Hoạt động phát triển tài chính

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NCKH đánh giá tình hình an ninh tài chính ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH

3.1 Đánh giá tình hình an ninh tài chính vĩ mô ở Việt Nam qua các chỉ tiêu19

3.1.4 Hoạt động phát triển tài chính

Chỉ tiêu này bao gồm các yếu tố:

(1) Mức độ phát triển tài chính: chỉ tiêu này được đo lường qua chỉ tiêu

tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế.

Hệ thống tài chính của Việt Nam bao gồm đầy đủ các thành phần có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó hệ thống ngân hàng được xem là thành phần chủ đạo trong hệ thống tài chính, là kênh huy động vốn chủ yếu góp phần cho sự triển kinh

tế. Do đó, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là chỉ tiêu quan trọng được sử dụng để đánh giá mức độ phát triển tài chính của nền kinh tế. Trước năm 2010 Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân cao so với thế giới, gần 32% cao hơn so với tốc độ tăng GDP cùng thời kì khoảng 17%. Sự tăng mạnh về vốn đầu tư vào Việt Nam từ

2005 - 2007 dẫn tới tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt mức cao, khoảng 51% vào năm 2007. Hậu quả là, tỷ lệ lạm phát trong năm 2007

- 2008 tăng cao, so với năm 2007 tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2008 là 19,89%. Qua năm 2011, năm được xem là có nhiều biến động với đối với thị trường tài chính trong nước. Tuy nhiên, nhờ áp dụng các biện pháp kiên quyết và linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước, Đến hết năm 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 14,2% và so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã giảm đáng kể.

43

Đồ thị 3.10: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam giai đoạn 2010-2018

(Nguồn: NHNN)

Năm 2013 và năm 2014, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt chỉ tiêu định hướng đề ra. NHNN đã điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền

tệ để điều tiết tiền tệ phù hợp Năm 2015 dư nợ tín dụng nền kinh tế tăng 18% so với cuối năm 2014. NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp điều hành CSTT nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đồng thời bảo đảm an toàn hoạt động của các TCTD. Qua năm 2016 cơ cấu tín dụng diễn biến tích cực theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng, tập trung chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản chậm lại. Tín dụng VND tăng cao trong khi tín dụng ngoại tệ tăng thấp, phù hợp với chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ. Nhìn chung, giai đoạn 2010 – 2018, tốc độ tăng trưởng tín đạt bình quân 16,56%/năm . Như vậy, tăng trưởng tín dụng trong những năm vừa qua đã đạt mức mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, để giữ được mức tăng trưởng này cũng như chất lượng tăng trưởng tín dụng trong những năm tiếp theo là vấn đề đang được quan tâm. Bên cạnh đó, tốc độ tín dụng trong những năm qua tăng gần gấp ba lần so với tốc độ tăng GDP danh nghĩa. Điều này cũng cho thấy tăng trưởng tín dụng nhanh chóng sẽ tăng mức huy động nợ trong nền kinh tế, trong bối cảnh quan ngại về chất lượng tài sản và nợ xấu ngày càng tăng.

(2) Giá tài sản tài chính (Lãi suất thực)

Chỉ tiêu này được đo lường thông qua chỉ tiêu lãi suất thực của nền kinh

tế. Lãi suất là công cụ Nhà nước sử dụng để điều hành chính sách tài chính tiền tệ góp phần ổn định giá cả, kìm chế lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh tế. Trước năm 2000, chính sách lãi sách chủ yếu do ngân hàng nhà nước quy định và có nhiều hạn chế trong điều hành chính sách lãi suất như sự phân biệt giữa lãi sất cho vay khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị, khác biệt lãi suất cho vay giữa khu vực quốc doanh và khu vực ngoài quốc doanh, lãi suất huy động cao hơn lãi suất cho vay v,v. Đến năm 2000, ngân hàng nhà nước đã thay đổi cơ chế điều hành lãi suất, cụ thể ngân hàng chấp nhận thay đổi lãi suất cho vay không được vượt qua lãi suất cơ bản cộng thêm 0,3% mỗi tháng cho vay ngắn hạn và 0,5% mỗi tháng cho vay trung và dài hạn. Từ năm 2001-2008, ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách bỏ trần lãi suất, áp dụng lãi suất cơ bản làm cơ sở tham chiếu. Điều này tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng thiết lập mức lãi suất của riêng mình dẫn đến mức lãi suất tăng lên từ mức 4,5%/ năm 2000 tăng lên 7,6%/năm vào năm 2007. Với mức tăng lãi suất này gây khó khăn trong quản lý và điều hành lãi suất của NHNN, đẩy lãi suất tăng cao trên thị trường. Cùng với đó, năm 2008 Việt Nam bị tác động gián tiếp bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho mức lãi suất cơ bản tăng cao và đạt 14%/năm, mức lãi suất này đã đi ngược với mong muốn của ngân hàng nhà nước và không phản ánh đúng quan hệ cung cầu về lãi suất dẫn đến sự bất cập về lãi suất, mất cân đối trong cung cầu tín dụng và gia tăng rủi ro trong kỳ hạn vốn. Kể từ năm 2009 đến nay, ngân hàng nhà nước đã điều hành lãi suất theo cơ chế lãi suất thỏa thuận với các khách hàng trung và dài hạn vay phục vụ cho mục đích kinh doanh, mở rộng sản xuất thông qua việc ban hành thông tư 07/2010/TT-NHNN quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam thu lãi suất thỏa thuận và năm 2012 ngân hàng nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất có xu hướng giảm trên thị trường và đạt mức lãi suất cơ bản 9%/năm kể từ năm 2012 cho đến nay. Tuy nhiên, lãi suất cho vay hiện nay vẫn ở mức cao, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và tiền gửi còn cao, nợ xấu gia tăng. Đây là những dấu hiệu cho thấy tình hình trên hệ thống ngân hàng vẫn chưa được đảm bảo.

