PHẦN III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
2.5. Chính sách tạo nguồn vốn từ đất
- Sử dụng nguồn thu từ đất trước tiên phải giành một phần thỏa đáng để cải tạo đất, điều tra, đánh giá phân loại đất.
- Xác định giá đất hợp lý nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách, đảm bảo công bằng xã hội và khuyến khích sản xuất.
- Rà soát đánh giá đúng các đối tượng sử dụng đất, đặc biệt là các đối tượng thuê đất. Tiếp tục rà soát tăng cường quản lý đất đai đối với các tổ chức, cá nhân thuê đất để tránh thất thu,… Mọi đối tượng thuê đất đều phải nộp tiền thuê đất đầy đủ và kịp thời. Rà soát thường xuyên việc sử dụng đất của các đơn vị, tổ chức được nhà nước giao đất để có kế hoạch sử dụng hợp lý, tránh hiện tượng lãng phí về đất đai.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN
Quy hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, nhằm đáp ứng nhu cầu cho các ngành thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh - quốc phòng, là cơ sở khoa học và pháp lý để quản lý sử dụng đất có hiệu quả tiết kiệm. Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 đã thực hiện đầy đủ tính chất này.
Phương án được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp lý: Luật Đất đai 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…
Xuất phát từ thực tế sử dụng đất, nghiên cứu sử dụng nhiều nguồn tài liệu, số liệu, bản đồ của các ngành các cấp về tình hình sử dụng đất và đánh giá tài nguyên đất đai. Số liệu hiện trạng sử dụng đất là số liệu pháp lý để thực hiện công tác quy hoạch.
Quy hoạch đất đai là công tác có ý nghĩa thực tiễn và khoa học, tạo tiền đề cho việc lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất từ cấp xã đến cấp huyện, tỉnh và toàn quốc nhằm giải quyết những tồn tại về ranh giới hành chính, chi tiết hoá được từng đơn vị sử dụng đất đai. Từ đó là cơ sở để giải quyết việc giao cấp đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai. Do đó quy hoạch đất đai là công tác rất quan trọng và cần thiết, là cơ sở cho việc thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai, làm căn cứ cho việc xây dựng pháp chế về quản lý đất đai.
Từ kết quả xây dựng phương án Lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 của huyện Cô Tô, có thể rút ra những kết luận chính sau:
1. Tính đến 31/12/2020, huyện Cô Tô có tổng diện tích tự nhiên là 5.367,98 ha, trong đó đất nông nghiệp có 2.764,79 ha, chiếm 51,51 % tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 1.439,34 ha, chiếm 26,81 % tổng diện
tích tự nhiên, đất chưa sử dụng là 1.163,85 ha, chiếm 21,68 % tổng diện tích tự nhiên.
2. Kết quả tính toán xây dựng phương án quy hoạch đến năm 2030, cơ cấu sử dụng đất của toàn huyện sẽ có những thay đổi đáng kể.
- Diện tích đất nông nghiệp là 2.310,12 ha, chiếm 42,95 % tổng diện tích tự nhiên, giảm 454,67 ha so với hiện trạng, trong đó: Đất trồng lúa giảm 107,68 ha, đất trồng cây hàng năm khác giảm 52,72 ha, đất trồng cây lâu năm giảm 80,47 ha, đất rừng phòng hộ giảm 248,20 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản tăng 34,40 ha.
- Đất phi nông nghiệp là 2.228,46 ha chiếm 41,43 % tổng diện tích tự nhiên, tăng 789,12 ha so với hiện trạng, trong đó: Đất an ninh tăng 1,50 ha; đất cụm công nghiệp tăng 17,90 ha; đất thương mại dịch vụ tăng 322,28 ha; đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng 5,07 ha; đất phát triển hạ tầng tăng 194,35 ha; đất có di tích lịch sử, văn hóa tăng 0,13 ha; đất bãi thải, xử lý chất thải tăng 9,00 ha; đất ở tại nông thôn tăng 122,06 ha; đất ở tại đô thị tăng 14,49 ha; đất xây dựng trụ sở cơ quan tăng 4,33 ha; đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp tăng 0,31 ha; đất cơ sở tôn giáo tăng 3,06 ha; đất nghĩa trang nghĩa địa tăng 7,02 ha; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm tăng 43,06 ha; đất sinh hoạt cộng đồng giảm 0,51 ha; đất khu vui chơi, giải trí công cộng tăng 25,40 ha;
đất mặt nước chuyên dùng tăng 19,68 ha.
- Đất chưa sử dụng được đưa vào sử dụng 323,74 ha. Do đó đến năm 2030 diện tích đất chưa sử dụng còn lại là 840,10 ha, chiếm 15,62 % tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện.
Để đạt được những mục tiêu trên, Đảng bộ và chính quyền huyện Cô Tô cần phải có chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp, đồng thời phải có những biện pháp thực hiện tích cực để huy động được các nguồn nhân lực, tài lực, vật lực nhằm khai thác hết tiềm năng của huyện. Bên cạnh nhân tố nội lực, nguồn hỗ trợ từ bên ngoài cũng rất quan trọng, không thể thiếu, mà trước hết là sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh.
II. KIẾN NGHỊ
- Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và UBND tỉnh Quảng