thống ngữ nghĩa của ngôn ngữ tiếp nhận, từ vay mượn có thể chỉ còn lại một nghĩa (nếu nó ở ngôn ngữ gốc là từ đa nghĩa). Ví dụ từ “cake” của tiếng Anh là từ đa nghĩa nhưng vào tiếng Nga chỉ còn nghĩa

“bánh ngọt có nho khô”; từ “balle” trong tiếng Pháp chỉ được tiếng Việt mượn nghĩa “quả bóng”, các nghĩa còn lại của từ này không có trong từ “ban”, (balle → ban). Nằm trong hệ thống từ bản ngữ, từ ngoại lai cũng có thể bị thay đổi sắc thái nghĩa: “Hồng”, “hoàng”, “thanh” trong tiếng Hán có ý nghĩa tương tự “đỏ”, “vàng”, “xanh”

của tiếng Việt. Khi du nhập vào tiếng Việt, các từ trên cũng biểu thị những màu ấy nhưng với sắc độ nhạt hơn.

- Đồng hóa về ngữ pháp:

Về ngữ pháp, từ ngoại lai cũng được đồng hóa theo bản ngữ tuy mức độ ít hơn. Ví dụ: các từ tiếng Pháp

“double”, “bleu” là các tính từ, sang tiếng Việt có thể làm động từ “đúp”, “lơ”. Các kết cấu cú pháp khi đi vào

ngôn ngữ tiếp nhận có thể bị thay đổi: cụm từ tiếng Pháp du nhập vào tiếng Việt có thể biến thành một từ, được nhận thức như một từ: àlátxô (à l’assaut)

Một phần của tài liệu Dẫn luận ngôn ngữ TỔNG QUAN về NGÔN NGỮ và NGÔN NGỮ học (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w