MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty tnhh cường phát (Trang 81 - 88)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC MARKETING CỦA CÔNG TY

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC

Trong những năm qua, mặc dù công ty rất cố gắng để khắc phục được những khó khăn về mặt chủ quan lẫn khách quan thì công ty vẫn tồn tại những khó khăn. Cho nên, những khó khăn về mặt chủ quan thì công ty cần chú trọng hơn nữa về giải pháp cho từng yếu tố:

73

3.3.1 Giải pháp về sản phẩm – thương hiệu

Qua kết quả khảo sát 93 khách hàng, ta thấy rằng ở yếu tố “Sản phẩm đáp ứng được nhu cầu khách hàng”, yếu tố “Sản phẩm có mẫu mã đa dạng” và yếu tố

“Sản phẩm tạo được sự khác biệt so với sản phẩm khác” hiện đang có số điểm rất thấp so với các yếu tố còn lại (2.6022, 2.8387 và 2.9247). Công ty cần phải

có những giải pháp nâng cao chiến lược phát triển sản phẩm hơn nữa. Cụ thể là:

 Bên cạnh việc nâng cao chất lượng cho sản phẩm chủ lực là gốm sứ cao cấp, Công ty tổ chức các chương trình nghiên cứu thị trường để cải tiến mẫu mã cho phù hợp, đặc biệt là các thị trường quan trọng như Châu Âu, Bắc Mỹ. Kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, kết hợp giữa lao động thủ công và cơ khí để tạo ra các sản phẩm tinh xảo, kết tinh những nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam và những yếu tố hiện đại. Hình thành các liên kết giữa làng nghề với các cơ quan trong và ngoài nước để phát triển sản phẩm mới của gốm sứ mỹ nghệ.

Hình 3.1: Showroom trưng bài sản phẩm Gốm sứ Cường Phát tại Quận 1,

Tp.HCM

(Nguồn: Internet)

74

 Chương trình thương hiệu cần được coi như một giải pháp lớn đề phát triển làng nghề gốm sứ mỹ nghệ Bình Dương. Trong các hoạt động xây dựng thương hiệu, phải tạo ra sự khác biệt hóa sản phẩm trên nền chất liệu của địa phương, đặc trưng văn hóa vùng miền, phát huy vai trò của các nghệ nhân, kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại. Tìm sự trợ giúp từ các cơ quan nghiên cứu (công nghệ và thương hiệu). Tiến hành đăng ký thương hiệu và xây dựng các chương trình truyền thông tích hợp

để quảng bá thương hiệu. Gắn phát triển làng nghề gốm mỹ nghệ với ngành du lịch, để quảng bá thương hiệu, sản phẩm.

3.3.2 Giải pháp về giá cả

Với số điểm TB tương đối cao của các yếu tố về giá, trừ yếu tố “Luôn có mức giá riêng cho khách hàng thân thiết” thì có mức điểm khá thấp so với các yếu tố còn lại. Điều này cho thấy rằng, Cường Phát vẫn chưa có chính sách đãi ngộ đối với những khách hàng thân thiết của mình. Để có thể phát triển hơn nữa công ty cần phải có những chính sách về giá như:

 Luôn có chiết khấu từ 5 -10% cho những khách hàng thường xuyên mua sản phẩm, những khách hàng có thẻ VIP của Công ty và khách hàng mua

hàng với hóa đơn từ 5.000.000 trở lên.

 Làm thẻ tích điểm cho khách hàng mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi

ích cần thiết như: dễ dàng quản lí được thông tin khách hàng, xây dựng được lòng trung thành cho khách hàng, tăng giá trị đơn hàng và thu hút được khách hàng mới. Nâng cấp hạn thẻ Bạc, Vàng, Kim Cương khi đạt được giá trị tối đa của thẻ.

 Tạo App trên điện thoại tích điểm cho khách hàng mỗi khi mua sản phẩm của Công ty. Sau đó đổi điểm để lấy quà tặng, tạo được sự hứng thú cho khách hàng mỗi khi mua sản phẩm.

75

 Ưu đãi sinh nhật, giảm giá 20% cho những khách hàng mua hàng trong tháng sinh nhật của mình và có quà tặng kèm, đem đến sự quan tâm cho khách hàng

3.3.3 Giải pháp về phân phối

Qua kết quả khảo sát thấy rằng ở yếu tố “Dễ dàng tìm thấ các sản phẩm gốm

sứ Cường Phát trên khắp Việt Nam” và yếu tố “Các kênh phân phối trực tiếp như siêu thị, family mart, mall,…” hiện đang đang có số điểm là 2.7742 và 3.3226, khá thấp so với các yếu tố còn lại. Công ty cần phải:

 Trong giải pháp phân phối, không chỉ tập trung nâng cao hoạt động xuất khẩu, công ty cần tập trung vào kênh phân phối trực tiếp trong nước như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi,… đưa ra chiến lược làm cho giá thành của sản phẩm thấp tạo lợi thế cạnh tranh về giá, nhưng vẫn giữ nguyên được chất lượng.

 Tiếp tục duy trì 3 kênh phân phối cũ là: phân phối trực tiếp, thông qua đại

lý, nhà bán sỉ, bán lẻ. Thêm vào đó cần phải tăng cường thêm phương tiện vận chuyển, đặc biệt là đầu tư cho các phương tiện vận chuyển tuyến đường xa và tìm kiếm thêm đại lý, có chính sách chiết khấu hấp dẫn cho đại lý phân phối sản phẩm của Công ty.

 Xây dựng thêm các nơi trưng bày sản phẩm tại các tỉnh lẻ miền Tây, miền Trung và hệ thống nhiều chi nhánh rộng khắp trên cả nước. Tại các đô thị trung tâm như: TP.HCM, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp đều có nhiều chi nhánh của công ty hiện diện. Ngoài ra, Cường Phát cần xây dựng nhóm tiếp thị giới thiệu sản phẩm tại các tỉnh Tây Nguyên.

3.3.4 Giải pháp về xúc tiến

Qua kết quả khảo sát, ta thấy rằng ở yếu tố “Luôn tham gia vào các triễn lãm

và hội chợ thương mại quốc tế” và yếu tố “Sử dụng quà tặng để khuyến khích

76

khách hàng” hiện đang đang có số điểm là 2.7527 và 2.8710 thấp so với các yếu

tố còn lại. Công ty cần phải tham gia nhiều hơn vào các hội chợ triễn lãm đồ mỹ nghệ, gốm sứ trong những trong nước mà tiến ra thị trường nước ngoài, bên cạnh

đó công ty cần phải khuyến khích khách hàng bằng cách luôn có quà tặng đi kèm khi mua sản phẩm gốm của công ty. Từ đó làm cho khách hàng hứng thú hơn trong việc mua hàng và tạo được lòng tin từ họ. Cu thể là:

 Thúc đẩy hoạt động Marketing để quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm. Hoàn thiện thêm các chương trình marketing hỗn hợp. Tổ chức thêm các hội chợ và triễn lãm về các sản phẩm gốm sứ cho khách hàng dễ lựa chọn, tổ chức cho học sinh tham quan nhà máy và tự tay làm ra sản

phẩm gốm sứ bằng chính bàn tay của mình.

 Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thị trường cho các làng nghề. Có giải pháp chế tài sự lũng đoạn thị trường của các trung gian xuất khẩu. Mời các chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty ở các tỉnh ngoài khu vực để mở rộng thị trường, nâng cao trang web Công ty để giới thiệu, quảng bá về sản phẩm.

77

Hình 3.2: Hình ảnh các em học sinh học tập tại nhà máy Gốm sứ

Cường Phát (Nguồn: Internet)

 Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp cần được đào tạo và nâng cao chuyên môn bán hàng để đạt được các mục tiêu về số lượng sản phẩm bán ra hằng ngày và doanh thu đạt được định kì mỗi tháng tốt hơn, giúp họ nâng cao kĩ năng tiếp thị và bán hàng cho mỗi nhân viên.

 Xây dựng thương hiệu từ chất lượng sản phẩm tốt, để tạo ấn tượng cho khách hàng bằng thương hiệu Cường Phát nên dập nổi tên công ty trên mỗi sản phẩm, chọn cách tạo dựng thương hiệu bằng sự tín nhiệm của khách hàng khi truyền thông tin về sản phẩm của công ty, thương hiệu của công ty sẽ được khách hàng biết đến thông qua mẫu mã sản phẩm.

 Cuối cùng, công ty Cường Phát nên tổ chức tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, tặng quà thăm hỏi và giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn,

từ đó góp phần giúp công ty được nhiều người biết đến và có cảm tình hơn

về các sản phẩm của mình.

3.3.5 Giải pháp về công nghệ sản xuất

Phối hợp sở khoa học - công nghệ môi trường Bình Dương tham quan các Công ty, cơ sở sản xuất đang áp dụng kỹ thuật mới sử dụng mô hình lò nung liên tục từ Trung Quốc, lò Hoffman ở các tỉnh Tây Ninh, Dăklăk, Buôn Ma Thuột, Hưng Yên… qua đó học hỏi kinh nghiệm từ các công ty này trong việc chuyển giao công nghệ và đào tạo đội ngũ nguồn nhân công quản lý, vận hành công nghệ mới.

Để cho chất lượng sản phẩm được ổn định như hiện nay, Công ty cần phải tiếp tục duy trì và tăng cường khả năng dự trữ nguồn nguyên nhiên liệu tốt nhất cho sản xuất, cần phải cân nhắc kỹ mặt chất lượng của nguyên liệu khi mua đất dùng làm nguyên liệu ở những địa điểm mới.

78

Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và bày bản hơn nữa về tin học, điện

tử sản xuất. Từ đó, thác một cách triệt để vào hoạt động quản lý và hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Áp dụng máy móc thiết bị hiện đại thay thế sản xuất bằng thủ công, máy móc thô sơ lạc hậu.

79

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty tnhh cường phát (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)