CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX
1.8 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Liên quan đến đề tài nghiên cứu, có thể kể đến một số các công trình nghiên cứu có liên quan như:
1. Đỗ Việt Thái Bình (2018), “Hoàn thiện hoạt động marketing mix của Công ty Interflour Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về hoạt động marketing trong doanh nghiệp, nêu rõ các khái niệm về marketing mĩ và 4 nội dung cơ bản của hoạt động marketing mix bao gồm: chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách xúc tiến hỗn hợp;
đề cập đến những yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động marketing mix của doanh nghiệp. Tiếp đó, tác giả trình bày quá trình hình thành, phát triển và quy
mô hoạt động của Công ty Interflour Việt Nam; khái quát thông tin của đối thủ cạnh tranh, những điểm mạnh, yếu của các đối thủ trên thị trường. Thực trạng hoạt động marketing mix của Công ty, những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing. Các hoạt động marketing của Công ty một phần cũng chứng tỏ hiệu quả của nó đối với hoạt động kinh doanh, tuy nhiên các hoạt động marketing còn những hạn chế nhất định cần phải hoàn thiện.
2. Hoàng Trọng Hòa (2019), “Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix của nhãn hàng sữa tươi thanh trùng tại công ty cổ phần LoThaMilk”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Trong thời gian gần đây, ngành sữa Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và thị trường sữa
17
tươi tiếp tục được kỳ vọng sẽ tăng trong nhiều năm tới; số lượng các công
ty kinh doanh trong ngành cũng có dấu hiệu gia tăng, bên cạnh đó, hơn nữa các doanh nghiệp, nhãn hiệu sữa ngoại cũng đang có những kế hoạch thâm nhập vào thị trường. Mặt khác, khi đời sống xã hội được nâng cao thì vấn đề thực phẩm sạch và an toàn hiện đang là mối quan tâm bậc nhất của người tiêu dùng; đối với sản phẩm từ sữa, họ có xu hướng lựa chọn sữa tươi sạch, nguyên chất, không chất bảo quản, tốt cho sức khỏe. Vì vậy, tập trung cho các hoạt động Marketing sản phẩm của doanh nghiệp lại trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Thấy được tiềm năng của thị trường, công ty cổ phần Lothamilk đã đầu tư, phát triển sản phẩm sữa tươi thanh trùng Lothamilk và mở rộng hơn nữa quy mô hoạt động ở nhiều tỉnh thành. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh gay gắt từ những hãng sữa khác và việc chưa có các giải pháp hiệu quả cho hoạt động marketing sản phẩm sữa tươi thanh trùng nên số lượng khách hàng biết đến sản phẩm sữa này không nhiều. Vì thế, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing mix cho nhãn hàng sữa tươi thanh trùng của Lothamilk” nhằm phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp Marketing cho sản phẩm tại thị trường này. Mục tiêu: Xác định các giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix của nhãn hàng sữa tươi thanh trùng tại Công ty
Cổ phần LoThaMilk. Phương pháp: sử dụng kết hợp dữ liệu thứ cấp, kết quả khảo sát thị trường và phỏng vấn chuyên gia. Kết luận và hàm ý: nâng cao hiệu quả trong kinh doanh và góp phần duy trì, phát triển thương hiệu Lothamilk ngày một vững mạnh trên thị trường
3. Lê Thanh Hoa (2018), “Xây dựng và phát triển thương hiệu gốm sứ Đông Triều Quảng Ninh”, khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học văn hóa Hà Nội.
Đề tài mong muốn cung cấp thêm kiến thức về xây dựng cũng như phát triển thương hiệu tại Việt Nam và đặc biệt là các làng nghề gốm hiện nay. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì sự cạnh tranh hàng hóa, cạnh tranh để
18
tồn tại trở nên mạnh mẽ hơn, vì vậy những thông tin về thương hiệu giờ đây rất cần thiết trong mọi lĩnh vực đời sống. Nâng cao sức cạnh tranh của gốm sứ Đông Triều với các làng nghề, các dịch vụ khác. Giúp nâng cao sản phẩm để ngày càng đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng. Sản phẩm ngày được tiêu thụ tốt, làng nghề phát triển trở thành một thương hiệu vững mạnh. Giúp thương hiệu quảng bá sản phẩm gốm sứ Đông Triều, tìm kiếm thêm nhiều thị trường mới và nhất là ở nước ngoài. Đem lại công việc, thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Từ đây, đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân được nâng cao hơn. Phát triển làng nghề trở thành địa điểm du lịch lý tưởng cho du khách, thu hút thêm lượng khách đến với tỉnh Quảng Ninh. Phương pháp là sử dụng phương pháp phân tích, quan sát và so sánh. Kết luận là nâng hiệu quả phát triển thương hiệu, giúp mọi người biết đến làng nghề gốm Quảng Ninh nhiều hơn nữa.
4. Mạc Thị Thái (2018), “Hoạt động marketing của gốm Chu Đậu Hải Dương”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội. Bẳng phương pháp phân tích và tìm kiếm tác giả đã cho biết Gốm Chu Đậu – Hải Dương là một dòng gốm cổ cao cấp nhất Việt Nam thế kỉ XIV – XV. Nhưng do biến cố thăng trầm của lịch sử gốm Chu Đậu đã đi vào quên lãng gần năm thế kỉ. Vì thế để khôi phục lại vị thế như ban đầu là một việc khó khăn. Tuy nhiên, tác giả vẫn chọn hoạt động Marketing để giúp Chu Đậu khôi phục lại vị trí của mình, hoạt động Marketing sẽ giúp cho gốm Chu Đậu tìm ra các điểm mạnh nhất của mình để có thể cạnh tranh được với các dòng gốm khác, chiếm được thị phần nhiều hơn trên thị trường. Đồng thời sẽ giúp cho gốm Chu Đậu xây dựng được thương hiệu của mình, và được đông đảo quần chúng trong và ngoài nước biết đến. Để mỗi khi nhắc đến gốm Chu Đậu người ta sẽ nghĩ ngay đến dòng gốm đẹp, cao cấp. Mục đích nghiên cứu của tác giả là nghiên cứu hoạt động Marketing
19
của gốm Chu Đậu, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động Marketing của gốm Chu Đậu. Từ đó có thể giúp cho gốm Chu Đậu ngày càng phát triển.
20