CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH
2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan
2.3.1 Các nghiên cứu ngoài nước
IMF (1998) đưa ra chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính vĩ mô của một quốc gia theo 2 khía cạnh, 4 yếu tố chính và 19 chỉ số. Cụ thể 2 khía cạnh là “sức mạnh kinh tế và môi trường chính sách; và đánh giá khu vực tài chính”; 4 yếu tố chính
là sức mạnh và hoạt động kinh tế, năng lực hành chính và hiệu quả chính sách, cán cân thanh toán quốc tế và ảnh hưởng của bên ngoài, hoạt động và phát triển tài chính. 19 chỉ tiêu bao gồm: GDP thực/đầu người, quy mô kinh tế và mức độ phát triển (GDP thực và tốc độ tăng trưởng kinh tế, triển vọng tăng trưởng kinh tế (tốc độ tăng trưởng của GDP bình quân đầu người, ổn định kinh tế (biến động của GDP bình quân đầu người và tỷ lệ thất nghiệp), hiệu quả của chính sách tài khóa (tỷ lệ thay đổi nợ chính phủ/GDP), mức nợ chính phủ (gánh nặng nợ của chính phủ/GDP), chi phí tài chính ( chi phí nợ của chính phủ), khả năng chi trả
nợ (nghĩa vụ nợ trên kim ngạch xuất khẩu), rủi ro vỡ nợ (tỷ lệ nợ công/GDP), sự phụ thuộc vào nước ngoài (tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP), thu và chi tài khóa (thâm hụt ngân sách/GDP), lạm phát và ổn định giá trị tiền tệ (CPI).
Grib (2015) nêu các chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính ở Krasnoyarsk Territory (Krai) bao gồm 2 nhóm chỉ tiêu với 12 tiêu chí đo lường cụ thể và đơn
vị đo lường cũng như ngưỡng giá trị của từng tiêu chí. Cụ thể (i) nhóm chỉ tiêu các yếu tố quyết định ngân sách và an ninh thuế khu vực bao gồm các chỉ tiêu như: tỷ lệ thâm hụt ngân sách, tỷ lệ nợ công, tỷ lệ tăng trưởng, tổng số tiền thuế,
tỷ lệ tiền được hỗ trợ từ tiền thuế quốc gia (ii) nhóm chỉ tiêu các yếu tố quyết định an ninh tài chính của khu vực bao gồm: tỷ lệ vốn đầu tư trong tổng vốn, tỷ
số đổi mới của tài sản cố định, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập với tốc độ tăng trưởng của chi tiêu tiêu dùng, Tỷ lệ giá trị thị trường của tài sản so với thu nhập trung bình hàng năm của gia đình v.v. Từ các chỉ tiêu này, tác giả làm cơ sở cho đánh giá thực trạng an ninh tài chính ở Krai.
Chen.X (2015) đánh giá an ninh tài chính ở Trung Quốc dựa vào phân tích và điều tra sức mạnh và hoạt động kinh tế trong và ngoài nước, cán cân thanh toán
quốc tế và ảnh hưởng bên ngoài, năng lực hành chính của chính phủ, chính sách tài khóa, chính sách tài chính, hoạt động tài chính và mức độ phát triển, khả năng kiểm soát tài chính.
IMF (2017) nêu Bộ chỉ số lành mạnh tài chính (Financial Soundness Indicators: FSIs) để đo lường sự lành mạnh tài chính của mỗi quốc gia. Bộ chỉ số này bao gồm 40 chỉ số tài chính, trong đó: (i) 25 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức nhận tiền gửi (12 chỉ số cốt lõi và 13 chỉ số khuyến khích); (ii) 2 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức tài chính khác; (iii) 5 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức phi tài chính;
(iv) 2 chỉ số phản ánh tài chính của khu vực hộ gia đình; (v) 2 chỉ số phản ánh tình hình thanh khoản của thị trường; (vi) 4 chỉ số phản ánh tình hình của thị trường bất động sản.
Bảng 2.1: Các nghiên cứu về an ninh tài chính trên thế giới
Tác giả
Grib (2015)
IMF (1998)
Chen, X
(2015)
IMF (2017)
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả ) 2.3.2 Các nghiên cứu trong nước
Võ Trí Thành, Lê Xuân Sang (2014) phân tích tác động của quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với an ninh tài chính Việt Nam; Phân tích tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến tăng trưởng GDP, tác động đến lạm phát, nợ xấu. Qua đó nghiên cứu nêu các giải
pháp ứng phó với quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và các giải pháp phát triển thị trường tài chính lành mạnh.
Trần Thọ Đạt (2015) đánh giá tình hình an ninh tài chính ở Việt Nam giai đoạn 2006-2014 trên cả góc độ vĩ mô và vi mô. Trên góc độ vĩ mộ, nghiên cứu đánh giá tình hình an ninh tài chính ở Việt Nam qua các chỉ tiêu Tăng trưởng kinh tế, thâm hụt cán cân vãng lai, dự trữ ngoại hối, thâm hụt ngân sách nhà nước, nợ nước ngoài, nợ công, lạm phát. Trên góc đô vi mô, nghiên cứu đánh giá tình hình an ninh tài chính ở Việt Nam qua các chỉ tiêu An toàn vốn, chất lượng tài sản, chỉ tiêu về sinh lời.
Lê Thị Thùy Vân (2017) nêu việc đảm bảo an toàn tài chính trên thị trường tài chính được thực hiện thông qua các tiêu chí giám sát an toàn tài chính trên thị trường tiền tệ - ngân hàng, thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm. Từ
đó, nghiên cứu nêu những thách thức trong việc đảm bảo an ninh tài chính trên thị trường tài chính và giải pháp đảm bảo an ninh thị trường tài chính.
Nguyễn Thị Ngọc Loan (2019) nêu các rủi ro tài chính doanh nghiệp phải đối mặt bao gồm rủi ro pháp lý, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro nợ xấu, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro giá cổ phiếu…Đồng thời nêu các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính doanh nghiệp và nêu kinh nghiệm chống khủng hoảng tài chính doanh nghiệp với các giải pháp vĩ mô và giải pháp vi mô.
Bảng 2.2: Các nghiên cứu về an ninh tài chính ở Việt Nam
Tác giả
Võ
Thành,
Xuân sang
(2014)
Trần
Đạt (2015)
LêThùy
(2017)
Nguyễn
Thị
Loan
(2019)