CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MARKETING – MIX CHO CÁC SẢN PHẨM GỐM SỨ CỦA CÔNG TY TNHH CƯỜNG PHÁT
2.4 THỰC TRẠNG MARKETING – MIX CHO CÁC SẢN PHẨM GỐM SỨ CỦA CÔNG TY TNHH CƯỜNG PHÁT
SỨ CỦA CÔNG TY TNHH CƯỜNG PHÁT
Theo số liệu điều tra và đánh giá bằng hình thức khảo sát với 100 mẫu bao gồm khách là doanh nghiệp và cá nhân, thì thu về được 93 mẫu đã sử dụng sản phẩm của Cường Phát. Bằng công cụ phân tích là phần mềm SPSS và kĩ thuật phân tích là thống kê mô tả giúp công ty thấy được cảm nhận của khách hàng về sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến, cụ thể như sau:
Chiến lược sản phẩm (Product)
Theo kết quả khảo sát của 93 khách hàng sử dụng và đánh giá yếu tố sản phẩm gốm sứ của Cường Phát:
Bảng 2.4: Bảng đánh giá yếu tố sản phẩm
N Minimum Maximum Mean Std.
Deviation
Sản phẩm gốm sứ Cường
Phát có chất lượng tốt 93 1.00 5.00 4.1935 .83741 Sản phẩm đáp ứng được
nhu cầu khách hàng 93 2.00 5.00 2.6022 .79591
47
Sản phẩm có mẫu mã đa
dạng 93 1.00 5.00 2.8387 1.21843
Sản phẩm được đóng gói
chắc chắn 93 2.00 5.00 4.0753 .83713
Sản phẩm tạo được sự khác
biệt với sản phẩm của đối
thủ
93 1.00 5.00 2.9247 1.12517
Valid N (listwise) 93
Qua đó ta thấy rằng ở yếu tố “Sản phẩm đáp ứng được nhu cầu khách hàng”, yếu tố “Sản phẩm có mẫu mã đa dạng” và yếu tố “Sản phẩm tạo được sự khác biệt so với sản phẩm khác” hiện đang có số điểm rất thấp so với các yếu tố còn lại (2.6022, 2.8387 và 2.9247). Công ty cần phải đẩy mạnh hơn nữa vào khâu mẫu mã và nắm bắt được nhu cầu khách hàng. Cụ thể là:
Đến nay, sản phẩm của gốm sứ Cường Phát chỉ có trên 5.000 chủng loại với đa số sản phẩm là đồ dùng gia đình, chưa có nhiều mẫu mã sản phẩm trang trí nhà cửa và quà tặng khách hàng. Các mặt hàng tiêu biểu của công
ty chỉ bao gồm như chén, ly, tách trà,… chưa có bước đột phá mạnh mẽ trong việc tạo ra sản phẩm thu hút người tiêu dùng.
Về chất lượng của sản phẩm với số điểm được khách hàng đánh giá cao với số điểm là 4.1935 đã được chứng minh khi liên tục nhiều năm liền gốm sứ Cường Phát được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lương cao” và hàng loạt huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế.
48
Hình 2.11: Sản phẩm tiêu biểu của gốm sứ Cường Phát
(Nguồn: Internet)
Hình 2.12: Gốm Sứ Cao Cấp Cường Phát đã được vinh danh – Nhãn hiệu nổi
tiếng Việt Nam năm 2018.
(Nguồn: Internet)
49
Mỗi năm Cường Phát đã gửi khắp thế giới các “câu chuyện gốm sứ” chứa trong sản phẩm của mình làm từ 3.000 – 5.000 tấn vật liệu. Riêng hàng xuất khẩu đã có tới 3.000 mẫu mã khác nhau. Trên mỗi sản phẩm của gốm
sứ Gốm sứ Cường Phát đều có in hình và tên công ty trên sản phẩm, nhầm gây ấn tượng và lưu giữ một vị trí quan trọng trong lòng khách hàng.
Chiến lược giá (Price)
Theo kết quả khảo sát của 93 khách hàng sử dụng và đánh giá yếu tố phân phối sản phẩm gốm sứ của Cường Phát thì:
Bảng 2.5: Bảng đánh giá yếu tố về giá
N Minimum Maximum Mean Std.
