CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH
3.2 Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh tài chính
3.2.1 Thuận lợi
Như nội dung phân tích nêu trên, trong bối cảnh hội nhập tài chính ngày càng sâu rộng thì những bất ổn của thị trường tài chính thế giới đều ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh tài chính của Việt Nam trên các thị trường tài chính tiền tệ, thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm. Giai đoạn 2000-
2007, mức độ hội nhập quốc tế của Việt Nam còn thấp nên nền kinh tế nói chung
và an ninh tài chính quốc gia nói riêng chịu tác động ít từ cú sốc bên ngoài; hệ thống tài chính trong giai đoạn này phát triển khá ổn định. Đến năm 2007 đến nay, khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và được đánh giá bằng việc gia nhập WTO, cùng với sự bất ổn của nền kinh tế thế giới năm 2008, tình hình an ninh tài chính quốc giả ảnh hưởng nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều rủi
ro được thể hiện thông qua sự bất ổn của nhiều chỉ tiêu vĩ mô như tăng trưởng kinh tế suy giảm, lạm phát gia tăng, thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với các quốc gia trong khu vực, nợ công cao, nợ xấu gia tăng, tỷ giá
47
hối đoái biến động…Trước tình hình đó, Chính phủ và các cơ quan ban hành đã
có nhiều biện pháp nhằm đảm bảo hệ thống tài chính phát triển an toàn, góp phần
ổn định kinh tế vĩ mô. Để thực hiện được điều này, Việt Nam đã có nhiều thuận lợi như sau:
Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của
Bộ chính trị, Ban chấp hành trung Đảng và các cơ quan ban ngành liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp về đảm bảo an ninh,
an toàn hệ thống tài chính.
Vấn đề đảm bảo an ninh tài chính luôn được đặt lên vị trí quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng, là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế với tốc độ cao và ổn định. Điều này được thể hiện thông qua các nghị quyết của Đảng, các chiến lược phát triển tài chính qua từng giai đoạn cụ thể. Cụ thể Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 12-CT/TW, ngày 5-1-2017, về “Tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế”. Đây là chỉ thị đầu tiên của Bộ Chính trị về công tác bảo đảm an ninh
kinh tế nói chung.
Chính phủ có chương trình hành động cụ thể để phát huy các nguồn lực của nền kinh tế như Nghị quyết số 30/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế. Theo đó, Chính phủ đưa ra các mục tiêu cụ thể để phát triển các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực và có sách lược cụ thể để đạt các mục tiêu này.
Việt Nam đã sớm vượt qua được các cấm vận về kinh tế, đã tích cực và chủ động hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Từ đó, quan hệ quốc tế và thương mại, đầu tư được mở rộng, tạo điều kiện để Việt Nam phát huy các lợi thế so sánh vốn
có, các chỉ tiêu kinh tế vĩ dần được cải thiện thể hiện qua chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế được giữ vững, thương mại và đầu tư và nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần tăng cường sử dụng hiệu quả vốn, giám sát đảm bảo an toàn trong hệ thống tài chính, linh hoạt phối hợp trong chính sách tài chính – tiền tệ.
3.2.2 Khó khăn
Tình hình thế giới hiện đang có nhiều biến động và khá phức tạp. Kinh tế thế giới vừa được phục hồi một bước sau khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu song tốc độ tăng trưởng đang chậm lại, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng và suy thoái. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và
an ninh tài chính nói riêng.
Mặc dù kinh tế Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn còn dưới tiềm năng, mô hình tăng trưởng dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ và đầu tư nước ngoài đã đến giới hạn (Lê Đăng Doanh, 2016)
Chủ trương của Đảng về đảm bảo an ninh kinh tế nói chung và an ninh tài chính nói riêng đã được khẳng định qua nhiều nghị quyết nhưng trên thực tế nhận thức về nội dung, lộ trình hội nhập, cách phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm
ẩn chưa thực sự đầy đủ. Ngoài ra, hệ thống pháp luật, chính sách quản lý đặc biệt
là pháp luật về tài chính, thương mại, đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công chưa được hoàn thiện và thiếu tính đồng bộ, tiềm ẩn nguy cơ an ninh, an toàn cho
hệ thống tài chính.
Khi Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới bên cạnh những thuận lợi nhất định thì hội nhập có thể gây gia tăng bất ổn cho nền kinh tế. Cụ thể là rủi ro tài chính đối với các khoản nợ nước ngoài không kiểm soát, rủi ro tài chính trong kinh doanh chứng khoán, rủi ro về nợ công, nợ nước ngoài so với GDP vượt mức an toàn, rủi to tỷ giá, rủi ro thoái lui đầu tư của nước ngoài…
Quy mô thị trường tài chính Việt Nam từng bước được mở rộng song vẫn còn khá nhỏ so với các quốc gia trong khu vực, thị trường tài chính vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và dễ bị tác động từ những biến động của thị trường quốc tế.
Việc điều hành hệ thống tài chính còn mang tính hành chính, tín dụng phần lớn được phân bổ chủ yếu cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước với mức lãi suất thấp dẫn đến nguồn lực phân bổ không hiệu quả, doanh nghiệp nhà nước sử dụng nhiều nguồn vốn những đóng góp cho tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng.
Hệ thống giám sát tài chính sẽ gặp thách thức trong việc giám sát thực thi các quy định của các định chế tài chính trong bối cảnh thị trường biến đổi nhanh,
49
tăng trưởng mạnh và mang tính xuyên biên giới. Việc cập nhật các công nghệ về quản lý thông tin chậm trễ, dữ diệu quy mô lớn sẽ tạo ra nhiều khoảng trống trong quản lý và giám sát thị trường.
Với đặc điểm hệ thống tài chính Việt Nam phụ thuộc lớn vào lĩnh vực tiền
tệ - ngân hàng, trong khi lĩnh vực này phát triển thiếu tính ổn định, nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn và không kì hạn nên tính ổn định không cao, vấn đề nợ xấu chưa được xử lý triệt để.
Mức độ áp dụng công nghệ thông tin của hệ thống tài chính còn thấp và
có khoảng cách khá xa so với các quốc gia trong khu vực. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ tài chính cũng sẽ đặt ra những vấn đề về an ninh tài chính, tiền tệ của đất nước và Việt Nam chưa có hệ thống văn bản pháp lý và sự hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Điều này tiềm
ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho hệ thống tài chính.
Sự lưu hành rộng rãi của các đồng tiền điện tử (như bitcoin, onecoin, lifecoin…), việc giao dịch ngoại hối hết sức dễ dàng qua các cổng thanh toán điện tử như Paypal hay e-gold sẽ tác động đến vấn đề điều hành chính sách tiền
tệ quốc gia: Hệ số nhân tiền sẽ tăng nhanh chóng, tỷ giá và lãi suất sẽ bị tác động, tình trạng đô la hóa trầm trọng hơn. Điều này sẽ kéo theo việc khó kiểm soát các mục tiêu ổn định vĩ mô như kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tài chính.
Hệ thống giám sát thị trường tài chính chưa được hoàn thiện, chưa thực hiện được việc giám sát và kiểm soát được các rủi ro trên thị trường tài chính như rủi ro liên thông trên thị trường tài chính phái sinh từ các tập đoàn tài chính, rủi
ro bong bóng giá tài sản và rủi ro đảo chiều dòng vốn quốc tế.