Cán cân thanh toán quốc tế và ảnh hưởng đến bên ngoài

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NCKH đánh giá tình hình an ninh tài chính ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 53 - 58)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH

3.1 Đánh giá tình hình an ninh tài chính vĩ mô ở Việt Nam qua các chỉ tiêu19

3.1.3 Cán cân thanh toán quốc tế và ảnh hưởng đến bên ngoài

Chỉ tiêu này bao gồm:

(1)Mức độ định hướng xuất khẩu mức độ định hướng xuất khẩu của một quốc

gia được thể hiện qua tỷ lệ cán cân thương mại /GDP, đây cũng là chỉ tiêu phản ánh mức độ phụ thuộc vào ngoại thương của một quốc gia, đồng thời là cơ sở để đánh giá khả năng tự đảm bảo các cân đối tài chính trong nước. Theo Grib (2015) khi tỷ lệ cán cân thương mại/GDP cao tức quốc gia đó quá phụ thuộc vào ngoại thương, các cú sốc tài chính càng dễ dàng tác động đến nền kinh tế trong nước và ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh tài chính trong nước. Ngoài ra, tác giả Đỗ Hạnh Nguyên (2014) cũng nêu nhận định rằng trên thực tế nhập siêu không hoàn

toàn tiêu cực đối với các nền kinh tế, đặc biệt các quốc gia đang phát triển có thể phải chấp nhận thâm hụt thương mại khi nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu phục vụ cho sản xuất lớn. Tuy nhiên, nếu tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài sẽ dễ dẫn đến bất ổn kinh tế vĩ mô, nền kinh tế dễ bị tổn thương từ những cú sốc bên ngoài.

Đồ thị 3.9 : Cán cân thương mại, cán cân vãng lai và cán cân thanh toán

(Nguồn: NHNN)

Từ năm 2000 đến năm 2011 cán cân thương mại của Việt Nam rơi vào tình trạng thâm hụt, kim ngạch nhập khẩu luôn cao hơn nhiều so với kim ngạch xuất khẩu. Từ trước năm 2008, thâm hụt thương mại có xu hướng gia tăng từ mức 2,8% GDP vào năm 2006 đã tăng lên 13,64% vào năm 2008. Theo đó, mức

độ phụ thuộc vào ngoại thương lớn sẽ khiến cho an ninh tài chính bị ảnh hưởng tiêu cực bởi khả năng thanh toán của nền kinh tế giảm sút. Kể từ năm 2008, Chính phủ thực hiện các biện pháp cải cách kinh tế theo chiều sâu, cán cân thương mại đã giảm mức thâm hụt và thặng dư kể từ năm 2012 và đến năm 2018

đã đạt mức thặng dư 6,3 tỷ USD. Khi tình hình thâm hụt thương mại được cải thiện, kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhập khẩu cho thấy nước ta đã giảm mức phụ thuộc vào ngoại thương, giảm được những ảnh hưởng từ bên ngoài đến nền kinh tế. Tuy nhiên, mức thặng dư thương mại còn thấp (năm 2018 là 6,7% GDP)

do tình hình xuất khẩu vẫn chưa được cải thiện nhiều và dấu hiệu thặng dư chưa bền vững.

39

(2) Mức độ cân bằng của thanh toán quốc tế

Trong cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, cán cân vãng lai giữ vị trí chủ yếu, trong đó cán cân thương mại luôn bị rơi vào tình trạng thâm hụt. Ngoài

ra, cán cân dịch vụ, thu nhập ròng từ bên ngoài trong giai đoạn này cũng bị thâm hụt dẫn đến tài khoản vãng lai thâm hụt cả giai đoạn 2000-2010, riêng năm 2009 cán cân vãng lai của Việt Nam thâm hụt 12,14 tỷ USD. Năm 2007 Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, trong năm này cán cân thanh toán quốc

tế của Việt Nam thặng dư 10,2 tỷ USD, song cũng bắt đầu tư thời gian này cán cân vãng lai của Việt Nam thâm hụt nghiêm trọng ở mức 6,99 tỷ USD, tương đương 9,8%/GDP lên mức 10,79 tỷ USD, tương đương 11,9% GDP vào năm 2008.