Deviation
Giá cả phù hợp với
chất lượng sản phẩm 93 1.00 5.00 4.3763 .95455
Giá sản phẩm được
niêm yết, không tăng
giá đột ngột
93 2.00 5.00 4.4839 .77478
Giá cả thu hút được
khách hàng tìm năng 93 1.00 5.00 3.9355 1.20512
Giá cả hợp lí đối với
từng hàng hóa so với
thị trường
93 1.00 5.00 3.7849 1.42836
Luôn có mức giá riêng
cho khách hàng thân
thiết
93 1.00 5.00 2.6774 1.46080
50
Valid N (listwise) 93
Theo kết quả phân tích ta có thể có thể dễ dàng thấy được rằng đa phần các yếu tố về giá đều có số điểm TB tương đối cao, trừ yếu tố “Luôn có mức giá riêng cho khách hàng thân thiết” thì có mức điểm khá thấp so với các yếu tố còn lại, cụ thể:
Ở thời điểm hiện tại, Cường Phát vẫn chưa có nhiều chính sách ưu đãi tốt dành cho khách hàng thân thiết cũng như khách hàng thường xuyên mua sản phẩm của mình. Dù là khách nào thì Cường Phát vẫn đưa ra một mức giá niêm yết và cố định. Không tạo được hứng thú trong lòng khách hàng
và dần dần đánh mất họ.
Chi phí nguyên vật liệu là một bộ phận trong giá thành sản phẩm.Việc tăng, giảm giá cả nguyên vật liệu đều có ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:
Công ty TNHH Cường Phát đã mua trước một số mỏ khai thác cung cấp nguyên liệu sét, cao lanh để giảm chi phí đầu vào khi phải thông qua trung gian hay thông qua nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Như vậy, giá các yếu tố đầu vào sẽ giảm, giúp sản phẩm của Công ty Cường Phát có sự cạnh tranh về giá so với các công ty sản xuất cùng loại sản phẩm trong nước.
Trong trường hợp giá nguyên vật liệu cao, công ty phải chấp nhận mức lợi nhuận thấp hơn dự kiến để giữ nguyên giá thành sản phẩm, thu hút khách hàng. Tuy nhiên, xét trong dài hạn thì mặt bằng giá bán sản phẩm trên thị trường sẽ điều chỉnh tăng lên để bù đắp cho sự tăng giá của nguyên vật liệu. Khi đó doanh thu tăng và công ty có thể đạt mức lợi nhuận dự kiến
51
Ngoài ra, Công ty TNHH Cường Phát còn một ưu thế cạnh tranh về giá hơn các công ty nước ngoài khác đang cạnh tranh tại thị trường EU là các công ty của Việt Nam được hưởng MFN và GSP của EU từ đó thuế đánh vào sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam sẽ được giảm thuế, vì vậy đã phần nào nâng tính cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty Cường Phát.
Chiến lược phân phối (Place):
Theo kết quả khảo sát của 93 khách hàng sử dụng và đánh giá yếu tố phân phối sản phẩm gốm sứ của Cường Phát thì:
Bảng 2.6: Bảng đánh giá yếu tố phân phối
N Minimum Maximum Mean Std.
Deviation
Dễ dàng thấy được các
sản phẩm gốm sứ
Cường Phát trên khắp
Việt Nam.
93 1.00 5.00 2.7742 1.18989
Nhiều công ty hợp tác
phân phối sản phẩm 93 1.00 5.00 4.1075 .94940
Nhiều nhà hàng, quán
ăn nhập sản phẩm gốm
sứ Cường Phát đễ sử
dụng
93 2.00 5.00 4.2151 .88280
Đa phần nguồn hàng
được xuất khẩu ra khắp
trên thế giới
93 1.00 5.00 4.1505 .90825
52
Các kênh phân phối
trực tiếp như siêu thị,
family mart,….
93 1.00 5.00 3.3226 1.44584
Valid N (listwise) 93
Qua đó ta thấy rằng ở yếu tố “Dễ dàng tìm thấ các sản phẩm gốm sứ Cường Phát trên khắp Việt Nam” và yếu tố “Các kênh phân phối trực tiếp như siêu thị, family mart, mall,…” hiện đang đang có số điểm là 2.7742 và 3.3226, khá thấp
so với các yếu tố còn lại, cụ thể:
Cường Phát từ lâu đã chú trọng đến thị trường nước ngoài và xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng rất lớn (80%) trong hoạt động tiêu thụ hàng hoá của công ty. Từ đó cho thấy thị trường trong nước như Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đến nhiều, đa số sản phẩm của Cường Phát chỉ bán tại các showroom trưng bày và tại các trung tâm thương mại. Khách hàng khó tìm mua được sản phẩm tại nhiều nơi.
Cường Phát vẫn chưa đẩy mạnh vào công tác phân phối sản phẩm gốm sứ qua các các nhà trung gian bán sản phẩm hay các kênh phân phối trực tiếp như ở siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi nên rất ít các địa phương biết đến sản phẩm của Cường Phát. Cần phải có những chính sách phát triển sản phẩm ở thị trường trong nước mạnh hơn nữa vì đây chính là nơi có nhiều khách hàng công ty muốn hướng tới.
