NGỮ PHÁP Bài 10. CẤU TẠO TỪ

Một phần của tài liệu Dẫn luận ngôn ngữ TỔNG QUAN về NGÔN NGỮ và NGÔN NGỮ học (Trang 48 - 52)

1. Khái niệm

a. Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa:

Ví dụ: từ “teacher” có hai hình vị: “teach-” có nghĩa là “dạy” “-er” có nghĩa là “người”

từ “books” có hai hình vị: “book-" có nghĩa là “sách”

-s” có nghĩa “số nhiều”

Tương tự mỗi từ tiếng Việt sau đây gồm hai hình vị:

“nhà cửa”, “đất nước”, “đẹp đẽ” ...

Hình vị là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa. Đây là điểm để phân biệt hình vị với những đơn vị ngôn ngữ nhỏ hơn nó. Âm vị không có nghĩa, nó chỉ có chức năng tạo nên các đơn vị có nghĩa. Tách hình vị “ngà” thành các âm vị /ŋ/, /a/, các âm đó không có nghĩa.

Trong các đơn vị ngôn ngữ có nghĩa (văn bản, câu từ, hình vị), hình vị là đơn vị nhỏ nhất.

b. Hình vị và âm tiết:

Âm tiết là đơn vị ngữ âm, hình vị là đơn vị ngữ pháp. Là đơn vị ngữ âm, âm tiết không có nghĩa, nó thuộc về bình diện cái biểu hiện. Hình vị có thể trùng với âm tiết, có thể lớn hơn âm tiết và có thể nhỏ hơn âm tiết.

Ví dụ 1: từ “nhà cửa” có hai hình vị “nhà”, “cửa”, đồng thời đó cũng là hai âm tiết, từ “to”, “new” ... mỗi từ được cấu tạo bằng một hình vị, mỗi từ cũng chỉ có một âm tiết.

Ví dụ 2: từ “potato” (khoai tây) trong tiếng Anh chỉ có một hình vị, hình vị đó gồm ba âm tiết [pə- tei - təu].

Trong những trường hợp như trên, hình vị lớn hơn âm tiết.

Ví dụ 3: từ books có hai hình vị nhưng chỉ là một âm tiết, hình vị book- và hình vị -s là hai bộ phận nằm trong âm tiết books.

2. Hình vị và hình tố

Khi phân tích một từ cụ thể thành các bộ phận cấu tạo từ nhỏ nhất, ta nhận được các hình tố, những đơn vị vật chất thể hiện hình vị.

Hình vị (morpheme) là đơn vị ngôn ngữ trừu tượng, chỉ có thể nhận thức được qua các dạng vật chất cụ thể cảm tính của nó là các hình tố.

Hình tố (morph) là đơn vị lời nói luôn thể hiện hình vị, là sự hiện thực hóa của hình vị.

Hình vị nằm trong hình tố.

Ví dụ: 3 hình tố -er trong các từ teacher, worker, reader thể hiện một hình vị có nghĩa “người”. Ngược lại hình tố luôn luôn thể hiện hình vị. Mối quan hệ giữa hình vị và hình tố cũng giống như mối quan hệ giữa âm vị và âm tố, đó là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói.

Các hình tố biểu hiện một hình vị được gọi là biến thể của hình vị đó. Ví dụ: hình vị chỉ số nhiều của tiếng Anh có các loại hình tố thể hiện nó là: -s, -es. Căn cứ để qui các hình tố nói trên vào một hình vị là chúng cùng biểu thị một nghĩa và sự sai biệt về ngữ âm của chúng có thể giải thích được bằng qui luật.

3. Nghĩa của hình vị

Theo ý kiến của E. Sapir, hình vị có thể biểu đạt ba loại ý nghĩa:

a. Nghĩa từ vựng (nghĩa vật chất):

Là nghĩa ứng với một phạm vi, một lĩnh vực nào đó trong hiện thực. Ý nghĩa từ vựng của hình vị khác ý nghĩa từ vựng của từ ở chỗ nó chưa được định hình bởi các nghĩa ngữ pháp nên nó là nghĩa từ vựng thuần khiết.

Ví dụ: căn tố complet- có nghĩa từ vựng “đầy đủ” nhưng chưa mang nghĩa ngữ pháp, ta không thể biết nó thuộc về từ loại nào. Trong các từ: books, unhappy, homely thì các hình vị mang nghĩa từ vựng là: book- , -happy, home- ...

b. Nghĩa phái sinh (nghĩa bổ sung):

Là nghĩa chính xác hóa, cụ thể hóa nghĩa từ vựng, làm biến đổi nghĩa của hình vị mang nghĩa từ vựng.

Ví dụ: un-, in- (unhappy, impossible) có nghĩa phái sinh là “không”, -er (worker) có nghĩa phái sinh là

“người”. Khi đưa hình vị mang nghĩa phái sinh vào từ, nghĩa từ vựng của từ sẽ thay đổi.

