I. Mục đích yêu cầu:
A. Kiến thức :
- Nắm được nội dung bài tập đọc.
- Hiểu cách tổ chức một cuộc họp.
B. Kỹ năng :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai: chú lính, lắc đầu, từ nay...
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu: Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm. (Đặc biệt nghỉ hơi đúng ở đoạn chấm câu sai)
- Đọc đúng các kiểu câu .
- Phân biệt được lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (bác Chữ A, đám đông, Dấu
Chấm)
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Nắm được nội dung của bài:
+ Hiểu được tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung (được thể hiện dưới hình thức khôi hài): Đặt dấu câu sai sẽ làm sai lạc nội dung, khiến câu và đoạn văn rất buồn cười.
+ Hiểu cách tổ chức một cuộc họp. (Yêu cầu chính)
C. Thái độ : Biết dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
II.Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ nội dung bài học
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng ghi diễn biến cuộc họp
- Bảng nhóm cho các nhóm ghi từng câu thể hiện diễn biến cuộc họp
III. Các hoạt động dạy học:
TG Nội dung Hoạt động của GV Hoạt đông của HS PT
5
1
I. . KTBC:
II. BàI MớI
1. Giới thiệu
bài:
- Kể chuyện : Người lính dũng cảm
?Qua câu chuyện em có cảm nghĩ
gì ?
- Nhận xét.
- Chúng ta đã biết dấu câu có vai trò quan trong như thế nào khi viết. Câu chuyện vui Cuộc họp của chữ viết không chỉ cho thấy rõ hơn điều này
mà còn giúp các em biết cách tổ chức cuộc họp.
- HS kể.
- Chúng ta phải biết dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi của mình...
- Nhận xét.
- HS nghe.
Phòng GD và ĐT quận hoàng mai
Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ
------
Kế hoạch bài học
Môn: Tập đọc – kể chuyện
Tiết số:….. Tuần:5 Ngày: ……./……../……….
Tên bài dạy:
15
8
2. Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu:
b. HD HS luyện
đọc kết hợp giải
nghĩa từ:
3. Hướng dẫn
tìm hiểu bài:
- Ghi tên bài
- GV đọc mẫu cả bài.
- Giọng người dẫn chuyện : hóm hỉnh
- Giọng bác chữ A: hóm hỉnh
- Giọng Dấu Chấm : rõ ràng, rành mạch
- Giọng đám đông: khi ngạc nhiên (Thế nghĩa là gì?), khi phàn nàn (ẩu thế nhỉ !)
- YC HS đọc 2 lần nối tiếp.
- GV theo dõi, chú ý sửa từ ngữ mà
HS phát âm sai.
- GV hướng dẫn HS chia bài thành
4 đoạn, lưu ý ngắt nghỉ hơi đúng.
Riêng với đoạn văn đặt sai dấu chấm câu của Hoàng, cần theo đúng cách ngắt câu của Hoàng:
- Thưa các bạn! // Hôm nay chúng
ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. // Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. // Có đoạn văn / em viết thế này: // "Chú lính bước vào đầu chú. // Đội chiếc mũ sắt dưới chân. // Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi. //
- YC HS đọc.
- Nhận xét.
- YC HS đọc.
? Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?
- HS đọc nối tiếp từng câu :2 lượt.
- 4 HS đọc lại 4 đoạn.
- HS đọc theo nhóm:
Tổ 1-đoạn 1; Tổ 2- đoạn 2; Tổ 3-đoạn 3;
Tổ 4- đoạn 4.
- Các tổ đọc đồng thanh nối tiếp
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- 1 HS đọc đoạn 1,
cả lớp theo dõi trongSGK
Bảng phụ
1
4. Luyện đọc lại.
5 .Củng cố, dặn
dò
? Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng? .
-GV: Đây là một chuyện vui nhưng được viết theo đúng trình tự của một cuộc họp thông thường trong cuộc sống hàng ngày. Chúng mình cùng tìm hiểu trình tự của một cuộc họp.
- GV phát phiếu thảo luận kẻ sẵn bảng cho các nhóm, phát thẻ bìa cho
5 nhóm đại diện ghi 5 diễn biến chính
- GV nhận xét, chốt
? Câu chuyện có những nhân vật nào?
- GV hỏi:
+ Lời dẫn chuyện bạn đã đọc với giọng vui vẻ, hóm hỉnh hay tình cảm, nhẹ nhàng?
+ Bạn đọc giọng chữ A như thế nào?
+ Giọng của dấu chấm có giống với giọng đọc của chữ A không?
- GV và cả lớp bình chọn người đọc hay nhất
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS ghi nhớ trình tự của một cuộc họp thông thường.
- Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng. Bạn này không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết những câu văn rất kì quặc.
- 1 HS đọc thành tiếng các đoạn còn lại, cả lớp đọc thầm, TLCH
– HS thảo luận, ghi lại kết quả
- 5 nhóm lên dán bìa
- HS khác nhận xét
- HS đọc lại đáp án.
- Ba HS đọc theo 3 vai, cả lớp đọc lời của đám đông.
- HSTL
- Một vài nhóm đọc lại bài theo vai.
- 3-4 HS thi đọc hay toàn bài.
Bảng nhóm
*Rút kinh nghiệm bổ sung:………
………
………
………
………
………