Ngoài ra, để thực hiện kế hoạch doanh thu nội địa đạt 60% Công ty TNHH Cường Phát thực hiện việc mở các văn phòng đại diện ở Hà Nội, Tp.HCM..., đồng thời giới thiệu sản phẩm của Công ty qua các cuộc triễn lãm, các Festival thương hiệu,...
53
Trong giai đoạn từ 2015-2017, để chủ động hội nhập, công ty đã đầu tư trên 300 tỷ đồng, thực hiện các dự án mới nhằm gia tăng thị phần gốm sứ xuất khẩu trong xu thế đất nước bước vào WTO. Một trong những dự án chiến lược của Công ty là Showroom gốm sứ cao cấp Cường Phát, nơi trưng bày và quảng bá các sản phẩm cũng như quy trình sản xuất của Cường Phát đến với khách hàng trong và ngoài nước.
Hiện Cường Phát vẫn tiếp tục hướng tới những thị trường khó tính với chiến lược đẳng cấp hàng hiệu. Còn riêng ông Ngọc Bạch (TGĐ Công ty) vẫn tin rằng khi đời sống người dân khá lên, sản phẩm Cường Phát sẽ gần gũi hơn với người tiêu dùng nội địa vì giá thành sẽ phản ánh đúng chất lượng sản phẩm.
Song song với thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu của Cường Phát không ngừng phát triển, mở rộng, ở châu Âu có Pháp, Đức, Cộng hòa Séc, Thụy Điển, Thụy Sĩ, thị trường Mỹ, châu Á có Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, Malaysia, Singapore,…
Hình 2.13: Lý Ngọc Bạch- Giám Đốc, Công Ty TNHH Cường Phát
(Nguồn: Internet)
54
Chiến lược xúc tiến (Promotion):
Theo kết quả khảo sát của 93 khách hàng đánh giá yếu tố xúc tiến sản phẩm gốm sứ của Cường Phát thì:
Bảng 2.7: Bảng đánh giá yếu tố xúc tiến
N Minimum Maximum Mean Std.
Deviation
Luôn tham gia các hội
chợ và triễn lãm thương
mại quốc tế
93 1.00 5.00 2.7527 1.62625
Góp mặt ở Festival Gốm
sứ Việt Nam 93 1.00 5.00 4.4086 .91172
Gốm sứ Cường Phát
truyền thông trung thực 93 1.00 5.00 3.9892 .89071
Tổ chức sự kiện ra mắt
sản phẩm mới 93 1.00 5.00 3.6667 1.38575
Sử dụng quà tặng đễ
khuyến khích khách hàng 93 1.00 5.00 2.8710 1.36115 Valid N (listwise) 93
Qua đó ta thấy rằng ở yếu tố “Luôn tham gia vào các triễn lãm và hội chợ thương mại quốc tế” và yếu tố “Sử dụng quà tặng để khuyến khích khách hàng” hiện đang đang có số điểm là 2.7527 và 2.8710 thấp so với các yếu tố còn lại, cụ thể:
55
Công ty vẫn còn hạn chế và chưa tham gia nhiều các hội chợ và triễn lãm thuơng mại quốc tế tại nhiều nước để quảng bá thương hiệu và tìm kiếm đối tác. Vì đây mới chính là cách tiếp thị có hiệu quả và đem lại nhiều khách hàng mới về tiềm năng qua đó giúp thị trường công ty được mở rộng.
Cường Phát chỉ tham gia giới thiệu sản phẩm của mình qua các cuộc triễn lãm, các Festival thương hiệu trong nước như Festival Gốm sứ Việt Nam- Bình Dương 2010 (tháng 9/2010 - là một trong những lễ hội lớn nhất ở miền Nam hướng đến kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội),…
Cường Phát vẫn chưa có những chiến lược tặng quà cho khách hàng vào các dịp quan trọng hay sự kiện nổi bật của công ty. Từ đó không đem lại cảm tình cho khách hàng và không có dấu ấn nổi bật trong lòng của họ.
Công ty đã xây dựng uy tín và hình ảnh thương hiệu bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Năm 2010, đạt kỷ lục Việt Nam với “Bình hoa có dáng hình trống đồng lớn nhất Việt Nam”. Năm 2014, đạt kỷ lục Việt Nam với “Ấm mạ vàng lớn nhất Việt Nam”.
Hình 2.14: “Quốc bình Thăng Long” – Bình hoa hình dáng trống đồng lớn nhất
do Cường Phát thực hiện tại Festival gốm sứ Việt Nam.
56
(Nguồn: Internet)