Ví dụ: teach: dạy teacher: người dạy (giáo viên) happy: hạnh phúc unhappy: bất hạnh

c. Nghĩa ngữ pháp:

- Nghĩa từ loại: là ý nghĩa xác định từ loại cho từ. Có hình vị mang nghĩa từ loại, ta sẽ xác định được complet- mang nghĩa từ loại nào:

complete (làm cho đầy đủ): -e là hình vị mang nghĩa “hoạt động” của từ loại động từ.

completion (sự làm đầy đủ): -ion là hình vị mang nghĩa “sự vật” của từ loại danh từ.

completive (đầy đủ): -ive là hình vị mang nghĩa “đặc trưng” của từ loại tính từ.

- Nghĩa quan hệ thể hiện mối quan hệ giữa các từ, giữa các cụm từ, giữa các đơn vị ngôn ngữ.

Ví dụ: hình vị -es trong từ goes biểu thị mối quan hệ giữa động từ này với các đại từ he, she ... Vậy -es là hình vị mang nghĩa quan hệ, nghĩa “ngôi 3, số ít”.

Nghĩa quan hệ không liên quan đến nghĩa từ vựng của từ, các dạng thức biểu hiện nó có thể gặp ở nhiều từ khác nhau.

Ví dụ: goes, teaches, works, reads ... nghĩa “ngôi 3, số ít” được biểu thị bằng -es, -s;

Nghĩa quan hệ và nghĩa phái sinh không có tính độc lập, chúng luôn đi kèm theo nghĩa từ vựng.

4. Các loại hình vị

Có nhiều cách phân loại hình vị:

a. Căn cứ vào nghĩa của hình vị, có thể chia hình vị làm hai loại:

- Căn tố là các hình vị mang nghĩa từ vựng. Căn tố là phần cơ bản của từ.

Ví dụ: căn tố work-, teach-. book-, love- trong các từ worker, teaching, books, lovely.

- Căn tố có khả năng đứng độc lập nên có thể xuất hiện tự do với tư cách là một từ độc lập. Các căn tố vừa kể trên có thể tự mình tạo thành một từ: work (làm), teach (dạy), book (sách), love (yêu) v.v... Do đó, căn tố còn được gọi là hình vị tự do.

- Phụ tố là các hình vị mang nghĩa phái sinh và nghĩa ngữ pháp.

Ví dụ: un-, -ly, -ness, -ion, -er, -ing, -s, -ed ... là các phụ tố trong các từ unlovely, goodness, completion, worker, reading, cats, wanted, ...

Phụ tố không có khả năng đứng độc lập nên phải đi kèm theo căn tố. Bởi vậy phụ tố được gọi là hình vị hạn chế.

Căn cứ vào vị trí của phụ tố đối với căn tố, có thể chia phụ tố thành nhiều loại. Có thể kể một số loại sau:

+ Tiền tố là phụ tố đứng trước căn tố.

Ví dụ 1: tiền tố in- (inaction - thiếu hoạt động) re- (rehear - nghe lại; rehouse - dời nhà) Ví dụ 2: các loại tiền tố trong tiếng Khmer:

ch- (chlơ - đặt lên trên) m- (mhôp - thức ăn) + Hậu tố là phụ tố đứng sau căn tố:

Ví dụ: -less (homeless) -ing (working) ...

+ Trung tố là phụ tố đứng giữa căn tố, nằm chen vào giữa căn tố.

Ví dụ: sulat (bức thư) → sumulat (viết thư)

b. Căn cứ vào chức năng của hình vị, có thể chia hình vị thành hai loại:

- Hình vị cấu tạo từ là các hình vị có chức năng tạo nên từ mới. Đó là các căn tố và các phụ tố cấu tạo từ:

Ví dụ 1: Căn tố hand có thể đứng một mình để cấu tạo ra các từ (a) hand; (to) hand

Căn tố hand có thể kết hợp với các phụ tố tạo ra các từ khác: handful (một nắm), handle (tay cầm), handler (người điều khiển máy), handy (tiện tay)

Ví dụ 2: Các phụ tố cấu tạo từ kết hợp với căn tố sẽ tạo nên từ mới:

care (sự cẩn thận) - careful (cẩn thận) host (chủ nhà) - hostess (bà chủ nhà)

danger (sự nguy hiểm) - dangerous (nguy hiểm) hear (nghe) - rehear (nghe lại)

Các phụ tố -ful, -ess, -ous, re- là các phụ tố cấu tạo từ.

- Hình vị cấu tạo hình thái của từ (được gọi là biến tố) là hình vị tạo ra các dạng thức (hình thái) ngữ pháp khác nhau của một từ.

