CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH
2.5 Kinh nghiệm quản lý an ninh tài chính ở một số quốc gia
2.5.1 Kinh nghiệm quản lý an ninh tài chính ở một số quốc gia
Liên minh Châu Âu (EU): khủng hoảng nợ công Châu Âu bắt đầu từ năm
2009 với nguyên nhân chủ quan là nhiều thành viên EU kiểm soát nợ công không chặt chẽ, không tuân thủ an toàn nợ công; Sử dụng nợ công kém hiệu quả dẫn đến mất khả năng trả nợ; Công tác kiểm soát, giám sát thị trường tài chính yếu kém; Định chế của EU hạn chế khả năng phòng ngừa rủi ro nợ công; mức độ tự chủ của các thành viên EU còn hạn chế; và nguyên nhân khách quan là do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu. Từ đó các thành viên EU được sự hỗ trợ của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã thực hiện một số biện pháp góp phần hạn chế cuộc khủng hoảng, ổn định tình hình tài chính thông qua các biện pháp thắt chặt chi ngân sách, thành lập quỹ bình ổn tài chính Châu
14
Âu (EFSF), các biện pháp cắt giảm mức thâm hụt ngân sách hiện có được thực hiện theo lộ trình rõ ràng và được công bố chi tiết. Kết quả đã giảm được thâm hụt ngân sách xuống còn 3% GDP và nợ công dưới mức 60% GDP.
Hoa Kỳ: cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Hoa Kỳ năm 2007-2008 là do mức
thâm hụt thương mại nặng nề và mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư ở Mỹ khá lớn; sự phát triển nhanh chóng của các công cụ tài chính mới một cách tràn lan như chứng khoán hóa các khoản cho vay thế chấp bất động sản tạo điều kiện phát triển các khoản vay nợ dưới chuẩn đã tạo ra rủi ro và bất ổn cho hệ thống tài chính. Từ đó, để xử lý khủng hoảng Hoa Kì đã đưa ra một số biện pháp cụ thể như (i)vốn cho vay phải theo chuẩn Basel III; (ii) tỷ lệ đảm bảo thanh khoản phải theo chuẩn mực, (iii) thực hiện giám sát kỹ các tổ chức tài chính lớn toàn cầu và quốc gia, (iv) cải cách các quy định liên quan tới mô hình chứng khoán hóa, (v) thực hiện nguyên tắc xử lý một số giao dịch tài chính theo nguyên tắc kế toán Hoa Kỳ (GAAP)…
Malaysia: do chịu hệ lụy từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam
Á 1997 nên Malaysia đã thực hiện cải cách tài chính thông qua việc thực hiện một số biện pháp (i) kiên thực việc thực hiện mở cửa thị trường tài chính (ii) thực hiện cách tiếp cận tài chính cẩn trọng, có lộ trình nhằm đảm bảo tốt chức năng trung gian và ổn định của hệ thống tài chính, (iii) đảm bảo các nguồn vốn cho khu vực sản xuất không bị. Kết quả đã giúp nền kinh tế Malaysia phát triển ổn định, các chỉ số về rủi ro (nợ xấu) và các chỉ số về hiệu quả hoạt động (ROA, ROE) đã được cải thiện.
Nga: Ngân hàng trung ương Nga (CBR) đóng vai trò quyết định trong việc
giám sát và xử lý đối với các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Các biện pháp giám sát đều do CBR quyết định, tuy nhiên các biện pháp có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi thì cơ quan bảo hiểm tiền gửi (DIA) có quyền phủ quyết đối với các đề xuất của CBR. Mặc dù CBR có toàn quyền giám sát hệ thống tài chính, song để tiến hành các biện pháp xử lý và giải quyết đối với vấn đề an ninh tài chính, thường có sự tham gia của DIA. Bộ Tài chính Nga tuy không trực tiếp tham gia vào việc xử lý các ngân hàng nhưng lại có liên quan thông qua việc tài trợ vốn cho DIA. Bên cạnh Ngân hàng trung ương, Bảo hiểm tiền gửi và Bộ Tài
chính thì Ủy Ban ổn định tài chính Nga cũng là một bộ phận của mạng lưới an ninh tài chính. Ủy ban ổn định tài chính đưa ra các khuyến nghị hoặc giải pháp liên quan đến ổn định tài chính.
Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc thực hiện các chính sách bảo hộ tài chính chủ yếu là tập hợp chính sách kiểm soát vốn, bảo hộ trong nước cũng như các quy định giám sát chặt chẽ, trong đó đáng chú ý chính sách kiểm soát vốn. Trong nhiều năm vừa qua Trung Quốc thực hiện chính sách kiểm soát vốn nhằm theo đuổi mục tiêu lạm phát thông qua việc kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ nước ngoài và có nhiều quy định quản lý thận trọng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài để ngăn chặn hoạt động chuyển vốn hưởng chênh lệch lãi suất và chống các cú sốc chu chuyển vốn. Trên thực tế, Trung Quốc đã phụ thuộc vào vốn và thị trường nước ngoài với dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI, Trung Quốc vẫn kiểm soát chặt chẽ dòng vốn ngắn hạn trong nhiều thập niên qua thông qua việc kiểm soát dòng vốn vào và dòng vốn ra nhằm kiểm soát vốn giới hạn sự thâm nhập của vốn tài chính nước ngoài. Mặc dù việc gia nhập WTO của Trung Quốc đòi hỏi phải mang lại nhiều cơ hội hơn cho các ngân hàng nước ngoài xâm nhập vào Trung Quốc nhưng hạn chế thành phần nước ngoài tham gia ngành dịch vụ của Trung Quốc vẫn còn lớn. Một định chế nước ngoài chỉ có thể sở hữu nhiều nhất 20% vốn của một ngân hàng Trung Quốc và tổng sở hữu nước ngoài trong một ngân hàng Trung Quốc không được vượt quá 25%. Giới chức tránh Trung Quốc cũng giới hạn sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Tại thị trường cổ phiếu – thị trường trao đổi quan trọng bậc nhất, các nhà đầu tư nước ngoài mới được tham gia từ năm 2002 thông qua chương trình nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đủ điều kiện, đến năm 2007 hạn mức cho chương trình này chỉ gần 10 tỷ USD, tương đương 3% so với vốn hóa của toàn thị trường cổ phiếu. Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện nới lỏng vốn một cách từ tự thận trọng nhưng vẫn đảm bảo sự bảo hộ ở mức độ nhất định cho thị trường trong nước.
16
2.5.2 Bài học kinh nghiệm đảm bảo an ninh tài chính cho Việt Nam
Từ kinh nghiệm đảm bảo an ninh tài chính ở một số quốc gia, một số bài học kinh nghiệm được rút ra cho Việt Nam như sau: (i) mỗi quốc gia có trình độ phát triển, quy mô kinh tế, hệ thống tài chính và quá trình tự do hóa tài chính khác nhau nên khi áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh tài chính của quốc gia cần phải xem xét sự phù hợp với từng điều kiện cụ thể của quốc gia đó.
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, song nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, Việt Nam còn có thể gặp rủi ro trên các phương diện
an toàn tài chính, nhất là có liên quan tới nợ xấu, nợ công và thâm hụt ngân sách nhà nước.
Từ kinh nghiệm các nước trên, bài viết đưa ra một số đề xuất góp phần đảm bảo an ninh tài chính của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. Cụ thể là:
Cần chú trọng các biện pháp tăng cường giám sát của NHNN đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM, đặc biệt là nhóm NHTM cổ phần kinh doanh thiếu hiệu quả. Thông qua các công cụ của thị trường để kiểm soát, ngăn chặn rủi
ro hệ thống trong hoạt động của các định chế tài chính. Mở rộng các đối tượng chịu sự giám sát đối với các định chế có hoạt động ngân hàng.
Quy định rõ phương thức trao đổi thông tin cũng như quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị trong mạng lưới an ninh tài chính để có thể can thiệp sớm vào việc xử lý những bất ổn của ngân hàng.
Giảm thiểu rủi ro đối với hệ thống tài chính phụ thuộc vào ngân hàng bằng cách ổn định thị trường tiền tệ - ngân hàng và xử lý rủi ro thanh khoản; đồng thời, đa dạng hóa các hình thức sử dụng vốn nhằm giảm thiểu rủi ro thua lỗ cho ngân hàng do tập trung quá nhiều vào hoạt động tín dụng.
Thu hút các nguồn lực để nâng cao khả năng cạnh tranh của các tổ chức tín dụng (TCTD). Huy động mọi nguồn lực hợp pháp bằng nhiều cách, từ lợi nhuận để lại, xử lý các tài sản không sinh lời, phát hành cổ phiếu để thu hút thêm
cổ đông trong và ngoài nước hoặc phát hành trái phiếu chuyển đổi nhằm nâng cao năng lực tài chính, trước hết để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn thực theo chuẩn
Basel 2, đảm bảo thanh khoản, không để xảy ra tình trạng đột biến rút tiền, tránh
đổ vỡ hệ thống.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ổn định và hiệu quả theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Các NHTM cần xây dựng chiến lược tăng vốn đi kèm với sử dụng vốn hợp lý để đảm bảo sự phát triển vốn bền vững
Tóm lại, an ninh tài chính là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay. Đảm bảo an ninh tài chính trong các hoạt động tài chính hiện nay là giữ cho hệ thống tài chính luôn hoạt động ổn định, an toàn, vững mạnh, tránh lâm vào khủng hoảng. Chính vì vậy, việc đảm bảo an ninh tài chính luôn được chú trọng trong giai đoạn hiện nay.
18
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH AN NINH TÀI CHÍNH Ở VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY