Dựa vào mức độ cố định của cụm từ, người ta phân biệt cụm từ thành hai loại: cụm từ cố định và cụm từ tự do. Cụm từ cố định là đối tượng nghiên cứu của từ vựng học. Ngữ pháp học chỉ quan tâm đến cụm từ tự do.
Trong bài này, chúng tôi dùng thuật ngữ cụm từ để chỉ cụm từ tự do.
1. Khái niệm cụm từ
Cụm từ là tổ hợp từ hai thực từ trở lên có quan hệ ngữ pháp với nhau.
Ví dụ: áo lụa Hà Đông làm bài tập
Cụm từ có chức năng định danh như từ. Tuy có ý nghĩa cụ thể hơn, có cấu tạo phức tạp hơn nhưng cụm từ hoạt động trong lời nói như một từ. So sánh từ “áo” với cụm từ “áo lụa Hà Đông”, ta thấy cả hai đều gọi tên sự vật, tuy nhiên “áo” gọi tên sự vật trong dạng khái quát, “áo lụa Hà Đông” gọi tên sự vật trong dạng cụ thể.
Trong lời nói, cụm từ và từ trên có chức năng như nhau, hoạt động như nhau.
So sánh:
Áo đã bẩn / Áo lụa Hà Đông đã bẩn. (Cụm từ và từ đều là chủ ngữ) Mẹ giặt áo / Mẹ giặt áo lụa Hà Đông (Cụm từ và từ đều là bổ ngữ) 2. Phân loại cụm từ
Có nhiều cách phân loại cụm từ:
a. Dựa vào mức độ phức tạp về cấu tạo, người ta phân biệt hai loại cụm từ:
- Cụm từ đơn là những cụm từ mà mỗi thành tố của nó là một thực từ.
Ví dụ: sách thư viện mèo đen
- Cụm từ phức là những cụm từ mà thành tố của nó cũng là một cụm từ:
Ví dụ: mượn và trả sách thư viện ăn nhanh, đi chậm, hay cười
b. Dựa vào quan hệ ngữ pháp chính giữa các thành tố trong cụm từ, người ta phân biệt các loại cụm từ sau:
- Cụm từ đẳng lập là cụm từ trong đó các thành tố có quan hệ đẳng lập với nhau.
Ví dụ: đi trước, về sau.
- Cụm từ chính - phụ là cụm từ trong đó các thành tố có quan hệ chính - phụ.
Ví dụ: cái bàn vuông bằng gỗ xoan đào ấy đẹp như một bông hoa
Căn cứ vào từ loại của từ làm thành tố chính, có thể chia cụm từ chính phụ thành các loại sau:
+ Cụm danh từ. Ví dụ: hai người này + Cụm động từ. Ví dụ: đọc sách và báo + Cụm tính từ. Ví dụ: đông người
+ Cụm số từ. Ví dụ: hơn ba mươi một chút + Cụm đại từ. Ví dụ: ất cả chúng tôi
- Cụm từ chủ - vị là cụm từ trong đó các thành tố có quan hệ chủ vị với nhau.
Ví dụ: bé ngủ mùa xuân về II. CÂU
1. Khái niệm câu
Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng thông báo một sự việc, một ý kiến, một tình cảm, một cảm xúc ...
Khái niệm trên có hai điểm cần lưu ý:
a. Câu là đơn vị có khả năng thông báo.
Nhờ đặc điểm này, có thể phân biệt câu với những đơn vị nhỏ hơn nó (từ, hình vị, âm vị ... không có chức năng thông báo).
Khả năng thông báo về hiện thực khách quan hay về tình cảm chủ quan được gọi là tính tình thái. Theo quan niệm truyề thống, tính tình thái được chia làm hai loại:
- Tính tình thái khách quan là cách biểu hiện mối quan hệ của điều được thông báo đối với hiện thực khách quan (có thật hay không có thật, có thể hay không có thể, tất yếu hay ngẫu nhiên ...)
Ví dụ: Nhiều tiền (có thật)
Giá mà nhiều tiền nhỉ! (không có thật)
- Tính tình thái chủ quan là cách biểu hiện thái độ của người nói đối với điều được thông báo (tin hay không tin, đồng ý hay không đồng ý, đánh giá, biểu cảm ...)
Ví dụ: Sao mà ồn thế! (thể hiện thái độ không đồng ý, sự khó chịu với hiện thực “ồn”)
Giá mà nhiều tiền nhỉ! (thể hiện sự mong muốn, ước mơ hiện thực “nhiều tiền” sẽ xảy ra)
Tính tình thái được thể hiện bằng ngữ điệu (ngữ điệu nghi vấn, cảm thán, tường thuật ...), bằng từ tình thái như các động từ tình thái (dám, định, muốn ...), phó từ tình thái (lắm, quá, rất ...), trợ từ tình thái (à, ư, nhỉ, nhé ...), bằng dạng thức nhân xưng của động từ.