45

(3) Biến động tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là một trong những yếu tố góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định tình hình cán cân thương mại của Việt Nam. Việt Nam đã có nhiều điều chỉnh cơ chế tỷ giá kể từ năm 1989, song chủ yếu thực hiện chế độ neo tỷ giá và có sự điều chỉnh dần theo đồng ngoại tệ và chủ yếu là đồng USD. Giai đoạn 2000-2006, tỷ giá được điều hành theo hướng tăng dần và được NHNN công bố hàng ngày. Tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng tăng từ mức 14.000 VND/USD năm 2000 lên 16.091 VND/USD vào cuối năm

2006. Cũng trong giai đoạn này, biên độ tối đa được điều chỉnh tăng một lần duy nhất từ mức 0,1% lên 0,25% vào tháng 7/2002. Giai đoạn 2006-2010, tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng vẫn giữ xu hướng tăng và thể hiện sự mất giá của Việt Nam đồng so với ngoại tệ. Từ tháng 10/2007 đến 3/2008 tỷ giá của NHTM giảm xuống sàn biên độ giao động, nguồn cung USD tăng mạnh do luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh trong giai đoạn này. Trong suốt năm 2008, tỷ giá niêm yết tại các NHTM biến động liên tục. Đến năm

2009, tình hình tỷ giá chưa được cải thiện, các NHTM vẫn giao dịch ở mức trần

tỷ giá, tình trạng nhập siêu tăng mạnh. Đồng thời do chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế khiến cho giá USD tăng mạnh, cùng với nhu cầu tăng USD cho nhập khẩu và tâm lý mất niềm tin vào Việt Nam đồng đã đẩy giá thị trường ngoại tệ tăng lên từng ngày và kết quả tỷ giá tăng lên 21.500 VND/USD vào cuối tháng 11/2010. Năm 2010 thị trường ngoại hối diễn biến phức tạp, NHNN đã hai lần điều chỉnh tỷ giá chính thức nhưng vẫn không xóa bỏ được tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do. Đến 2/2011 NHNN đã chủ động can thiệp vào thị trường ngoại hối thông qua việc phá giá VND. Tuy nhiên, đây vẫn là các biện pháp hành chính của NHNN, chưa tạo được môi trường cho thị trường tự vận hàng. Kể từ năm 2012 đến nay, thị trường ngoại hối đã ổn định, lạm phát thấp và tạo niềm tin vào Việt Nam đồng cao hơn. Nhìn chung, việc điều hành chính sách tỷ giá trong giai đoạn này đã cơ bản theo nguyên tắc thị trường

và có những chuyển biến tích cực nhất định. Tuy nhiên, việc duy trì tỷ giá ổn định khi ngoại tệ từ nước ngoài tăng mạnh làm tăng cung tiền và góp phần gây ra

những bất ổn kinh tế vĩ mô, điển hình làm cho lạm phát của Việt Nam cao hơn so các nước.

Thông qua việc đánh giá mức độ an ninh tài chính vĩ mô của Việt Nam từ năm 2000 đến nay cho thấy mức độ an toàn của hệ thống tài chính Việt Nam trước xu thế hội nhập. Trước năm 2007, nền kinh tế hội nhập còn ở mức thấp, chịu tác động ít từ các biến động của thế giới. Qua năm 2007 Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới thông qua việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường tài chính. Cùng với những bất ổn của nền kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ đến Việt Nam , gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh tài chính quốc gia thể hiện qua sự bất

ổn của các yếu tố kinh tế vĩ mô như đã phân tích nêu trên. Kể từ năm 2012 đến nay, Chính phủ thực hiện tái cấu trúc hệ thống tài chính cùng nhiều biện pháp khác, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đã dần ổn định, khởi sắc song vẫn chưa bền vững

và còn tiềm ẩn rủi ro gây ảnh hưởng lớn đến việc đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NCKH đánh giá tình hình an ninh tài chính ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w