Phân tích, đánh giá về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021-2030 HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 32 - 44)

Huyện Cô Tô cũng như các huyện ven biển khác cả nước cũng đang phải chịu hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu. Tác động của biến đổi khí hậu liên quan đến môi trường đất, nước và ảnh hưởng đến sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện thể hiện trên các mặt sau đây:

- Biến đổi khí hậu gây rối loạn chế độ mưa nắng, nguy cơ nắng nóng nhiều hơn, lượng mưa thay đổi, lượng dinh dưỡng trong đất bị mất nhiều hơn trong suốt các đợt mưa dài. Những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, thời điểm mưa và những thay đổi về hình thái trong chu trình nước: mưa - nước bốc hơi đều dẫn đến sự thay đổi cơ chế ẩm trong đất, lượng nước ngầm và các dòng chảy, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đảm bảo an ninh

lương thực tại chỗ.

- Biến đổi khí hậu làm cho nước biển dâng, ảnh hưởng làm thu hẹp một số khu vực quỹ đất hiện nay của huyện.

- Với sự nóng lên trên toàn lãnh thổ làm cho phạm vi thích nghi của cây trồng của huyện bị thu hẹp thêm; tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, lan truyền dịch bệnh vật nuôi.

- Nhiệt độ tăng kết hợp với ánh sáng dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp, tăng cường đồng hóa của cây xanh, tuy vậy chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng có thể giảm do độ ẩm giảm. Nguy cơ tiệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài động thực vật quý hiếm có thể bị suy kiệt.

- Sự nghèo kiệt, suy thoái của các nguồn tài nguyên đất, nước, rừng do biến đổi khí hậu và do sự bất cẩn của con người trong quá trình sử dụng đã làm cho các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp ngày một gia tăng. Những vấn đề đó đặt ra cho các cấp, các ngành trong huyện phải có các giải pháp ứng phó nhằm hạn chế tác động xấu đến sản xuất, đồng thời phục hồi tài nguyên để sử dụng có hiệu quả đi đôi với việc cải thiện môi trường để phát triển bền vững.

III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT 3.1. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Cô Tô đã từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các tiêu cực, phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng trên địa bàn huyện, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ, kế hoạch của ngành, ở các mặt sau:

a. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành

Với mục tiêu cụ thể hóa và tổ chức thực hiện tốt các chính sách và pháp luật về đất đai từ Trung ương đến địa phương, Phòng Tài nguyên - Môi trường và Nông nghiệp huyện Cô Tô đã tham mưu cho ban chấp hành Đảng bộ, UBND

huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về đất đai. Đồng thời, thực hiện việc tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân có thể nắm bắt kịp thời các chính sách của Nhà nước về vấn đề đất đai. Tham gia ý kiến xây dựng dự thảo các văn bản chính sách liên quan thuộc phạm vi ban hành của tỉnh, ngành...

b. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Hồ sơ về địa giới hành chính của các xã, thị trấn đều được lưu trữ, quản lý cả ở dạng giấy và ở dạng số để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong quản lý và sử dụng. Việc sử dụng các loại hồ sơ, tư liệu đảm bảo đúng quy định pháp luật.

c. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất

- Tình hình đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai: Việc đo đạc lập bản đồ địa chính các xã, thị trấn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2018. Trên cơ sở bản đồ địa chính được nghiệm thu, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo phòng chuyên môn ký hợp đồng với đơn vị tư vấn (Công ty Cổ phần khảo sát và đo đạc Miền Bắc và Trung tâm kỹ thuật tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ninh) phối hợp Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn triển khai công tác cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính.

Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng theo định kỳ của Luật Đất đai. Thực hiện tổng kiểm kê đất đai năm 2019 cấp huyện, cấp xã đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của 3/3 xã, thị trấn và cấp huyện.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 trên địa bàn toàn huyện đã được biên tập bằng công nghệ số.

Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Đến nay đã xây dựng được bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Cô Tô theo đúng quy định và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

d. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện thực hiện tuân thủ các nguyên tắc, căn cứ, trình tự, nội dung mà pháp luật đất đai quy định. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm (2016, 2017, 2018, 2019, 2020); điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện đến năm 2020 được Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.

- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm được xây dựng căn cứ trên Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện đến năm 2020 của huyện Cô Tô, phần lớn có sự thống nhất với quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10.000 huyện Cô Tô giai đoạn 2012 đến 2025 và tầm nhìn ngoài năm 2025, quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có sử dụng đất. Điều chỉnh quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất huyện đã thể hiện một cách đầy đủ, chi tiết phù hợp với mục tiêu phát triển chung trong từng thời kỳ, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích sử dụng khác nhau.

- Đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

+ Kết quả thực hiện các chỉ tiêu theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất về cơ bản đạt được một số chỉ tiêu chủ yếu mà Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, trong đó có nhiều chỉ tiêu sử dụng đất đạt cao như đất chuyên trồng lúa nước là 109,54%, đất nuôi trồng thủy sản 117,31%, đất quốc phòng 111,38%, đất phát triển hạ tầng 169,09%, đất ở tại đô thị 115,35%. Thông qua thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo quỹ đất để đấu giá đất giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tăng thu ngân sách.

+ Tồn tại, vướng mắc: Có chỉ tiêu sử dụng đất đạt kết quả rất thấp như:

Đất cơ sở tín ngưỡng 4,28%; đất lâm nghiệp đạt 82,92% so với quy hoạch việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng chưa đạt yêu cầu. Còn nhiều vấn đề tồn tại, bức xúc như: Một số điểm quy hoạch không đúng với hiện trạng sử dụng đất do sai sót quá trình rà soát, một số địa điểm có sự sai khác giữa kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch chung xây dựng dẫn đến bất cập là người dân được phép chuyển mục đích sang đất ở theo kế hoạch sử dụng đất nhưng không được cấp

phép xây dựng nhà ở do không phù hợp quy hoạch chung xây dựng. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất được xây dựng trên nền bản đồ hiện trạng trước thời kỳ lập bản đồ địa chính nên độ chính xác về vị trí so với hiện trạng chưa cao...

e. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Quá trình thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích đất đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đất đai.Trong giai đoạn 2020-2021 trên địa bàn huyện Cô Tô không có trường hợp có quyết định thu hồi đất mà không đưa vào sử dụng, có khoảng 180 trường hợp với diện tích 3,16ha được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa đưa vào sử dụng ( chủ yếu là đất ở). Kết quả công tác này trong thời gian từ ngày 01/01/2016 đến nay như sau:

+ Về công tác giao đất:

Thực hiện giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với đất ở thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất 49 trường hợp, 0,84 ha và không đấu giá quyền sử dụng đất cho 16 trường hợp, 0,33 ha.

+ Về công tác thuê đất: Cho phép hộ gia đình, cá nhân thuê đất qua hình thức đấu giá (đất nuôi trồng thủy sản) cho 46 trường hợp.

+ Về công tác chuyển mục đích sử dụng đất: Cho phép hộ gia đình cá nhân chuyển mục đích từ các loại đất vườn liền kề đất ở, đất nông nghiệp trong khu dân cư sang đất ở là 178 trường hợp, 3,32 ha. Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ sang thực hiện các công trình dự án phải trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua là 4,47 ha đất trồng lúa và 22,52 ha đất rừng phòng hộ cho 24 công trình, dự án trên địa bàn huyện.

- Đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất:

+ Kết quả đạt được: Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và bước đầu phát huy nguồn lực của đất đai trong phát triển

của huyện.

+ Tồn tại, vướng mắc: Tình trạng đất được giao cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất chậm đưa đất vào sử dụng hoặc không triển khai thực hiện dẫn đến lãng phí đất đai, tốn thời gian, cản trở việc sử dụng đất của những người sử dụng đất có nhu cầu thực sự.

- Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất: Diện tích đất đã đấu giá quyền sử dụng đất ở là 0,84 ha, đấu giá quyền thuê đất nuôi trồng thủy sản là 46,0 ha, số tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất, quyền thuê đất khoảng 25,7 tỷ đồng;

cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất đảm bảo đúng quy định pháp luật đất đai năm 2013.

f. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Công tác thu hồi đất, lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, giải quyết đơn thư kiến nghị có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện đảm bảo quy định của pháp luật đất đai năm 2013 và các nghị định của chính phủ, quyết định của UBND tỉnh.

Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2020 trên địa bàn huyện đã thu hồi đất để thực hiện 16 dự án với tổng diện tích bị thu hồi 41,53 ha, trong đó diện tích thu hồi từng loại đất là: Đất ở 0,5 ha, đất nông nghiệp 35,80 ha, đất khác 5,23 ha, ảnh hưởng đến 272 hộ gia đình, cá nhân với tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ khoảng là 22,26 tỷ đồng; số hộ tái định cư 02 hộ với diện tích 390,3 m2.

- Đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện bồi thường, tái định cư:

+ Kết quả đạt được: Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được quan tâm, chỉ đạo thực hiện theo các quy định, chính sách đã ban hành của tỉnh được cụ thể hóa cơ bản phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; Với sự cố gắng của các cấp, các ngành, cùng với những điểm mới trong chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã nhận được sự ủng hộ của người dân; do vậy công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải phóng mặt bằng cho các công trình dự án trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, đẩy nhanh thời gian tạo mặt bằng sạch để thực hiện các dự án trọng điểm của huyện

như: Nâng cấp mở rộng đường xuyên đảo giai đoạn 1, giai đoạn 2; Nâng cấp mở rộng đường xuyên đảo Thanh Lân; Nâng cấp mở rộng Trung tâm Y tế huyện...

Đặc biệt, đối với các dự án giao thông trọng điểm đều có sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân trong việc tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước để thực hiện các công trình này.

+ Tồn tại, vướng mắc: Việc xác định giá đất nông nghiệp theo giá thị trường để tính bồi thường còn gặp nhiều khó khăn do giá chuyển nhượng đất nông nghiệp thuần ở khu vực nông thôn không đủ thông tin, trong khi theo quy định của Luật đất đai 2013 thì giá bồi thường được xác định phù hợp với thị trường và không còn chính sách hỗ trợ như các quy định trước đây (trừ đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp);

g. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất bằng hình thức đăng ký trên giấy đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Tuy nhiên việc đăng ký đất đai lần đầu chỉ thực hiện người dân có nhu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công tác đăng ký biến động đất đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính được thực hiện tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện và đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành. Công tác này có các thủ tục chủ yếu là: chuyển quyền sử dụng đất (chuyển nhượng, tặng cho, thừa kề); chỉnh lý chuyển mục đích sử dụng đất, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình, cá nhân tính đến ngày 30/9/2020 cụ thể như sau: Tổng số giấy đã cấp theo bản đồ địa chính là 1.806 giấy/6.636 giấy cần cấp, chiếm 28,375% số giấy cần cấp, trong đó: Cấp đổi được 1.742 giấy/5405 giấy cần cấp, chiếm 32,23% số giấy cần cấp; Cấp mới được 64 giấy/961 giấy cần cấp, chiếm 6,66% số giấy cần cấp.

- Đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

+ Kết quả đạt được: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại trong quản lý và sử dụng đất; tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện các quyền; giải quyết có hiệu quả tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh việc bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất; nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật đất đai của người dân.

+ Tồn tại, vướng mắc: Tiến độ cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo bản đồ địa chính trên địa bàn huyện thực hiện rất chậm so với tiến độ đề ra, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính rất thấp. Việc sử dụng nguồn vốn cho công tác cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính không đạt hiệu quả cao.

Một số vị trí chồng lấn giữa đất người dân sử dụng ổn định và quy hoạch đất quốc phòng đã được các cơ quan chức năng thống nhất ranh giới nhưng bên quốc phòng chưa thực hiện cắm mốc lại, gây khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng.

h. Thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê đất đai các năm 2016, 2017, 2018 và kiểm kê đất đai năm 2019 được UBND huyện, UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện tốt, đúng quy định, hướng dẫn tại Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 (được thay thế bởi Thông tư 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018). Kết quả kiểm kê đất đai đã được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu, phê duyệt.

Diện tích đất tự nhiên năm 2019 là 5.367,98 ha tăng 363,05 ha so với năm 2016 (do đo đạc theo bản đồ địa chính), trong đó đất nông nghiệp là 2.777,68 ha, giảm 8,06 ha so với năm 2014; đất phi nông nghiệp là 1.423,7 ha, tăng 229,51 ha; đất chưa sử dụng là 1.166,6 ha, tăng 141,59 ha.

Qua đợt kiểm kê đất đai 2019 và thống kê hàng năm để các cấp, các

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021-2030 HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 32 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w