Những diễn biến của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, cùng với những bất ổn của tình hình kinh tế vĩ mô trong giai đoạn này cho thấy nền kinh tế nước ta đang chứa đựng những nguy cơ bất ổn trên thị trường do tình trạng nhập siêu gia tăng, và nguồn bù đắp cho thâm hụt thương mại chủ yếu từ cán cân vốn, tuy nhiên chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, mang tính chất đầu tư tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ bất ổn như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản…Tác giả Nguyễn Hạnh Nguyên (2014) cũng nêu nhận định rằng tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam trong giai đoạn này cũng có phần xuất phát từ nguyên nhân thâm hụt ngân sách nhà nước và nợ công cao. Nếu một quốc gia có cán cân vảng lai bị thâm hụt, tình trạng lạm phát cao thì hậu quả rất đáng

lo ngại đối với đối với nền kinh tế. Đến năm 2011 ngân hàng nhà nước đã áp dụng các biện pháp điều chỉnh tỷ giá, điều tiết cung cầu tiền tệ, tăng tỷ lệ tín dụng nên thâm hụt tài khoản vãng lãi đã giảm xuống ở mức 0,7 tỷ USD, tương đương 0,5% GDP. Kể từ năm 2012 cán cân vãng lai của Việt Nam thặng dư và đạt mức 9,3 tỷ USD, cán cân vốn cũng thặng dư kéo theo cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam đã được thặng dư và kéo dài cho đến nay.

(3)Tài khoản vốn

Sau hơn 30 năm thực hiện đổi mới và cải cách nền kinh tế kể từ năm 1986, thị trường vốn Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể, đóng góp tích cực cho quá trình đổi mới và phát triển kinh tế. Các dòng vốn vào và ra là kênh làm

tăng hoặc giảm khối lượng tiền trong nền kinh tế, các dòng vốn có tính chất ngắn hạn cao thì càng biến động mạnh và thị trường càng dễ bị tổn thương trước các

cú sốc tài chính quốc tế. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến tính ổn định của hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Năm 2000, hầu hết các doanh nghiệp được vay vốn từ hệ thống ngân hàng với dư nợ tín dụng là 40% GDP, giá trị vốn hóa của thị trường cổ phiếu là 0,28% GDP thì đến năm 2018 dư nợ tín dụng đã tăng lên 130% so với GDP và giá trị vốn hóa của thị trường cổ phiếu là trên 70% GDP. Bên cạnh đó, tổng dư nợ toàn thị trường trái phiếu năm 2018 đã đạt 37,45% GDP, trong đó dư nợ trái phiếu chính phủ đạt 27,4% GDP. Cũng trong giai đoạn này, số lượng các loại hình tham gia thị trường tài chính ngày càng gia tăng, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng gia tăng của nền kinh tế và đảm bảo nhu cầu đa dạng hóa đầu tư. Cụ thể, đối với thị trường tín dụng ngân hàng từ mức có 4 NHTM nhà nước và 4 NHTM cổ phần thì đến năm 2018 đã phát triển lên 4 NHTM nhà nước, 31 NHTM cổ phần với 8 NHTM 100% vốn nước ngoài; Đối với thị trường chứng khoán từ mức 7 công ty chứng khoán vào năm 2000 đến năm 2018 đã có 76 công ty chứng khoán và 46 công ty quản lý quỹ với vốn điều lệ 3785 tỷ đồng; Đối với thị trường bảo hiểm có quy mô tăng nhanh và đạt mức 2% GDP, số lượng doanh nghiệp bảo hiểm tăng

63 doanh nghiệp bảo hiểm và doanh thu phí bảo hiểm đạt 105.630 tỷ đồng vào năn 2018.