Ví dụ 1: Căn tố work khi kết hợp với các biến tố sẽ tạo ra các dạng thức ngữ pháp của một từ:

works (-s: ngôi 3 số ít, thì hiện tại) working (-ing: hiện tại tiếp diễn) worked (-ed: quá khứ)

Ví dụ 2: từ worker gồm hai hình vị (căn tố work- và phụ tố cấu tạo từ -er) khi kết hợp với các biến tố sẽ tạo ra các dạng khác nhau của từ này:

worker-ỉ (hỡnh vị ỉ thể hiện số ớt) workers (-s: thể hiện nghĩa số nhiều) worker’s (-‘s: sở hữu cách, số ít) workers’ (-s’: sở hữu cách, số nhiều)

Hình vị cấu tạo hình thái của từ chỉ mang nghĩa quan hệ. Những hình vị mang nghĩa từ loại thường có cả nghĩa phái sinh nên chúng là các phụ tố cấu tạo từ.

II. PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ

Ở chương ba, chúng tôi đã đề cập đến một số cách cấu tạo từ mới. Sau đây là những phương thức cấu tạo từ quen thuộc và tiêu biểu trong các ngôn ngữ:

1. Phương thức phụ gia (Phương thức phái sinh, phương thức phụ tố)

Phương thức phụ gia là phương thức liên kết vào căn tố một hoặc vài phụ tố để tạo nên từ mới.

Ví dụ 1: Căn tố happy được kết hợp với phụ tố un- để tạo nên từ thứ hai cùng gốc: unhappy.

Ví dụ 2: Trong tiếng Êđê, thêm trung tố rơ- vào giữa từ, sẽ tạo ra từ khác mang nghĩa từ loại của danh từ:

bơsao (cãi nhau) - bơrơsao (sự cãi nhau)

bơmut (căm thù) - bơrơmut (sự căm thù)

Căn cứ vào loại phụ tố có thể phân biệt phép phụ gia thành:

- Phép phụ gia định hình từ loại là việc thêm vào căn tố một phụ tố để định hình từ loại. Trong tiếng Anh, khi thêm vào một phụ tố mang nghĩa từ loại, từ sẽ chuyển sang một từ loại khác.

Ví dụ: good - goodness (-ness: mang nghĩa sự vật của danh từ) care - careful ( -full mang nghĩa đặc trưng của tính từ)

- Phép phụ gia phái sinh ngữ nghĩa là sự kết hợp một phụ tố mang nghĩa phái sinh vào căn tố để tạo nên từ mới khác với căn tố (hoặc từ ban đầu) một số sắc thái nghĩa.

Ví dụ: thêm phụ tố re- mang nghĩa “trở lại” vào từ hear, ta sẽ có từ thứ hai cùng gốc: rehear (nghe lại).

home (nhà) - homeless (không nhà) - homely (đạm bạc, sơ sài)

Phương thức phụ gia là cách cấu tạo từ khá phổ biến trong các ngôn ngữ Ấn Âu, những ngôn ngữ có sự biến hình từ.

2. Phương thức ghép (phương thức hợp thành):

Phương thức ghép là phương thức ghép hai hình vị cùng loại với nhau để tạo nên một từ.

Ví dụ: book (sách) + case (thùng, tủ) → bookcase (tủ sách) - Ghép hai căn tố với nhau để tạo nên một từ:

black (đen) + board (bảng) → blackboard (bảng đen) break (bẻ gãy) + fast (đói) → breakfast (bữa ăn sáng) đất + nướcđất nước

xinh + đẹpxinh đẹp ...

- Ghép các hình vị mang nghĩa ngữ pháp với nhau để tạo nên một từ:

Ví dụ: + sao vì sao mặc + mặc dù 3. Phương thức láy

Láy là phương thức lặp lại toàn bộ hoặc bộ phận một hình vị, nhân hình vị đó lên một vài lần để tạo nên một từ.

Ví dụ: thưa → lưa thưa quanhloanh quanh...

Trong các ngôn ngữ Ấn Âu, phương thức láy được sử dụng rất hạn chế. Trong tiếng Anh, từ láy thường là những từ tượng thanh, gặp trong khẩu ngữ:

Ví dụ: quack - quack (tiếng vịt kêu), ping - pong (bóng bàn), tip-top (đỉnh cao)

Phương thức láy được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á.

4. Phương thức chuyển từ loại

Phương thức chuyển từ loại là phương thức giữ nguyên hình thức âm thanh, thay đổi chức năng và nghĩa từ loại của từ để tạo ra từ mới.

Ví dụ: a station (trạm, vị trí) - to station (đóng trạm) wet (ướt - tính từ) - to wet (làm ướt)

Khi từ thay đổi nghĩa từ loại, đồng thời từ cũng thay đổi cả cấu trúc nghĩa từ vựng. Bởi vậy trong ngữ pháp học, người ta cho rằng một vỏ ngữ âm ứng với hai nghĩa từ loại sẽ tạo ra hai từ khác nhau.

Phương thức chuyển từ loại thường gặp trong tiếng Anh và cũng rất phổ biến trong tiếng Việt:

muối (hạt muối) muối (muối dưa)

khó khăn (rất khó khăn) khó khăn (những khó khăn).

Một phần của tài liệu Dẫn luận ngôn ngữ TỔNG QUAN về NGÔN NGỮ và NGÔN NGỮ học (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w