Ví dụ: Trong phát ngôn “Anh đi ư ?” ta biết được hiện thực “anh đi” chưa xảy ra, người nói tỏ thái độ nửa luyến tiếc, nửa nghi vấn. Tính tình thái đó được thể hiện bằng ngữ điệu nghi vấn và từ tình thái “ư”.
b. Trong các đơn vị có chức năng thông báo (văn bản, đoạn văn, câu), câu là đơn vị nhỏ nhất.
2. Câu và phát ngôn
Câu là đơn vị ngôn ngữ có tính trừu tượng, chỉ có thể nhận thức được thông qua các biến thể của nó trong lời nói. Các biến thể này gọi là các phát ngôn.
Phát ngôn là đơn vị lời nói, là sự hiện thực hóa của câu.
Ví dụ: “Tôi đọc sách” là một phát ngôn vì nó có tính cụ thể, tính vật chất: phát ngôn trên được cấu tạo bằng các đơn vị âm thanh, ta có thể nghe thấy được, nó chứa một nội dung cụ thể, do một cá nhân nào đó phát ra trong một hoàn cảnh nhất định. Phát ngôn “Tôi đọc sách” có chứa một câu. Đó là tất cả những điểm chung cho người bản ngữ về cấu trúc và tình thái câu.
Qua những phát ngôn tương tự “Tôi đọc sách”, ta rút ra được một mô hình trừu tượng của câu ở bậc ngôn ngữ: S – V – O (S: chủ ngữ, V: vị ngữ, O: bổ ngữ).
Sử dụng mô hình câu S – V – O ta có thể tạo ra vô số các phát ngôn khác nhau về thành phần từ vựng cụ thể, khác nhau về sự lấp đầy hay bỏ trống các vị trí trong mô hình như:
Tôi đọc sách.
Mèo bắt chuột.
Cách mạng tháng Mười thành công đã mở ra kỷ nguyên mới cho các dân tộc Xô Viết.
Tôi ăn.
Đọc sách (trả lời cho câu hỏi: “Bạn làm gì thế?”)
Qua các ví dụ trên, có thể thấy câu chỉ thực hiện được chức năng thông báo khi các vị trí trong mô hình câu được lấp đầy bằng các đơn vị từ vựng cụ thể. Trở thành phát ngôn, câu mới chuyển tải những thông tin về hiện thực và thái độ của người nói trước hiện thực đó.
Quan hệ giữa câu và phát ngôn cũng tương tự như quan hệ giữa âm vị và âm tố, hình vị và hình tố ..., là quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói.
3. Bình diện kết cấu cú pháp của câu:
Trên bình diện này người ta thường nghiên cứu các hình thức tổ chức câu: các mô hình câu, sự phân đoạn ngữ pháp của câu, phân loại câu theo cấu trúc.
Quan hệ ngữ pháp chính trong câu là quan hệ chủ - vị. Quan hệ chủ -vị tạo nên trung tâm kết cấu câu.
Ví dụ: Áo này đẹp lắm C V
Căn cứ vào quan hệ ngữ pháp trong câu, người ta tách ra thành phần chính và thành phần phụ của câu:
- Thành phần chính là các đơn vị gắn với nhau theo quan hệ chủ–vị. Đó là chủ ngữ và vị ngữ.
- Thành phần phụ của câu là những đơn vị phụ thuộc vào thành phần chính, bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính. Thành phần phụ có thể bổ nghĩa cho cả cụm chủ-vị hoặc chỉ làm rõ, bổ sung nghĩa cho vị ngữ hoặc chủ
ngữ. Tùy theo mối quan hệ giữa phần phụ với phần chính nào trong câu mà người ta phân biệt: trạng ngữ, biệt lập ngữ, bổ ngữ, định ngữ ...
Đối với các ngôn ngữ biến hình, vị ngữ là thành phần biểu thị bằng động từ ở hình thái nhân xưng, chủ ngữ là thành phần được biểu thị bằng danh từ ở cách một (tiếng Nga) ... Trong tiếng Việt, các dấu hiệu hình thái được thay thế bằng dấu hiệu hình thức cho phù hợp với thực tế như khả năng kết hợp, khả năng trả lời cho câu hỏi (ví dụ: vị ngữ có thể trả lời các câu hỏi: làm gì? như thế nào?; chủ ngữ trả lời cho các câu hỏi ai?, cái gì? ...) 4. Bình diện thông báo của câu
Trên bình diện thông báo, câu được xem xét với tư cách là một đơn vị hoạt động, đơn vị chức năng, được sử dụng trong giao tiếp.
Thực hiện chức năng thông báo, câu trở thành các phát ngôn.
Phát ngôn có cách tổ chức nội dung thông báo riêng nhằm đáp ứng nhiệm vụ giao tiếp trong các ngữ cảnh, tình huống giao tiếp cụ thể.
Phát ngôn thường gồm hai thành phần chính:
- Phần nêu (theme): là phần nêu lên cái đã biết hoặc cái dễ nhận biết. Phần nêu là xuất phát điểm của thông báo, từ đó người nói bắt đầu thông báo của mình.
- Phần báo (rheme): là trọng tâm của thông báo, là cái mới, cái chưa biết.