Riêng đối với nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê năm 2000 có 391 dự án đầu tư với tổng vốn thực hiện đạt 2398,7 triệu USD thì đến năm 2018 có 3147 dự án đầu tư với tổng vốn thực hiện đạt 19.100 triệu USD. Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam năm 2018 có 15 dự án đầu tư với tổng vốn đăng là 4,7 triệu USD, đến năm 2018 số vốn này tăng lên 155 dự án với tổng vốn đầu tư là 477,6 triệu USD.

(4)Tính thanh khoản và hợp lý của quy mô dự trữ ngoại hối

Quy mô dự trữ ngoại hối là một trong những chỉ tiêu quan trọng đối với mọi quốc gia, nhất là đối với các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Theo Phan Tiến Nam (2017) nếu một nước có lượng dự trữ ngoại hối thấp

41

hoặc quá mỏng sẽ gây sẽ gây ra tác động tiêu cực đến khả năng thanh toán quốc

tế cũng như an ninh tài chính tiền của nước đó. Ngược lại nếu nguồn dự trữ ngoại hối quá lớn sẽ phát sinh chi phí cho việc nắm giữ ngoại hối.

Kể từ năm 2000 đến nay dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng lên rõ rệt. Trong đó, giai đoạn 2000 – 2006 quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam tương đối ổn định và có mức tăng nhẹ và đạt mức 10,2 tỷ USD vào năm 2006. Các giao dịch cán cân vãng lai và cán cân vốn còn chưa được tự do hóa. Mặc dù pháp lệnh ngoại hối ra đời từ năm 2005 nhưng chỉ chính thức có hiệu lực từ tháng 6 năm

2006 nên quy mô dự trữ của giai đoạn tăng không đáng kể. Năm 2007 pháp lệnh quản lý ngoại hối đã có hiệu lực và thời điểm này Việt Nam gia nhập WTO nên

có nhiều điều kiện thuận lợi khiến quy mô dự trữ ngoại hối tăng và đạt mức 11,7

tỷ USD vào năm 2007.

Bảng 3.4: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam và các nước Asian tính theo tháng nhập khẩu.

(Đơn vị tính: Triệu USD) Chỉ tiêu

Dự trữ ngoại hối

Kim ngạch Nhập Khẩu

DTNH/NK/12 (Lần)

So với các nước ASEAN

Brunei

Cambodia

Indonesia

Lào

Malaysia

Myanmar

Philippines

Singapore

Thailand

(Nguồn : Trích theo Nguyễn Thị Kim Phụng – Tính toán ADB, NHNN và Tổng cục )

Kể từ năm 2008 do những biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới,

tỷ giá và dự trữ ngoại hối của Việt Nam cũng bị biến động, NHNN phải sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để can thiệp vào thị trường làm cho dự trữ ngoại hối giảm

đến quý 1 năm 2011. Kể từ năm 2012 cho đến nay quy mô dự trữ ngoại hối gia tăng. Xét chỉ tiêu dự trữ ngoại hối so với nhập khẩu, mặc dù dự trữ ngoại hối tại Việt Nam trong thời gian gần đây liên tục tăng, nhưng so với tiêu chuẩn an toàn theo nhập khẩu do IMF khuyến nghị, dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn mới chỉ đáp ứng trong mức tối thiểu khoảng 3 tháng nhập khẩu và so với các quốc gia trong khu vực ASEAN chỉ tiêu này còn khá thấp. Như vậy mặc dù dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể về quy mô kể từ năm 2012 cho đến nay, song quy mô này vẫn chưa đủ lớn theo tiêu chuẩn của thế giới và chưa an toàn, ổn định, chưa có thể can thiệp làm giảm những biến động trên thị trường ngoại hối cũng như sự ổn định của tỷ giá nên ảnh hưởng đến các nợ thanh toán nước ngoài.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NCKH đánh giá tình hình an ninh tài chính ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w