XÂY DỰNG THANG ĐO

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. XÂY DỰNG THANG ĐO

Thang đo là công cụ dùng để quy ước (mã hóa) các tình trạng hay mức độ của các đơn vị khảo sát theo các đặc trưng được xem xét. Thang đo được tác giả xây dựng là gồm 3 loại: thang đo định danh, thang đo thứ bậc, thang đo khoảng.

Thang đo định danh (Nominal Scale): là sự phân loại và đặt tên cho các biểu hiện và ấn định cho chúng một ký số tương ứng. Những phép toán có thể sử dụng được với thang đo định danh là: đếm, tính tần suất của một biểu hiện nào đó, xác định giá trị mode và thực hiện một số phép kiểm định. Căn cứ vào tính chất đó và mục tiêu của tác giả là thống kê mô tả về số lượng khách hàng tham gia phỏng vấn nên tác giả đã sử dụng thang đo định danh để đặt các câu hỏi phỏng vấn.

Thang đo thứ bậc (Ordinal Scale): có những tính chất của thang đo định danh nhưng các con số được sắp xếp theo một thứ bậc hơn kém và không có khoảng cách giữa chúng.

Thang đo khoảng (Interval Scale): một trong những hình thức đo lường sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng là thang đo Likert. Nó bao gồm 5 cấp độ phổ biến từ 1 đến 5 để tìm hiểu mức độ đánh giá của người trả lời. Vì vậy, bảng câu hỏi đã được thiết kế từ 1 là “hoàn toàn không đồng ý” đến 5 là “hoàn toàn đồng ý”.

Kế thừa các biến quan sát mà tác giả cảm thấy phù hợp và đã được kiểm nghiệm trong các nghiên cứu trước đây, tác giả đã xây dựng thang đo nháp để sử dụng cho nghiên cứu sơ bộ định tính (Phụ lục 02). Hầu hết các thang đo của các nghiên cứu liên quan đều được thiết kế cho thị trường nước ngoài vì thế có sự khác biệt về các yếu tố văn hóa, xã hội và kinh tế, hành vi tiêu dùng của khách hàng so với thị trường Việt Nam đặc biệt là thị trường nông thôn. Thang đo được tác giả xây dựng khoảng gồm 23 biến quan sát đo lường 5 biến độc lập (tính hữu ích (HI), tính

dễ sử dụng (DSD), tính ít rủi ro (RR), ảnh hưởng xã hội (AH), chi phí giao dịch (CP)) và 1 biến phụ thuộc.

Bảng 3.1. Các biến quan sát

Thang

đo

Mã hoá

tên biến Biến quan sát Nguồn

NHẬN

THỨC

TÍNH

HỮU

ÍCH

HI1 Tôi cảm thấy ví điện tử rất hữu ích

trong cuộc sống Venkatesh và

cộng sự

(2003), Wang

và cộng sự (2003), Davis

và cộng sự

HI2 Tôi cảm thấy ví điện tử giúp mình

tiết kiệm được rất nhiều thời gian

HI3 Tôi cảm thấy ví điện tử giúp tôi thực

hiện giao dịch bất cứ khi nào HI4 Tôi cảm thấy ví điện tử giúp chuyển

tiền dễ dàng (1992)

HI5

Sử dụng ví điện tử sẽ cải thiện hiệu suất của tôi trong việc thực hiện các giao dịch thanh toán

NHẬN

THỨC

TÍNH

DỄ SỬ

DỤNG

DSD1 Sử dụng ví điện tử không đòi hỏi

chuyên môn cao

Davis và cộng

sự (1992), Nysveen và

cộng sự

(2005), Wang

và cộng sự (2003)

DSD2 Các thao tác thực hiện trên ví điện tử

rất đơn giản, dễ hiểu

DSD3

Thực hiện các giao dịch bằng ví điện

tử trên điện thoại cá nhân nên tôi có thể sử dụng thông thường

DSD4 Tôi sẽ dễ dàng trở nên thành thạo với

việc sử dụng ví điện tử

NHẬN

THỨC

TÍNH ÍT

RỦI RO

RR1 Ví điện tử ít phát sinh lỗi khi thực

hiện giao dịch

Baganzi và Lau (2017)

RR2

Khi thực hiện giao dịch trên ví điện

tử, nếu bị lỗi sẽ được đền bù thích đáng

RR3

Người khác không thể giả mạo thông tin liên quan đến các giao dịch trên ví điện tử

RR4 Tiền của tôi sẽ không bị ăn cắp khi

sử dụng ví điện tử

ẢNH

HƯỞNG

HỘI

AH1

Những người có ảnh hưởng đến hành

vi của tôi (lãnh đạo, thầy, cô giáo…) Venkatesh và

cộng sự (2003) AH2

Những người quan trọng với tôi (gia đình, bạn bè, người thân…)

AH3 Những người trên mạng xã hội Davis và cộng

AH4 Hầu hết những người xung quanh tôi

đều sử dụng

sự (1989)

CHI PHÍ

GIAO

DỊCH

CP1 Phí giao dịch của ví điện tử rẻ

Luarn & Lin, (2005)

CP2 Giá cả sử dụng ví điện tử hợp lý CP3 Dịch vụ ví điện tử đáng trả tiền

Ý ĐỊNH

SỬ

DỤNG

Y1 Nếu có nhu cầu thanh toán tôi sẽ sử

dụng ví điện tử

Lê Phan Thị Diệu Thảo, Nguyễn Minh Sáng (2012)

Y2 Tiếp tục sử dụng ví điện tử trong

tương lai

Y3

Giới thiệu cho gia đình, bạn bè, người thân và mọi người xung quanh cùng sử dụng

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)