I. Mục đích yêu cầu:
A. Kiến thức :
- Nắm được nội dung bài.
- Hiểu nghĩa một số từ : sếu, u sầu, nghẹn ngào
Phòng GD và ĐT quận hoàng mai
Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ
------
Kế hoạch bài học
Môn: Tập đọc
Tiết số:….. Tuần:8 Ngày: ……./……../……….
Tên bài dạy:
B. Kỹ năng :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : lùi dần, lộ rõ, sôi nổi...
- Đọc đúng các kiểu câu: câu kể, câu hỏi.
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật (đám trẻ, ông cụ).
- Biết ngắt hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ
2. Rèn kĩ năng đọc, hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài
- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản
C. Thái độ : Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng
chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt
và cuộc sống đẹp hơn.
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi câu dài
- Tranh minh hoạ
III. Các hoạt động dạy học:
TG Nội dung Hoạt động của GV Hoạt đông của HS PT
5
1
15
I. . KTBC:
II. BàI MớI
1. Giới thiệu
bài:
2. Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu:
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài : Bận
? Vì sao mọi người, mọi
vật bận mà vui?
? Em có cảm nghĩ gì khi
đọc bài thơ này?
- GV nhận xét.
Hôm nay chúng ta sẽ tập đọc bài Các em nhỏ và cụ già để thấy được tình cảm,
sự quan tâm của các bạn nhỏ và tác dụng của sự quan tâm đó đối với một cụ già đang buồn khổ, lo âu.
- GV đọc mẫu cả bài.
- Giọng người dẫn chuyện:
chậm rãi ở đoạn 1; buồn, cảm động ở các đoạn sau.
- Những câu hỏi của các bạn nhỏ ở đoạn 2 : lo lắng;
ở đoạn 3 : lễ độ, ân cần.
- Giọng ông cụ : buồn,
- 3 HS đọc.
- HSTL
- Nhận xét.
- HS theo dõi SGK, đọc thầm, gạch ngắt hơi, nhấn giọng
8
b. HD HS luyện
đọc kết hợp giải
nghĩa từ:
3. Hướng dẫn
tìm hiểu bài:
nghẹn ngào.
- YC HS đọc 2 lần nối tiếp.GV sửa lỗi phát âm sai
*Lần 1: Cho HS hiểu nghĩa của các từ trong từng đoạn:
+ Đoạn 1: sếu.
+ Đoạn 2: u sầu.
+ Đoạn 4: nghẹn ngào.
- YC HS đặt câu với từ u sầu, nghẹn ngào.
*Lần 2: GV lưu ý HS đọc đúng câu hỏi, câu cảm ở trong bài.
- GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn
- GV nhận xét, sửa lỗi nếu cần
- GV treo bảng phụ ghi câu dài, HS nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng
- GV lưu ý HS đọc đúng câu cảm, câu gọi.
- YC HS đọc.
- Nhận xét.
- GV treo tranh,YC HS quan sát
a) Các bạn nhỏ đi đâu?
b) Điều gì trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại ? c) Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?
d) Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
e) Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ cảm thấy nhẹ nhõm hơn?
g) Chọn tên cho câu chuyện.
- YC HS đặt tên cho
- HS đọc nối tiếp từng câu: 2 lượt.
- HS nêu nghĩa từ
- HS đặt câu với từ u sầu, nghẹn ngào.
- 5 HS đọc đoạn
- HS khác nhận xét
- HS luyện đọc theo nhóm 4
- 2 nhóm đọc nối tiếp đoạn
- HS khác nhận xét
- 1 HS đọc lại bài
- HS quan sát.
- đi về nhà sau 1 cuộc dạo
chơi vui vẻ
- Các bạn gặp 1 cụ già đang
ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu.
- Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu. Các bạn muốn giúp đỡ ông cụ.
- Cụ bà bị ốm nặng, đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua khỏi
- Ông thấy nỗi buồn được chia sẻ/ ông cảm thấy đỡ cô đơn vì
có người cùng trò chuyện/
Ông cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ…
- HS đặt tên chuyện theo ý
Bảng phụ
Tran h
1
5.Nhậnxét,dặndò
chuyện và giải thích vì sao con đặt tên đó.
h) Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
=> Các bạn trong câu
chuyện không giúp được
cụ già nhưng cụ vẫn cảm
ơn các bạn vì các bạn đã làm cho cụ thấy lòng nhẹ hơn. Như vậy, sự quan tâm, thông cảm giữa người với người là rất cần thiết.
kiến của mình.
VD: + “Những đứa trẻ tốt
bụng” vì được các bạn nhỏ trong truyện tốt và giàu tình thương người. Các bạn nhỏ đã chia sẻ với ông cụ nỗi buồn, làm cụ thấy lòng nhẹ hơn.
+ Đặt tên truyện là “Chia sẻ”.
+ Ông cụ đã cảm ơn các bạn nhỏ quan tâm tới cụ, làm lòng
cụ ấm lại nên đặt tên truyện là
“Cảm ơn các cháu”.
- Con người phải quan tâm giúp đỡ nhau/ Sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau là rất cần thiết và đáng quý.
*Rút kinh nghiệm bổ sung:………
………
………
………