Căn cứ để xác định phần nêu và phần báo là ngữ cảnh và tình huống giao tiếp. Các phát ngôn dù có mô hình cấu trúc cú pháp, thành phần từ vựng như nhau nhưng xuất hiện trong những ngữ cảnh và tình huống giao tiếp khác nhau thì sẽ có phần nêu và phần báo
khác nhau.
Ví dụ: (Xuân thế nào?) Xuân đi Pháp.
Nêu Báo
(Xuân đi đâu?) Xuân đi Pháp.
Nêu Báo
(Ai đi Pháp?) Xuân đi Pháp.
Báo Nêu
(Có điều gì mới không?) Xuân đi Pháp.
Báo
Có thể đưa ra một số dấu hiệu hình thức hỗ trợ cho sự phân tích phát ngôn thành phần nêu và phần báo như sau:
(a) Ngữ điệu: phần báo được nhấn mạnh hơn phần nêu.
(b) Hư từ: phần báo được đánh dấu bằng một số hư từ nhất định. Trong tiếng Việt, các hư từ sau thường báo hiệu sự bắt đầu của phần báo:
- các trợ từ nhấn mạnh: chính, chỉ, ngay, cả, đích ...
Ví dụ: Chính Xuân đi Pháp.
Báo Nêu - từ “là”
Ví dụ: Giáo sư ghét nhất là sự lười biếng.
Báo
- các phó từ chỉ thời gian hay sự tiếp diễn: đã, sẽ, đang, cứ, cũng, vẫn ...
Ví dụ: Hôm qua, đội tuyển Việt Nam đã về đến Hà Nội.
Báo
(c) Khả năng lược bỏ: phần báo là phần không thể lược bỏ, phần nêu có thể lược bỏ.
Ví dụ: Trả lời câu hỏi “Đoàn đại biểu đến bao giờ?”, ta có thể lược phần nêu, chỉ trả lời phần báo “Hôm qua, lúc 8h00.”
(d) Sự trùng lặp hoặc tương liên về nghĩa biểu vật với một thành phần của phát ngôn đứng trước.
Phần nêu biểu thị những sự vật, hiện tượng, tình huống đã được nhắc tới hoặc có thể suy ra từ những phát ngôn trước đó. Phần báo là phần còn lại. Xét hai câu mở đầu một câu chuyện cổ sau:
“Ngày xưa có một người đàn bà nghèo sinh được ba cô con gái.
Bà rất thương yêu các con ...”
Nêu Báo Nêu Câu thứ nhất là câu mở đầu câu chuyện, cả câu là phần báo.
Câu thứ hai có những phần có thể suy ra từ phát ngôn đứng trước: “bà” chỉ “người đàn bà nghèo”, “các con”
chỉ “ba cô con gái”, đó là phần nêu, “rất thương yêu” là phần báo.
5. Phân loại câu:
Có nhiều cách phân loại câu:
a. Phân loại câu theo cấu trúc cú pháp:
Căn cứ vào các đặc điểm cấu trúc câu, người ta thường phân biệt các loại câu sau:
- Câu đơn: là câu chỉ có một cụm chủ-vị.
Ví dụ: Em bé đã ngủ rồi.
C V
- Câu phức là câu chứa từ hai cụm chủ-vị trở lên.
Ví dụ: Nếu nó làm thì tôi cũng làm.
b. Phân loại câu theo mục đích giao tiếp:
Trong lời nói, người ta có thể dùng các phát ngôn để đạt được những mục đích giao tiếp khác nhau như:
- mục đích hỏi của người nói.
- mục đích nêu yêu cầu, nguyện vọng của người nói.
- mục đích bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói.
- mục đích kể lại các sự kiện hiện tượng ...
Tương ứng với các mục đích trên là các kiểu câu, phát ngôn dưới đây:
- Câu / phát ngôn nghi vấn:
Ví dụ:- Tại sao đến giờ mà nó vẫn chưa về?
- Câu / phát ngôn cầu khiến:
Ví dụ:- Đi đi!
- Hãy đứng dậy và trả lời câu hỏi - Câu / phát ngôn cảm thán:
Ví dụ:- Thôi, chết rồi!
- Kinh khủng quá!
- Câu / phát ngôn tường thuật:
Ví dụ: Hôm qua, trời rét đậm.
c. Phân loại câu theo đặc điểm quan hệ giữa nội dung của chúng với hiện thực:
Căn cứ vào đặc điểm của mối quan hệ giữa nội dung câu với hiện thực, ta có thể phân loại câu, phát ngôn thành hai loại:
- Câu / phát ngôn khẳng định là câu hoặc phát ngôn xác nhận hoặc có thiên hướng xác nhận sự tồn tại của sự vật, đặc trưng, sự việc ... trong hiện thực hay mong muốn chúng tôn tại trong hiện thực.
Ví dụ: - Trời nắng, nóng quá!
- Bên kia sông có bán nhiều loại hoa.
- Câu / phát ngôn phủ định là câu hoặc phát ngôn không xác nhận, không có thiên hướng xác nhận hoặc không mong muốn một điều nào đó diễn ra.
Ví dụ: - Nó không về quê.
- Có bao giờ tôi đi xem phim đâu!
- Nó mà đẹp gì!